Rối loạn đông máu

Một phần của tài liệu Trắc nghiệm sản khoa y hà nội có đáp án ôn thi bác sĩ nội trú (Trang 35 - 38)

63.Cơ chế cầm máu quan trọng nhất trong chảy máu sau đẻ là:

A. Tăng các yếu tố đông máu khi có thai

B. Co thắt các bó cơ đan của tử cung

C. Giảm rõ rệt áp lực máu ở các tiểu động mạch tử cung D. Ức chế phân hủy Fibrin

64.Sau đẻ 30 phút rau không bong, trường hợp nào sau đây tuyến xã không nên can

A. Rau không bong, không chảy máu

B. Rau cầm tù C. Sót màng rau

D. Rau không bong, đang chảy máu

65.Nguyên nhân thường nhất của chảy máu sau đẻ không đáp ứng với oxytocin và xoa

bóp tử cung là:

A. Rách âm đạo.

B. Sót nhau.

C. Tử cung co hồi kém. D. Rối loạn đông máu.

66.Nguyên nhân gây chảy máu sau đẻ theo thứ tự từ thường gặp đến ít gặp là:

A. Đờ tử cung – chấn thương sinh dục – rối loạn đông máu.

B. Đờ tử cung – rối loạn đông máu – chấn thương sinh dục. C. Chấn thương sinh dục – đờ tử cung – rối loạn đông máu. D. Chấn thương sinh dục – rối loạn đông máu – đờ tử cung.

67.Điều không nên làm trong đề phòng chảy máu sau đẻ:

A. Tránh chuyển dạ kéo dài.

B. Chỉ cho sản phụ rặn khi cổ tử cung đã nở trọn.

C. Bóc nhau nhân tạo sớm cho các trường hợp có nguy cơ chảy máu sau đẻ.

D. Tiêm oxytocin dự phòng cho các trường hợp có nguy cơ ngay khi đầu thai vừa sổ.

68. Xử trí đối với rau không bong sau đẻ bằng cách, NGOẠI TRỪ:

A. Nếu sau khi thai sổ >1 giờ mà rau chưa bong thì trước tiên phải bóc rau nhân tạo và kiểm soát tử cung

B. Nếu sau khi thai sổ mà chảy máu nhiều từ buồng tử cung ra thì phải bóc rau và kiểm soát tử cung ngay

C. Khi bóc rau, nếu là rau cài răng lược thì cố gắng bóc hết bánh rau và làm

sạch buồng tử cung

D. Nếu phải mổ cắt tử cung vì rau cài răng lược thì hồi sức trước trong và sau mổ là rất quan trọng

69. Xử trí đờ tử cung sau đẻ bằng cách, NGOẠI TRỪ:

A. Kiểm soát tử cung lấy hết máu cục, máu loãng. B. Tiêm vào cơ tử cung 5-10 đơn vị oxytocin. C. Xoa bóp tử cung qua thành bụng.

D. Chèn gạc vào âm đạo, cổ tử cung.

70.Để phát hiện sớm chảy máu sau đẻ cần làm:

A. Theo dõi mạch 15 phút/ lần trong vòng 2 tiếng.

B. Sờ và ấn đáy tử cung 15 phút/ lần trong vòng 2 tiếng.

C. Theo dõi huyết áp 15 phút/ lần trong vòng 2 tiếng. D. Theo dõi số lượng máu chảy ra ngoài trong vòng 2 tiếng.

71.Điều không nên làm ngay trong dự phòng chảy máu sau đẻ

A. Đảm bảo tử cung sạch.

B. Kích thích cho tử cung co bóp. C. Tiêm oxytocin.

72.Một sản phụ tiền sử sinh lần trước bị chảy máu nặng, lần sinh đó không có sữa, sau đó vú teo dần, cho đến nay đã được 2 năm không có kinh, bộ phận sinh dục khô teo đó vú teo dần, cho đến nay đã được 2 năm không có kinh, bộ phận sinh dục khô teo và giảm tình dục. Hiện tại thử hCG âm tính. Bạn nghĩ đến bệnh nào sau đây:

A. Tuner

B. Sheehan

C. Mãn kinh D. U tuyến yên

NHIỄM KHUẨN HẬU SẢN

73. Điều nào sau đây là yếu tố thuận lợi gây nhiễm khuẩn hậu sản, NGOẠI TRỪ:

A. Sót rau.

B. Đẻ non.

C. Bế sản dịch.

D. Chuyển dạ kéo dài.

74. Chảy máu muộn trong thời kỳ hậu sản thường do:

A. Đờ tử cung. B. Vỡ tử cung.

C. Sót rau.

D. Rách âm đạo.

75. Vi khuẩn gây bệnh nhiễm khuẩn hậu sản thường gặp là:

A. Trực khuẩn uốn ván. B. Liên cầu khuẩn nhóm B.

C. E.coli

D. Tụ cầu vàng.

76. Nhiễm khuẩn hậu sản có nguyên nhân:

A. Người đỡ đẻ không thực hiện đầy đủ chế độ vô khuẩn. B. Dụng cụ không vô khuẩn, môi trường không sạch. C. Sản phụ không vệ sinh cá nhân tốt.

Một phần của tài liệu Trắc nghiệm sản khoa y hà nội có đáp án ôn thi bác sĩ nội trú (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)