9. Kết cấu của luận án
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Viêng Chăn
Trong những năm qua, trƣớc bối cảnh trong nƣớc và quốc tế không đƣợc thuận lợi, nhất là vào những tháng cuối năm 2019 và năm 2020, đại dịch COVID-19 diễn ra đã gây tác động và làm ảnh hƣởng đến nền kinh tế toàn cầu, trong đó có
CHDCND Lào và tỉnh Viêng Chăn. Tuy vậy, quá trình điều hành và phát triển kinh tế ở Viêng Chăn đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng trong một số lĩnh vực kinh tế chính, tạo đà cho tăng trƣởng kinh tế giai đoạn sau, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, từng bƣớc hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Viêng Chăn đã đạt đƣợc hầu hết các mục tiêu phát triển kinh tế.
Bảng 2.1. Kết quả thực hiện chỉ tiêu kinh tế của tỉnh Viêng Chăn giai đoạn 2016 - 2020
TT Nội dung Đơn vị Năm
tính 2016 2017 2018 2019 2020
1 Tổng sản phẩm trong
tỉnh - GDP Tỷ kip 5.928,98 6.425,99 7.087,98 7.739,99 8.056,11
Tỷ lệ tăng trƣởng GDP % 8,16 9,23 9,07 9,16 9,61 Triệu
Tổng GDP/đầu ngƣời kip 13,41 14,43 15,87 16,81 17,21
2 Tỷ trọng đóng góp các
ngành kinh tế % 100 100 100 100 100
Nông, lâm, ngƣ nghiệp % 37,43 35,74 34,92 32,93 32,50 Công nghiệp, xây dựng % 31,31 32,36 32,71 33,50 37,28
Dịch vụ % 31,26 31,90 32,37 33,57 30,21
3 Tỷ lệ tăng trƣởng hàng năm
Nông, lâm, ngƣ nghiệp % 3,49 7,77 2,98 2,74
Công nghiệp, xây dựng % 12,02 11,49 11,84 15,84
Dịch vụ % 10,6 11,93 13,25 -6,34
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Viêng Chăn - Thống kê các chỉ tiêu KT-XH các
năm 2016, 2017, 2018, 2019 và 2020.
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế chính trong bảng trên cho thấy:
Kinh tế của tỉnh Viêng Chăn liên tục tăng trƣởng trong 5 năm từ 2016 - 2020, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hƣớng. Khu vực kinh tế Nhà nƣớc thu hẹp và củng cố theo hƣớng nâng cao hiệu quả và khẳng định vai trò chủ đạo trong các ngành, các lĩnh vực then chốt. Kinh tế hợp tác địa phƣơng trong quá trình đổi mới và tổ chức lại, kinh tế hộ gia đình phát triển mạnh đóng góp một phần rất lớn vào thu nhập quốc dân, còn kinh tế tƣ nhân đang phát triển theo hƣớng hình thành
các công ty sở hữu hỗn hợp. Kinh tế tƣ bản Nhà nƣớc đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là các công ty liên doanh với nƣớc ngoài.
Giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ GDP tăng trƣởng kinh tế bình quân hàng năm đạt trên 9,04%/5năm. Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt bình quân đạt 15,55 triệu kíp/ngƣời/năm. Tỷ lệ tăng thu nhập bình quân trên ngƣời đạt 7,8%/năm.
Về tỷ trọng các ngành kinh tế.
- Trong khu vực vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. Khu vực kinh tế nông lâm, thủy sản tăng trƣởng bình quân/5 năm đạt 4,25%, do chăn nuôi đƣợc phục hồi, dịch bệnh đƣợc kiểm soát, giá bán tăng; ngành lâm nghiệp tăng trƣởng chủ yếu do khai thác gỗ tăng và ngành thủy sản tăng do mở rộng diện tích nuôi thâm canh, năng suất và sản lƣợng thủy sản tăng.
- Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng GRDP toàn tỉnh. Trong 5 năm, giai đoạn 2016 - 2020, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp và xây dựng tăng trƣởng bình quân đạt 12,8%/năm. Trong đó, ngành khai khoáng đạt mức tăng do khai thác than và khai thác đá tăng cao, xây dựng tăng do các dự án đầu tƣ đƣợc mở rộng.
