1.3.2.1. Trên thế giới
Y.J. Shiau và cs (2002)[82] đã tiến hành nghiên cứu in vitro trong ống nghiệm, bảo tồn và sử dụng cây thuốc Lan gấm (A. formosanus) ở Đài Loan, do dược liệu này có giá trị cao, thu hoạch quá mức các cây mọc tự nhiên nên nguồn cung bị thiếu hụt rất lớn. Nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường, thay vì khai thác từ cây hoang dã, tác giả tiến hành nghiên cứu trồng trọt thương mại Lan gấm (A.
formosanus) theo hướng cho ra hoa đồng bộ để đáp ứng thời kỳ tối ưu cho giao
phấn và đậu quả, thử nghiệm nảy mầm trong ống nghiệm của viên nang ở các các giai đoạn trưởng thành; phát triển điều kiện nảy mầm bất cộng sinh cho hạt; nhân giống in vitro bằng đầu chồi hoặc đốt thân để nuôi trồng thương mại Lan gấm (A.
1.3.2.2. Tại Việt Nam
Phùng Văn Phê và cộng sự (2010)[31] nghiên cứu kỹ thuật nhân nhanh chồi
In-vitro loài Anoectochilus roxburghii (Wall.) Lindl nhằm bảo tồn và phát triển loài
dược liệu nguy cấp và quý hiếm này. Phan Xuân Bình Minh và cs (2015)[29] đã chỉ ra giải pháp nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy in vitro là lựa chọn hàng đầu trong nhân giống nhằm bảo tồn và phát triển loài Lan sứa (Anoectochilus lylei Rolfe ex Downie) có giá trị kinh tế cao đang bị khai thác tận diệt; nghiên cứu tiếp theo của Phan Xuân Bình Minh (2019)[28] nhân giống thành công 3 loài Kim tuyến trung bộ (A.annamensis), Giải thùy lylei (A. lylei) và Kim tuyến tơ (A.setaceus)
bằng phương pháp nuôi cấy in vitro từ hạt và chồi, đề xuất một số giải pháp ban đầu, mang tính khả thi nhằm nhân giống, nuôi trồng để bảo tồn ở điều kiện chuyển chỗ (ex situ) kết hợp với bảo tồn tại chỗ (in situ) đối với 3 loài này.
Nhằm bảo tồn nguồn gen Lan kim tuyến một cách khoa học, hiệu quả và bền vững, luận án lựa chọn phương pháp nghiên cứu nhân giống In vitro, nuôi trồng cung cấp dược liệu, qua đó giúp lưu giữ nguồn gen trong phòng thí nghiệm và bảo tồn ở điều kiện chuyển chỗ (ex situ).