6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
- Dữ liệu thứ cấp: số liệu được thu thập từ Ban Quản lý Dự án Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Trà Vinh, Cục thống kê tỉnh Trà Vinh; Cục Thuế Tỉnh Trà Vinh sử dụng dữ liệu của các nghiên cứu trong và ngoài nước đã được công bố (số liệu từ luận văn thạc sĩ trong nước, từ tạp chí nước ngoài, tạp chí trong nước).
- Dữ liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập từ việc phỏng vấn chủ hộ kinh doanh. Số bảng câu hỏi dự kiến dùng để thu thập số liệu sơ cấp là 204 bảng.
- Xác định cỡ mẫu: Kích thước mẫu tối thiểu là năm mẫu cho một biến quan sát cần ước lượng (Bollen, 1989). Đối với khảo sát các cơ sở kinh tế cá thể thì số lượng tiêu chí cần quan sát tối đa là 30 items, do đó kích thước mẫu tối thiểu là 150 mẫu (30*5). Tuy nhiên, để dự phòng rủi ro khảo sát, thực hiện phát ra thêm 50 phiếu, đề tài dự kiến số phiếu phát ra điều tra ở đây là 204 phiếu.
- Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên, trong đó phân bổ rõ tỷ lệ mẫu theo quy mô số lượng các hộ kinh doanh phân bố ở từng khu vực huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn Tỉnh. Để thu thập được dữ liệu, tác giả khảo sát hộ kinh doanh bằng cách lập bảng hỏi lấy ý kiến các hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Cụ thể phương pháp chọn mẫu như sau:
Bảng 2. Xác định cỡ mẫu khảo sát các hộ kinh doanh phân bổ theo địa phương
Địa bàn Số lượng hộ Tỷ lệ Số phiếu
TP. Trà Vinh 3.202 22% 44
Huyện Trà Cú 1.510 10% 20
Huyện Cầu Ngang 1.699 12% 24
Huyện Châu Thành 2.013 14% 28
Huyện Duyên Hải 535 4% 8
TX. Duyên Hải 1.275 9% 18 Huyện Tiểu Cần 1.435 10% 20 Huyện Cầu Kè 1.433 10% 20 Huyện Càng Long 1.630 11% 22 Tổng 14.732 100% 204 Nguồn: Tác giả, 2021
6.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Đối với mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm phân tích, so sánh, đánh giá thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
- Đối với mục tiêu 2: Đề tài sử dụng phương pháp phân tích hồi quy để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh trên địa bàn.
- Đối với mục tiêu 3: Dựa trên kết quả phân tích có được từ mục tiêu 2, cùng với việc phân tích tổng quan, thống kê suy luận, tác giả sẽ đưa ra những giải pháp, hàm ý chính sách.
6.2.1 Phương pháp thống kê mô tả
Đề tài đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm mô tả đặc điểm cá nhân của đối tượng khảo sát và phân tích giá trị thống kê của các biến độc lập của mô hình, phân tích này nhằm cung cấp nội dung hữu ích cho đề tài.
Thống kê mô tả là phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Ngoài ra, thống kê mô tả sử dụng các phương pháp lập bảng, biểu đồ và các phương pháp số nhằm tóm tắt dữ liệu, nêu bật những thông tin cần tìm hiểu. Thống kê mô tả được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra những kết luận dựa trên những số liệu và thông tin được thu thập được.
6.2.2 Phân tích hồi quy
Phương pháp phân tích hồi quy đa biến là phương pháp đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhiều biến độc lập lên biến phụ thuộc nhằm dự báo trước kết quả của biến phụ thuộc dựa vào các giá trị của những biến độc lập.
Phương trình hồi quy đa biến dưới dạng tuyến tính: Y= 0 + 1X1 + 2X2 + 3X3 + … + nXn + Ui Trong đó:
Y: biến phụ thuộc (Hiệu quả SXKD); n: số lượng biến độc lập trong mô hình;
i (i = 1 đến n): là các hệ số hồi quy của mô hình, đây cũng là các hệ số góc của các biến độc lập (Xi);
Ui: các sai số;