- Khu vực thƣơng mại, dịch vụ: Hoạt động thƣơng mại, dịch vụ đƣợc mở rộng, nâng cao chất lƣợng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Đối với quan hệ kinh tế quốc tế, tỉnh tăng cƣờng cả xuất và nhập khẩu trong giai đoạn 2016 - 2020. Hàng hóa xuất khẩu tăng lên với tỷ lệ tăng trƣởng bình quân đạt 7,36%/5 năm (trừ năm 2020, do tác động và ảnh hƣởng của đại dịch COVID- 19, tăng trƣởng khu vực dịch vụ giảm 6,34% so với năm 2019). Hàng hóa xuất nhập khẩu trên địa bàn toàn tỉnh chủ yếu xuất nhập khẩu nhiều là máy móc trang thiết bị, vật liệu xây dựng và dụng cụ phục vụ thi công các dự án hỗ trợ của CHXHCN Việt Nam và các tổ chức quốc tế khác. Thƣơng mại nội địa chuyển biến tích cực; tốc độ tăng trƣởng bình quan hàng năm của các ngành dịch vụ đạt 6%/năm; đóng góp 23,5% vào tăng trƣởng GDP. Tổng mực bán hàng lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội bình quân hàng năm trên 7%/năm, đáp ứng tốt hơn nhƣ cầu về trao đổi hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm cho ngƣời sản xuất.
ngày càng chiếm tỷ trọng cao, trong khi đó tốc độ tăng trƣởng trong khu vực nông, lâm nghiệp và khu vực dịch vụ có tốc độ tăng thấp hơn nên cơ cấu kinh tế khu vực nông lâm nghiệp, thủy sản và khu vực dịch vụ ngày càng giảm dần. Năm 2020, cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Tỷ trọng khu vực công nghiệp xây dựng chiếm 37,28%, khu vực dịch vụ chiếm 30,21% và khu vực nông lâm nghiệp thủy sản chiếm 32,50%. So với bình quân chung cả nƣớc, khu vực công nghiệp xây dựng của tỉnh cao hơn trên; cơ cấu khu vực nông lâm thủy sản cao hơn; khu vực dịch vụ của tỉnh tỷ trọng thấp hơn nhiều so với cả nƣớc.
Tỉnh Viêng Chăn đã tập trung mọi nguồn lực, huy động mọi nguồn vốn vốn đầu tƣ, từng bƣớc đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo sự chuyển biến tích cực phát triển bộ mặt từ nông thôn đến thành thị. Tỉnh kêu gọi và thu hút đầu tƣ vào các công trình, dự án trọng điểm, tạo lập và xây dựng các khu kinh tế và khu công nghiệp, khu chế xuất, đƣờng giao thông cao tốc.
Tổng vốn đầu tƣ từ NSNN trong giai đoạn này đạt đƣợc 378,019 tỷ kíp, Trong đó năm 2005 đạt 30 tỷ kíp, năm 2006 đạt 31 tỷ kíp, năm 2007 đạt 35 tỷ kíp, năm 2008 đạt 41,428 tỷ kíp, 2009 đạt 15,795 tỷ kíp, 2010 đạt 21,106 tỷ kíp, 2011 đạt 27 tỷ kíp, 2012 đạt 37,00 tỷ kíp, 2013 đạt 54,2 tỷ kíp, 2014 đạt 78,6 tỷ kíp, năm đạt 2015 85,5 tỷ kíp. Thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào tỉnh Viêng Chăn giai đoạn 2016 - 2020 là 157 dự án với tổng vốn đạt đƣợc 157 triệu USD, trong đó vốn đã thực hiện đạt 100%, tổng số vốn đầu tƣ toàn xã hội trong thành phố đến nông thôn trên địa bàn tỉnh. Cơ cấu nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách hàng năm có xu hƣớng tăng lên bình quân 3,5%/năm. Trong đó nguốn vốn đầu tƣ từ doanh nghiệp chiếm 25%. Kết cấu hạ tầng nông nghiệp - nông thôn, các khu kinh tế, hệ thống giao thông vận tải và xóa đói giảm nghèo… đƣợc tăng lên.
