Kết quả hồi quy và thảo luận

Một phần của tài liệu 1.FTU-Khamkeo MANIVONG-QTKD-Luan an Tien si (Trang 106 - 117)

Kết quả ước lượng được thực hiện cho toàn mẫu, sau đó tách ước lượng theo quy mô doanh nghiệp gồm: doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp lớn. Cuối cùng là ước lượng theo ngành gồm ngàng công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Quy trình ước lượng gồm các bước: (i) đầu tiên là kiểm định lựa chọn mô hình giữa mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhien (REM) bằng hausman test; (ii) mô hình được lựa chọn sẽ tiến hành kiểm định chuẩn đoán: Tự tương quan và phương sai sai số thay đổi; (ii) mô hình cuối cùng sử dụng để phân tích phải vượt qua các kiểm định chuẩn đoán.

Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình cho các trường hợp: toàn mẫu, quy mô và ngành nghề được thể Hiện trong Bảnng 4.5 dưới đây

Bảng 4.5. Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình

Theo quy mô doanh Theo ngành

nghiệp Giá trị

Toàn mẫu Siêu

kiểm định Công Nông

nhỏ và Vừa Lớn Dịch vụ

nghiệp nghiệp nhỏ

Chi (2) 15,205 43,24 35,03 56,68 69,16 29,53 70,63

P-value 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000

Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp từ số liệu thu thập

Kết quả kiểm định cho thấy, mô hình được lựa chọn cho toàn mẫu, theo quy mô và theo ngành đều là mô hình tác động cố định, do p-value của các giá trị thống kê kiểm định đều nhỏ hơn 1%,

Tiếp theo, kiểm định chuẩn đoán cho mô hình FEM được thực hiện, kết quả kiểm định được thể hiện trong Bảng 4.6. Theo đó, mô hình FEM cho toàn mẫu, theo quy mô và theo ngành nghề đều bị vi phạm hai giả thiết là tự tương quan và phương sai sai số thay đổi do p-value của các giá trị thống kê kiểm định đều nhỏ hơn 1%. Do đó, để khắc phục các vi phạm này, nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy với sai số chuẩn mạnh Robust.

Bảng 4.6. Kết quả kiểm định chuẩn đoán cho mô hình FEM

Theo quy mô doanh nghiệp Theo ngành

Kiểm định Toàn Siêu nhỏ Công Nông

chuẩn đoán mẫu Vừa Lớn Dịch vụ

và nhỏ nghiệp nghiệp

Tự tương quan 89,91 4,7 44,23 4,42 89,90 22,42 88,92

(0,000) (0,000) (0,000) (0,009) (0,000) (0,000) (0,000)

Phương sai sai 31,97 28,97 76,13 17,24 89,76 17,25 86,79

số (0,000) (0,000) (0,000) (0,007) (0,000) (0,000) (0,000)

Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp từ số liệu thu thập Ghi chú: Giá trị ngoài ngoặc đơn là thống kê Chi (2) giá trị trong ngoặc đơn là p-value

Mô hình cuối cùng luận án sử dụng để phân tích là mô hình tác động cố định ước lượng với sai số chuẩn mạnh Robust. Kết quả ươc lượng cho toàn mẫu, theo quy mô, theo ngành được thể hiện trong Bảng 4.7.

Bảng 4.7. Kết quả ước lượng của mô hình phân tích

Theo quy mô doanh nghiệp Theo ngành Biến số Toàn

mẫu Siêu nhỏ Công Nông

Vừa Lớn Dịch vụ và nhỏ nghiệp nghiệp Hệ số chặn 6,39*** 4,09*** 0,29*** 12,82*** 2,83*** 2,29*** 4,03*** (0,402) (1,474) (0,951) (1,123) (0,655) (0,249) (0,954) K 0,28*** 0,17*** 0,26*** 0,06*** 0,62*** 0,08*** 0,28*** (0,033) (0,0445) (0,063) (0,0637) (0,029) (0,007) (0,016) L 0,72*** 1,15*** 0,46*** 0,09** 0,27*** 0,27*** 0,41*** (0,073) (0,2381) (0,1453) (0,090) (0,093) (0,035) (0,221) Backward -0,004 -0,019 0,12*** 0,025 0,075** -0,001 0,16* (0,009) (0,0305) (0,043) (0,0259) (0,029) (0,007) (0,047) Forward -0,002 -0,016 -0,31*** -0,2619 -0,002* 0,012* -0,32* (0,0058) (0,0328) (0,0947) (0,031) (0,030) (0,011) (0,094) Horizontal 0,015** -0,24** 0,09* -0,027 -0,24** -0,03*** -0,09*** (0,0063) (0,123) (0,0536) (0,045) (0,121) (0,0078) (0,053) R&D 0,003** 0,013 0,02** 0,002** 0,027** -0,057* 0,047 (0,0035) (0,0031) (0,0113) (0,0034) (0,0018) (0,0137) (0,013) Số quan sát 4624 4217 431 66 2525 889 1210

Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp từ số liệu thu thập Ghi chú: Giá trị trong ngoặc đơn là sai số tiêu chuẩn, *;**;*** hệ số có ý nghĩa lần lượt ở mức 10%; 5% và 1%

Kết quả ước lượng từ Bảng 4.7 cho biết,

(i) Đối với toàn mẫu

Hệ số của biến Backward là âm nhưng không có ý nghĩa thống kê, tức là không có tác động lan tỏa theo chiều dọc từ FDI đến các doanh nghiệp trong nước ở lĩnh vực thượng nguồn. Tương tự, hệ số của biến Forward là âm và không có ý nghĩa thống kê, tức là không có tác động lan tỏa theo chiều dọc từ FDI đến các doanh nghiệp trong nước ở lĩnh vực hạ nguồn. Hệ số của biến Horizontal là dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, điều đó chỉ ra rằng có sự tồn tại của hiệu ứng lan tỏa tích cực theo chiều ngang từ các doanh nghiệp FDI đến các doanh nghiệp trong nước trong cùng một ngành. Hệ số của biến R&D mang dấu dương và cũng có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, Như vậy, có sự khác biệt về kết quả hoạt động giữa các doanh nghiệp có và không có hoạt động R&D. Trong đó, doanh nghiệp có hoạt động R&D Điều này phần nào chứng minh sự ảnh hưởng của hoạt động R&D đến sự lan tỏa tích cực của FDI.

Nhìn chung, từ kết quả hồi quy của mô hình nghiên cứu, có thể thấy, có sự ảnh hưởng tích cực theo chiều lan tỏa ngang thông qua biến Horizontal, và qua quá trình R&D. Kết quả này ủng hộ giả thuyết nghiên cứu H1. Có thể lý giải từ việc các doanh nghiệp trong nước được hưởng lợi thông qua dịch chuyển đội ngũ lao động đã được đào tạo bởi các doanh nghiệp FDI sang các doanh nghiệp trong nước. Đội ngũ lao động này có thể mang những kiến thức về công nghệ sản xuất, kỹ năng quản lý, khả năng kết nối và thậm chí là nguồn khách hàng sang cho những doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI cùng ngành lại trở thành hình mẫu để các doanh nghiệp trong nước bắt chước, học hỏi để tiếp cận và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ sản xuất tương tự, từ đó từng bước nâng cao được hiệu quả và năng lực sản xuất, Hoạt động R&D phần nào mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp trong nước trong việc nâng cao kỹ năng, công nghệ cho doanh nghiệp,

Tuy nhiên, các hệ số hồi quy của biến số Backward và Forward không có ý nghĩa thống kê, kết quả này không ủng hộ giả thuyết nghiên cứu H2 và giả thuyết nghiên cứu H3.

(ii) Đối với quy mô doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp có quy mô và nguồn lực khác nhau lại chịu ảnh hưởng lan tỏa từ FDI là khác nhau. Luận án nghiên cứu ảnh hưởng lan tỏa cho ba trường hợp: doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ và nhỏ (4127 quan sát), doanh nghiệp có quy mô vừa (431 quan sát) và doanh nghiệp có quy mô lớn (66 quan sát) hoạt động trên địa bàn tỉnh Savannakhet giai đoạn 2010-2020, Kết quả ước lượng trong Bảng 4.7 cho thấy:

Đối với quy mô doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ, hệ số của biến Backward và

Forward là âm nhưng không có ý nghĩa thống kê tức là không tồn tại hiệu ứng lan tỏa theo chiều dọc xuôi ngược chiều và xuôi chiều. Hệ số của biến R&D dương nhưng cũng không có ý nghĩa thống kê, tức là không có sự khác biệt về doanh thu giữa nhóm doanh nghiệp có và không có hoạt động R&D, trường hợp nhóm doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Hệ số của biến Horizontal là âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, tức là có tồn tại hiệu ứng lan tỏa theo chiều ngang nhưng là tác động tiêu cực. Nói cách khác, các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ chịu ảnh hưởng từ hiệu ứng cạnh tranh.

Sự gia tăng từ doanh nghiệp FDI có ưu thế vượt trội có thể khiến các doanh nghiệp siêu nhỏ cùng ngành phải thu hẹp quy mô sản xuất, cắt giảm thị phần và thậm chí dẫn đến phá sản do không đủ năng lực cạnh tranh được với các doanh nghiệp FDI đó. Nói cách khác, sự tồn tại của các doanh nghiệp FDI là nguy cơ khiến cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ trong nước gặp phải rất nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp này cùng với cơ quan nhà nước cần có biện pháp, hướng đi nhằm khắc phục những tồn tại này.

