Phát triển nông thôn phải gắn với đô thị, công nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích chính sách của ngành nông nghiệp tác động đến phát triển sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam kể từ thời kỳ đổi mới kinh tế đến nay (Trang 30 - 32)

Phát triển nông thôn phải gắn với đô thị. Chúng ta phải quy hoạch mạng lưới đô thị, đặc biệt là đô thị cấp II, thị trấn thị tứ tại các vùng nông thôn. Nó sẽ là hạt nhân, điểm tựa của các vùng nông thôn kết nối ra bên ngoài. Chính mạng lưới thị tứ, thị trấn, đô thị cấp II là hạt nhân để biến những vùng nông thôn thành những nơi cung cấp dịch vụ cuộc sống mà đô thị không thể có. Thử nhìn vào viễn cảnh trong 20 năm nữa, đất nước ta có 50% dân số sống ở đô thị, những dịch vụ cuộc sống ở nông thôn sẽ giá trị như thế nào?

Phát triển nông thôn gắn với công nghiệp. Nhà nước phải xác định trên cơ sở thế mạnh của từng vùng nông thôn từ đó ưu tiên tối đa về chính sách để các vùng đó phát triển. Ví dụ vùng nông thôn Tiên Lữ (Hưng Yên) có nhãn lồng, nhà nước chỉ ưu tiên phát triển cây nhãn bằng chính sách thuế, tín dụng, kỹ thuật… thôi. Nếu dân ở đây làm cây khác, xây dựng nhà máy chế biến khác nhà nước sẽ đánh thuế cao hơn. Từ đó sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh của nhãn trên thị trường, tạo ra xu thế sản xuất tập trung.

KẾT LUẬN

Việt Nam là nước sản xuất đứng thứ tư và nước xuất khẩu thứ ba trên thế giới các sản phẩm gạo và cà phê. Tuy nhiên, hoạch định các chính sách thương mại hợp lý là cần thiết trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu của nền kinh tế Việt Nam vào nều kinh tế thế giới và tính bay hơi cao của các thị trường nông nghiệp thế giới. Trong điều kiện như vậy, Chính phủ nước ta đã xác định nhiều mục tiêu khác nhau : nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh và năng suất sản xuất của lĩnh vực nông nghiệp ; tiếp tục cải cách thể chế và pháp lý cho phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam và đáp ứng những đòi hỏi về kinh tế của thị trường thế giới. Những thành quả này phải đi kèm với việc giảm sức nặng của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân cũng như trong lực lượng lao động.

Chính sách trao quyền tự chủ kinh doanh (bắt đầu từ Khoán 10) đã cho phép nông dân tiếp cận với đất đai và các tài nguyên khác như rừng, biển, mặt nước... và chính sách tự do hoá thương mại và đầu tư, đặc biệt đầu tư mạnh về thuỷ lợi đã tạo cú hích ban đầu cho nền nông nghiệp hàng hoá: từ chỗ thiếu đói và khủng hoảng lương thực trong những năm cuối thập kỷi 70, đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, chúng ta đã vươn lên đủ ăn và trở thành nước đứng thứ nhì thế giới về xuất khẩu gạo, đứng vào một trong những nước hàng đầu thế giới về xuất khẩu các nông phẩm nhiệt đới như cà phê, cao su, hạt tiêu, điều... và gần đây, xuất khẩu thuỷ sản cũng chiếm vị trí cao. Tuy nhiên, về cơ bản, sản xuất nông nghiệp nước ta còn phát triển thiếu bền vững, manh mún và tự phát, kém sức cạnh tranh và chưa đủ tầm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Yêu cầu bức thiết hiện nay là nhanh chóng chuyển từ nền nông nghiệp trình độ thấp sang trình độ cao. Điều đó đòi hỏi phải có bước đột phá về chính sách để giải quyết các mâu thuẫn và rào cản phát triển, đưa nền nông nghiệp truyền thống chuyển sang quỹ đạo hàng hoá và thị trường hiện đại; thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, tạo ra nền nông nghiệp giá trị cao và chất lượng cao dựa trên việc ứng dụng phổ biến các thành tựu khoa học công nghệ và phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Phân tích chính sách của ngành nông nghiệp tác động đến phát triển sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam kể từ thời kỳ đổi mới kinh tế đến nay (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w