XỬ LÝ SỐ LIỆU

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu đặc điểm hình ảnh, giá trị của 18f FDG PETCT trong lập kế hoạch xạ trị điều biến liều và tiên lượng ở bệnh nhân ung thư thực quản 13 trên (Trang 70 - 71)

- Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0 (IBM, Mỹ)

- Biến định lượng có phân phối chuẩn được trình bày dưới dạng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Biến định lượng không có phân phối chuẩn được trình bày dưới dạng trung vị và khoảng tứ phân vị.

- Biến định tính được trình bày dưới dạng tỷ lệ %.

- So sánh giá trị trung bình của hai biến số định lượng có phân phối chuẩn bằng phép kiểm t.

- So sánh giá trị trung vị của hai biến số định lượng không có phân phối chuẩn bằng phép kiểm Wilcoxon signed ranks.

- So sánh hai nhóm biến số định tính bằng phép kiểm ꭓ2. Trong trường hợp biến số có tần số kỳ vọng < 5, sử dụng phép kiểm Fisher’s exact test.

- Phân tích hồi quy tuyến tính để tìm mối tương quan giữa các thông số chuyển hóa của 18F-FDG PET/CT.

- Phân tích đường cong ROC tìm thông số của 18F-FDG PET/CT có giá trị dự báo đáp ứng hoàn toàn và sống thêm với ngưỡng tối ưu; tính độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác, giá trị dự báo dương tính và giá trị dự báo âm tính.

- Sử dụng đường cong Kaplan-Meier để ước lượng tỷ lệ sống thêm toàn bộ, sống thêm không tiến triển và kiểm soát vùng. Phân tích hồi quy Cox đơn biến và đa biến để tìm các thông số có ý nghĩa tiên lượng cho sống thêm toàn bộ, sống thêm không tiến triển và kiểm soát vùng. Các biến có p < 0,1 trong phân tích đơn biến được đưa vào phân tích đa biến.

- Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu đặc điểm hình ảnh, giá trị của 18f FDG PETCT trong lập kế hoạch xạ trị điều biến liều và tiên lượng ở bệnh nhân ung thư thực quản 13 trên (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)