Đối với nhóm quy mô doanh nghiệp vừa, hệ số của các biến Horizontal, Backward và Forward, R&D đều có ý nghĩa thống kê ở mức 10%.

Đối với biến Horizontal và Backward, hệ số của biến này mang dấu dương, tức là có tồn tại hiệu ứng lan tỏa tích cực theo chiều ngang và chiều ngược. Khi vốn FDI tại các doanh nghiệp là khách hàng của các doanh nghiệp trong nước tăng lên sẽ làm tăng sản lượng tại các doanh nghiệp trong nước đó lên theo. Điều này có thể lý giải là do các doanh nghiệp FDI có thể trực tiếp chuyển giao công nghệ hoặc hỗ trợ các giải pháp kỹ thuật cho các nhà cung ứng nhằm thúc đẩy, cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Doanh nghiệp FDI cũng có thể yêu cầu tiêu chuẩn chất

lượng cao hơn, từ đó tạo động lực để các doanh nghiệp cung ứng trong nước nâng cao công nghệ, kỹ năng quản lý sản xuất. Từ đó thúc đẩy gia tăng sản lượng, quy mô sản xuất của các doanh nghiệp trong nước,

Tuy nhiên về hướng ngược lại, hệ số của biến Forward là âm, tức là hiệu ứng lan tỏa tiêu cực theo chiều xuôi. Khi vốn FDI là nhà cung ứng của các doanh nghiệp trong nước tăng lên sẽ làm giảm sản lượng của các doanh nghiệp đó xuống. Điều này có thể lý giải là do khoảng cách công nghệ lớn giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI dẫn đến việc các doanh nghiệp trong nước không thể học hỏi hay ứng dụng công nghệ được chia sẻ từ các doanh nghiệp FDI. Bên cạnh đó các doanh nghiệp FDI cung ứng các sản phẩm chất lượng cao hướng đến thị trường xuất khẩu hay các doanh nghiệp FDI khác sẽ làm tăng áp lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI cùng ngành.

Biến R&D có hệ số mang dấu dương nhưng hệ số là không cao, tức là có sự khác biệtt về doanh thu giữa doanh nghiệp vừa có hoạt động R&D với doanh nghiệp vừa không có hoạt động R&D. Trong đó, doanh nghiệp vừa có hoạt động R&D sẽ có doanh thu lớn hơn nhưng lớn hơn không đáng kể. Thông qua quá trình liên doanh hợp tác R&D, doanh nghiệp trong nước có thể tiết kiệm được thời gian, chi phí, nguồn lực cho việc học hỏi, nâng cao trình độ. Do tận dụng được nguồn lực chất lượng cao bên ngoài giúp cho hiệu ứng tích cực của kênh lan tỏa theo chiều dọc xuôi chiều. Tuy nhiên rào cản về tài chính, thủ tục hành chính, cơ chế, mục tiêu kinh doanh không trùng khớp… trong việc liên doanh liên kết hợp tác R&D có thể là khó khăn khiến hình thức này chưa thực sự được chú trọng. Các doanh nghiệp và nhà nước cần đưa ra được các giải pháp trong thời gian tới để thay đổi mặt chất lượng của hoạt động R&D, giúp tăng khả năng lan tỏa công nghệ và hiệu quả doanh nghiệp.

Đối với khối doanh nghiệp lớn, hệ số của cả ba biến Horizontal, Forward,

Backward đều không có ý nghĩa thống kê, nói cách khác không tồn tại hiệu ứng lan tỏa theo chiều ngang và dọc từ FDI đến các doanh nghiệp này. Hàm ý là doanh nghiệp có quy mô lớn đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường nên không chịu sức ép cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI cùng ngành. Mặt khác các doanh nghiệp này có khả năng chủ động về đầu vào như nguyên vật liệu, có thể không hợp tác với các doanh

nghiệp FDI để mua nguyên vật liệu. Cũng như việc thị phần của họ trên thị trường khá ổn định nên cũng có thể không cần bán sản phẩm của mình cho các doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên về mặt nghiên cứu và phát triển, biến R&D có hệ số mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê, mặc dù hệ số là thấp.

(iii) Đối với ngành

Tùy theo từng lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp mà ảnh hưởng hiệu ứng lan tỏa của FDI đến các doanh nghiệp trong nước là khác nhau. Luận án nghiên cứu hiệu ứng lan tỏa của FDI tại tỉnh Savannakhet trong thời gian 2010-2020 theo 3 lĩnh vực ngành nghề là: công nghiệp (với 2525 quan sát), nông nghiệp (889 quan sát) và dịch vụ (1210 quan sát).

