a. Mạch ngừng thi công
5.2.5. các mối nối trong thi công b Khe co giãn
b. Khe co giãn
Các khe co giãn tạo ra sự không liên tục trong kết cấu, do vậy có các chuyển vị tại vị trí này. Khe co giãn được chia thành 2 dạng:
Dạng khe được cấu tạo để cho 2 bề mặt bê tông tiến lại với nhau (khe co): tại các khe co, cốt thép của cả 2 phía không liên tục và bê tông được đổ liên tục. Trong 1 số trường hợp, cốt thép được kéo liên tục, có thể cốt thép được kéo hết qua khe co hoặc chỉ 50% cốt thép được kéo qua khe co.
Dạng khe cấu tạo cho 2 bề mặt bê tông mở rộng (khe giãn): khe giãn được cấu tạo cùng với 1 lớp vật liệu xen giữa, loại vật liệu này có tính chất đàn hồi và chịu nén tốt, ngoài ra, vật liệu được chọn phải có độ bền trong điều kiện ẩm ướt, không độc (cho bể chứa nước sạch). Trong khe giãn luôn có lớp xỉ ở trên bề mặt trên và có tấm chắn nằm giữa hoặc ở phía dưới.
Một dạng khác của khe co giãn cần thiết cho liên kết của thành bể với nắp và nơi mối nối tự do được đòi hỏi cho phép sự trượt xảy ra tại chân của bể tròn.
Chương 1 ư Khái niệm chung về thoát nước chung về thoát nước
5.2. các vấn đề thi công bể chứa
5.2.5. các mối nối trong thi công
Các bể chứa nước của Việt nam được thi công trong thời gian trước đây các cấu tạo khe co giãn không được thực hiện, kết hợp với các mạch ngừng thi công chưa được xem xét kỹ lưỡng nên 1 số bể chứa đã bị rạn nứt nghiêm trọng và phải khắc phục rất tốn kém, phức tạp. Một trong những công trình bị rạn nứt trong thi công là công trình chứa
nước được xây trên đồi Quảng Tế - TP. Huế. Công trình này có phần bê
tông cốt thép đáy bể dày 350mm, cấu tạo thép theo thiết kế gồm 2 lớp:
Φ14a200 và Φ16a200 (Thép AII), mác thiết kế là M250, bê tông được đổ vào ngày 29/7 đến 31/71997 trong nhiệt độ nắng, gió và nhiệt độ cao (35 - 370C). Bê tông sử dụng là bê tông tươi được vận chuyển đến công trình trong thời gian từ 20 - 30 phút. Quá trình khảo sát do Viện KHCN thực hiện ngày 08/8/1997, thiết bị sử dụng là máy siêu âm (MASTEST - ITALIA), tiêu chuẩn áp dụng là BS 1881. Số lượng khe nứt rất nhiều (205 vết), khe nứt sâu nhất là 80mm, chiều dài khe nứt lớn nhất là 1,6m, vị trí khe nứt đa phần trùng với vị trí cốt thép. Như vậy, có thể kết luận là bê tông co ngót do mất nư ớc nhanh trong quá trình đông cứng làm rạn nứt bề mặt, trong khi các mạch ngừng thi công không được thực hiện, hàm lượng cốt thép trong kết cấu chỉ dừng lại ở tính toán theo khả năng chịu lực mà chưa xét đến ảnh hưởng của quá trình thi công.
Chương 1 ư Khái niệm chung về thoát nước chung về thoát nước
5.2. các vấn đề thi công bể chứa
5.2.5. các mối nối trong thi công
Trong điều kiện sử dụng dưới tác dụng của tải trọng là nước và
các tác nhân ăn mòn như: clo, phèn, vôi, để đảm bảo chất lư…
ợng công trình thì xử lý chống thấm và chống ăn mòn cho cốt thép là không thể tránh khỏi.
Cường độ bê tông ở tuổi 3 ngày lấy là: 1,84 N/mm2 Cường độ cốt thép: fy = 460 N/mm2
Chiều dày bản: 350mm
Hàm lượng cốt thép yêu cầu: 0,4%
Diện tích cốt thép: 0,4%. 175.1000 (cho mỗi mặt) = 700m2/m
Sử dụng thép Φ14a157, như vậy cốt thép đặt Φ14a200 là không đủ để đảm bảo chống nứt do nhiệt độ và co ngót.
Chương 1 ư Khái niệm chung về thoát nước chung về thoát nước