Vai trò của sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế của một số mô hình sản xuất kinh tế tại làng kawakami mura nhật bản (Trang 30 - 32)

- Cung cấp lương thực thực phẩm cho toàn xã hội.

Thực tế cho thấy rằng xã hội càng phát triển thì yêu cầu về dinh dưỡng do lương thực và thực phẩm ( đặc biệt là thực phẩm ) ngày càng tăng nhanh. Một đặc điểm quan trọng của hàng hóa lương thực, thực phẩm là không thể thay thế

bằng bất kỳ một loại hàng hóa nào khác. Những hàng hóa này dù cho trình độ khoa học - công nghệ phát triển như hiện nay, vẫn chưa có ngành nào có thể thay thế được. Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Những hàng hóa có chứa chất dinh dưỡng nuôi sống con người này chỉ có thể có được thông qua hoạt động sống của cây trồng và vật nuôi hay nói cách khác là thông qua quá trình sản xuất nông nghiệp.

- Quyết định an ninh lương thực quốc gia, góp phần thúc đẩy sản xuất công nghiệp, các ngành kinh tế khác và phát triển đô thị.

Nông nghiệp cung cấp các nguyên liệu cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến.

Nông nghiệp là khu vực dự trữ và cung cấp nguồn lao động dồi dào cho phát triển công nghiệp, các ngành kinh tế khác và đô thị.

Nông nghiệp nông thôn là thị trường tiêu thụ rộng lớn cho hàng hóa công nghiệp và các ngành kinh tế khác.

- Nguồn thu ngân sách quan trọng của nhà nước.

Nông nghiệp là ngành kinh tế sản xuấtquan trọng của nhà nước. Việc huy động một phần thu nhập từ nông nghiệp được thực hiện dưới nhiều hình thức: Thuế nông nghiệp, các loại thuế kinh doanh khác,...

- Hoạt động sinh kế chủ yếu của đại bộ phận dân nghèo nông thôn.

Dân cư tập trung ở nông thôn họ sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, với hình thức sản xuất tự cấp tự túc đáp ứng nhu cầu cấp thiết hàng ngày.

- Tái tạo tự nhiên.

Nông nghiệp còn có tác dụng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Trong các ngành sản xuất chỉ có nông nghiệp mới có khả năng tái tạo tự nhiên cao nhất mà các ngành khác không có được. Tuy nhiên nông nghiệp lạc hậu và phát triển không có kế hoạch cũng dẫn đến đất rừng bị thu hẹp, độ

phì đất đai giảm sút, các yếu tố khí hậu thay đổi bất lợi. Mặc khác sự phát triển đến chóng mặt của thành thị, của công nghiệp làm cho nguồn nước và bầu không khí bị ô nhiễm trầm trọng. Đứng trước thảm họa này đòi hỏi phải có sự cố gắng của cộng đồng quốc tế nhằm đẩy lùi thảm họa đó bằng nhiều phương pháp, trong đó nông nghiệp giữ một vị trí cực kỳ quan trọng trong việc thiết lập lại cân bằng sinh thái động thực vật. Vì thế phát triển công nghiệp phải trên cơ sở phát triển nông nghiệp bền vững.

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế của một số mô hình sản xuất kinh tế tại làng kawakami mura nhật bản (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)