Các chỉ tiêu về văn hóa xã hội đƣợc chính quyền tỉnh Viêng Chăn quan tâm đặc biệt, điều đó đã và đang thu đƣợc một số thành tựu to lớn. Kết quả thông qua một số chỉ tiêu xã hội chính toàn tỉnh Viêng Chăn đƣợc tổng hợp trong bảng 2.2.
Bảng 2.2. Kết quả thực hiện chỉ tiêu xã hội tỉnh Viêng Chăn giai đoạn 2016 - 2020
Đơn vị tính: %
TT Nội dung Năm
2016 2017 2018 2019 2020
1 Tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo nghề 42,5 48,0 51,0 54,0 57,0
2 Giảm tỷ lệ sinh hàng năm 0,23 0,2 0,2 0,2 0,2
3 Tỷ lệ hộ nghèo 8,3 6,72 5,33 5,31 4,3
4 Tỷ lệ tạo việc làm mới 30,1 30,8 30,5 30,5 31,0
5 Tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi mắc suy dinh dƣỡng 15,0 14,9 14,7 14,3 13,1
6 Tỷ lệ toàn dân tham gia đóng bảo hiểm xã 39,0 40,0 48,0 60,0 67,0
hội
7 Tỷ lệ ngƣời dân đƣợc sử dụng nguồn nƣớc 85,0 85,5 90,4 92,0 93,0
sinh hoạt sạch
8 Tỷ lệ thu gom rác sinh hoạt hàng năm 83,0 83,0 85,0 87,0 90,0
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Viêng Chăn - Thống kê các chỉ tiêu KT-XH các
năm 2016, 2017, 2018, 2019 và 2020.
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu xã hội chính trong bảng trên cho thấy, giáo dục và đào tạo, tiếp tục phát triển toàn diện cả về chiều sâu và chiều rộng. Năm 2018, tỉnh Viêng Chăn tiếp tục dẫn đầu các tỉnh trên toàn quốc về tỷ lệ đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông, tỷ lệ học sinh giỏi quốc gia các cấp luôn đạt tỷ lệ cao, đứng tốp 5 tỉnh có tỷ lệ học sinh giỏi cấp quốc gia, tỷ lệ học sinh đỗ vào các trƣờng đại học tăng hàng năm, số học sinh đƣợc tuyển trọn đi đào tạo ở nƣớc ngoài tăng cao, nhất là đào tạo đại học ở Việt Nam. Một số trƣờng trung học phổ thông, trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia. Một số trƣờng cao đẳng và xây dựng phƣơng án chuyển đổi thành đại học đang đƣợc mở rộng. Hiện nay, tỉnh Viêng Chăn đang hoàn thiện 5 trung tâm dạy nghề nông thôn cho con em các bộ tộc Lào học tập nghề để phát triển kinh tế nông thôn.
Về y tế, dân số và kế hoạch hóa gia đình: Hệ thống y tế đƣợc mở rộng đến tận cấp làng (xã Việt Nam), toàn tỉnh đã có 229 cơ sở y tế công lập, trong đó có 11 cơ sở y tế trực thuộc tỉnh, ngoài ra còn có hơn 50 cơ sở y tế tƣ nhân cũng tham gia
vào công tác đảm bảo sức khỏe cho ngƣời dân trong tỉnh.
Những đặc điểm nêu trên đặt ra cơ hội và thách thức đối với nhiệm vụ quản lý chi NSNN của tỉnh. Cơ hội vì tỉnh Viêng Chăn còn nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, nếu chính quyền năng động, thì nền kinh tế tỉnh sẽ có khả năng phát triển tốt. Thách thức là do trình độ phát triển thấp, ngành kinh tế chủ đạo vẫn là nông nghiệp, chịu tác động lớn của xuất khẩu nông sản với giá cả bấp bênh, nên chính quyền địa phƣơng có nguồn thu thấp, NS của tỉnh phụ thuộc lớn vào cân đối từ TW.