Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Luận án đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường liên bang nga trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do việt nam liên minh kinh tế á – âu (Trang 101 - 102)

Có thể thấy, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga trong giai đoạn 2013 – 2020, đặc biệt là trong bối cảnh thực thi FTA Việt Nam - Liên minh kinh tế Á-Âu đã đạt được một số kết quả như sau:

Về kim ngạch xuất khẩu, hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang Liên bang Nga duy trì sự tăng trưởng ổn định trong giai đoạn này, bất chấp những bất ổn trong nhập khẩu hàng hoá của thị trường này. Trong đó, giai đoạn 2013 – 2016, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga có sự tăng trưởng khá chậm. Từ năm 2017 – 2020, khi FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu có hiệu lực, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Liên bang Nga đã có sự tăng trưởng mạnh và ổn định. Năm 2020, các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam tại Liên bang Nga đều có mức tăng trưởng xuất khẩu thấp hơn của Việt Nam, cụ thể Trung Quốc tăng 2,5%, Indonesia tăng 5,9%, Thái Lan giảm 23,3%, trong khi tốc độ tăng trưởng của Việt Nam là 11,46%. Đây chính là biểu hiện rõ nét nhất của hiệu ứng “tạo lập thương mại„ khi mà Việt Nam là quốc gia đầu tiên ký kết và thực thi FTA với Liên minh kinh tế Á-Âu trong giai đoạn này.

Về thị phần xuất khẩu, hàng hoá Việt Nam ngày càng chiếm thị phần lớn hơn trong hàng hoá nhập khẩu của thị trường Liên bang Nga, đặc biệt là trong giai đoạn 2017 – 2020 khi FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu có hiệu lực. Cụ thể, năm 2014, kim ngạch nhập khẩu của Liên bang Nga chiếm tỷ trọng chỉ 0,56% và xếp thứ 17 trong các quốc gia xuất khẩu hàng hoá vào thị trường này. Đến năm 2019, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Liên bang Nga chiếm tỷ trọng 1,07% và xếp thứ 12 trong các quốc gia xuất khẩu hàng hoá vào thị trường này.

Về cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga nhìn chung đã phù hợp với lợi thế của Việt Nam. Hiện nay, các mặt hàng nông sản, thuỷ sản và dệt may là những nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tại thị trường này và kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng này cũng có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2013 - 2020. Tại thị trường Liên bang Nga, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đều có thị phần khá cao như cà phê chiếm hơn 20%, hạt điều

chiếm khoảng 90%, hạt tiêu chiếm khoảng 70% kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng này của Liên bang Nga.

Về các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu đã áp dụng trong thời gian gần đây, đặc biệt là từ khi FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu có hiệu lực, các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp xuất khẩu và các Hiệp hội ngành hàng của Việt Nam đã thực hiện kết hợp nhiều biện pháp để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Liên bang Nga. Các cơ quan quản lý Nhà nước đã tiếp tục đàm phán và cụ thể hoá những quy định của FTA, ban hành những hướng dẫn về FTA cho doanh nghiệp và tích cực tổ chức các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp và xúc tiến thương mại. Các doanh nghiệp đã chủ động hơn trong tiếp cận thị trường, nâng cao năng lực sản xuất và tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại. Các Hiệp hội ngành hàng cường các hoạt động liên kết và hỗ trợ doanh nghiệp. Những biện pháp này đã đóng góp tích cực cho hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Liên bang Nga trong thời gian qua.

Như vậy, thông qua các kết quả đã đạt được, có thể nhận thấy, trong giai đoạn sau khi FTA Việt Nam - Liên minh kinh tế Á-Âu có hiệu lực thực thi, tác động tạo lập thương mại đang được biểu hiện rõ nét, mạnh hơn so với tác động chuyển hướng thương mại đối với xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga. Tác động tạo lập thương mại của FTA Việt Nam - Liên minh kinh tế Á-Âu đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Liên bang Nga thể hiện rõ nét nhất thông qua sự tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu giai đoạn các năm từ 2017 đến 2020. Bên cạnh đó, FTA Việt Nam - Liên minh kinh tế Á-Âu cũng đã bước đầu có những tác động chuyển hướng thương mại nhất định, thể hiện việc gia tăng tỷ trọng một số ngành hàng, mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của các yếu tố khác như giá cả, nhu cầu thị trường nên sự thay đổi về tỷ trọng này là chưa thực sự rõ nét.

Một phần của tài liệu Luận án đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường liên bang nga trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do việt nam liên minh kinh tế á – âu (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)