Những khoảng trống

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ theo hướng liên kết và Hội nhập (Trang 37 - 39)

- Nhìn chung các công trình được tổng quan chưa đặt phát triển du lịch theo hướng liên kết, hội nhập quốc tế trong bối cảnh kinh tế thị trường, chưa chỉ ra vấn đề lợi ích của các chủ thể tham gia phát triển du lịch. Đồng thời chưa chỉ rõ nội hàm, bản chất của phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế.

- Chưa có những nghiên cứu thỏa đáng về đánh giá kết quả và hiệu quả phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế nói chung và đối với một địa phương cấp tỉnh. Tuy nhiều tác giả nghiên cứu về liên kết hay hội nhập quốc tế trong quá trình phát triển du lịch nhưng họ chưa đặt phát triển du lịch trong liên kết và hội nhập như một tổng thể các quan hệ, dưới nhãn quan theo nguyên lý nhân quả. Nhìn chung chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế trong điều kiện kinh tế thị trường. Họ đề cập riêng rẽ liên kết và riêng rẽ hội nhập quốc tế trong phát triển du lịch nên thiếu đi nhãn quan tổng thể để nhất thể hóa tư tưởng, quan điểm phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế.

Trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế, đầu tháng 01/2007, Việt Nam đã chính thức gia nhập tổ chức WTO. Theo Hiệp định chung về Thương mại và Dịch vụ (GATS), Việt Nam đã cam kết tất cả 11 ngành dịch vụ, riêng dịch vụ du lịch, Việt Nam chỉ cam kết đối với các phân ngành dịch vụ đại lý du lịch và kinh doanh lữ hành du lịch, dịch vụ sắp xếp chỗ trong khách sạn, dịch vụ cung cấp thức ăn và đồ uống. Tất cả các thành viên ASEAN sẽ được áp dụng tự động các cam kết này. Thêm vào đó, từ cuối những năm 1990, sau khi gia nhập ASEAN, năm 1995, Việt Nam bắt đầu tìm hiểu và tham gia các cơ chế hợp tác du lịch, đã từng bước tham gia tích cực các hoạt động trong các tiểu ban công tác du lịch từ đầu những năm 2000 và chủ động hội nhập vào cuối những năm 2000. Năm 2009, Việt Nam đã đăng cai và tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng Du lịch và Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF) - một sự kiện lớn nhất trong năm của du lịch ASEAN. Việt Nam đã thực hiện đầy đủ các cam kết về thị trường đối với các lĩnh vực khách sạn, dịch vụ xếp chỗ ở khách sạn, dịch vụ phục vụ ăn uống, dịch vụ kinh doanh lữ hành quốc tế. Thông qua việc xây dựng các tài liệu hướng dẫn triển khai MRA-TP (2013), du lịch Việt Nam đã chủ động góp phần vào việc triển khai MRA-TP chung của ASEAN. Bên cạnh đó, tại diễn đàn du lịch ASEAN - ATF năm 2009 diễn ra ở Hà Nội, Việt Nam đã ký Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN về nghề du lịch để làm cơ sở cho việc phát triển nguồn nhân lực du lịch ASEAN và tạo chiều hướng thuận lợi cho sự dịch chuyển lao động trong khu vực. Tuy nhiên hiện nay chưa có công trình nghiên cứu về dụ lịch gắn liền vời quá trình hội nhập kinh tế của Việt nam cũng như chưa có nghiên cứu về phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế đối với tỉnh Phú Thọ, đặt biệt là nghiên cứu theo hướng liên kết vùng trung du và bắc bộ.

Đó cũng chính là những vấn đề luận án phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu làm rõ. Tiểu kết chƣơng 1

Chương 1 đã giới thiệu các khái niệm và kết quả của các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch và du lịch theo hướng liên kết và hội nhập. Qua đó tác giả rút ra khoảng trống nghiên cứu để luận án tiếp tục nghiên cứu và khai thác các nội dung liên quan trong luận án.

CHƢƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƢỚNG LIÊN KẾT

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ theo hướng liên kết và Hội nhập (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(179 trang)
w