Kết quả ước lượng đối với ngành công nghiệp cho thấy, hệ số của các biến Forward, Backward, Horizontal, R&D đều có ý nghĩa thống kê. Có thể thấy, có hiệu ứng lan tỏa tiêu cực theo chiều ngang, chiều dọc xuôi và tích cực theo chiều dọc ngược đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp. Về chiều dọc ngược, việc tăng nguồn vốn FDI ở phía các nhà cung cấp có thể làm tăng sản lượng đầu ra của doanh nghiệp. Điều này được lý giải là do các doanh nghiệp FDI có thể chuyển giao công nghệ hoặc hỗ trợ các giải pháp kỹ thuật cho các nhà cung ứng nhằm thúc đẩy, cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Doanh nghiệp FDI cũng có thể yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng cao hơn, từ đó tạo động lực để các doanh nghiệp cung ứng trong nước nâng cao công nghệ, kỹ năng quản lý sản xuất. Từ đó thúc đẩy gia tăng sản lượng, quy mô sản xuất của các doanh nghiệp trong nước.

Về chiều ngang, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ngành nghề công nghiệp chịu ảnh hưởng tiêu cực từ hiệu ứng cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành. Sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI có công nghệ cao, có năng lực và trình độ công nghệ tốt, đội ngũ lao động, quản lý có trình độ, có thể dẫn đến chất lượng sản phẩm tốt hơn, tạo ra những sản phẩm có thương hiệu thay thế khiến cho các doanh nghiệp trong nước có nguồn lực thấp hơn bị cạnh tranh quyết liệt và giảm cầu mua hàng hóa. Nhất là đối với các ngành mà trong nước còn yếu kém như hóa dầu, nguyên vật liệu xây dựng, ngành công nghiệp phụ trợ… Dần dần họ không đủ khả năng cạnh tranh và bị loại ra khỏi thị trị trường. Đây là kết quả tất yếu với các doanh nghiệp này, họ phải

chấp nhận là nếu doanh nghiệp không sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn thì sẽ bị thu hẹp, thậm chí đào thải khỏi ngành. Các mối liên kết xuôi từ các doanh nghiệp FDI có thể đem đến những khó khăn cho doanh nghiệp nội địa khi họ cũng cung cấp các nguồn đầu vào tương tự như các doanh nghiệp nội địa, do vậy, cũng có thể dẫn đến các kết quả nghiên cứu trái chiều trong các nghiên cứu về từng ngành, lĩnh vực, vùng mà các tác giả Haddad và Harrison (1993), Kokko và cộng sự (1996) hay Caves (1974), Globerman (1979) đã chỉ ra.

Về hoạt động R&D, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp thường đòi hỏi yêu cầu cao về máy móc, công nghệ, dây chuyền, Hoạt động nghiên cứu và phát triển có ảnh hưởng tới việc gia tăng năng suất của mỗi doanh nghiệp, Đáp ứng như kỳ vọng đó, biến R&D mang dấu dương biểu hiện doanh nghiệp ngành công nghiệp mà có hoạt động R&D sẽ khiến cho sản lượng của doanh nghiệp tăng lên theo đó cao hơn so với không có hoạt động R&D.

Kết quả ước lượng cho ngành nông nghiệp cho thấy, biến Backward không có ý nghĩa thống kê. Biến Horizontal và R&D mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Biến Forward mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê ở 10%. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chịu ảnh hưởng từ hiệu ứng cạnh tranh. Một lượng vốn tăng lên của FDI sẽ làm giảm sản lượng của các doanh nghiệp nông nghiệp cùng ngành, Sự gia tăng từ doanh nghiệp FDI có ưu thế về nguồn lực, vốn, năng lực công nghệ, lao động chất lượng có thể khiến các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp cùng ngành phải thu hẹp quy mô sản xuất, cắt giảm thị phần và thậm chí dẫn đến phá sản do không đủ năng lực cạnh tranh được với các doanh nghiệp FDI đó. Các sản phẩm nông nghiệp của các quốc gia có thế mạnh về nông nghiệp là Trung Quốc, Thái Lan, Việt nam như: gạo, cao su, cà phê, chè, hạt điều, mía đường… đã có sẵn thương hiệu và phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Việc doanh nghiệp nông nghiệp trong nước có thể tạo ra được các mặt hàng có thương hiệu đủ để cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI đó là một thách thức lớn, Sự tăng lên về vốn FDI trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ làm giảm sản lượng doanh nghiệp trong nước cùng ngành. Bởi vậy, để tồn tại, các doanh nghiệp đó cần phải có được tầm nhìn, đề xuất các kế hoạch, giải pháp nhằm khắc phục được điều này,

Một phần của tài liệu 1.FTU-Khamkeo MANIVONG-QTKD-Luan an Tien si (Trang 106 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(175 trang)
w