Việc thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường – Từ thực tiễn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 55 - 58)

môi trƣờng

Trong những năm gần đây, tình hình vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường của huyện Tam Dương tăng nhanh chóng về số lượng và tính chất, mức độ vi phạm ngày càng tinh vi và nghiêm trọng hơn. Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã có nhiều hoạt động thanh tra, kiểm tra tình hình vi phạm về ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện. Thực tế cho thấy, các xã, thị trấn vi phạm nghiêm trọng những quy định của pháp luật về ô nhiễm môi trường là do sự phát triển của công nghiệp, dịch vụ, quá trình đô thị hóa, chất lượng môi trường và sức khỏe người dân trên địa bàn huyện Tam Dương cũng chịu áp lực lớn; tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra tại một số địa phương gây bức xúc cho người dân, ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng bền vững của huyện. Nơi có đông đảo các ngành nghề sản xuất, cùng với đó là chất thải đặc biệt là nước thải được xử lí tập trung với một khối lượng lớn. Cơ sở vật chất kĩ thuật còn yếu kém nhưng trên hết vẫn là ý thức của người dân và các doanh nghiệp còn thấp dẫn đến hiện tượng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại nhiều nơi trên địa bàn huyện. Qua khảo sát tình hình, tác giả thu thập được một số ví dụ cụ thể về vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện và đã được tiến hành xử lý như sau:

Theo phản ánh của người dân khu 7 xã Đồng Tĩnh, kể từ năm 2018 và 2019, người dân nơi đây đang phải sống và sinh hoạt trong môi trường ô

49

nhiễm nặng nề bởi trại nuôi lợn của hai gia đình trên địa bàn khu 9 gây mất vệ sinh khiến mọi sinh hoạt của các gia đình bị đảo lộn. Lý do gây ô nhiễm nước thải của những trại nuôi lợn này thải ra môi trường không được xử lý đã gây ô nhiễm nguồn nước, cống rãnh bị ùn tắc không thể khơi thông, môi trường bị ô nhiễm trầm trọng, khiến người dân vô cùng lo lắng và bức xúc.

Chủ tịch UBND xã Đồng Tĩnh cho biết: xã nhận được đơn kiến nghị của các hộ dân ở khu 7 về việc các hộ chăn nuôi tại khu 9 xả nước thải trực tiếp không qua xử lý ra môi trường gây ô nhiễm môi trường nặng nề, UBND xã đã tiến hành các bước kiểm tra xác minh cụ thể và khẳng định đơn phản ánh kiến nghị của nhân dân khu 7 là hoàn toàn đúng sự thật. Để giải quyết tình trạng này, chính quyền địa phương đã tiến hành lập biên bản 2 hộ chăn nuôi tại khu 9 yêu cầu không được xả thải trực tiếp ra môi trường. Bên cạnh đó xã đang tiến hành hoàn thiện hệ thống cống, rãnh thoát nước thải trên địa bàn khu 9. Sau khi hoàn thiện xã sẽ yêu cầu người dân khu 9 phải xả nước thải ra hệ thống cống rãnh của khu mình; tránh việc xả sang khu 7 để hệ thống quá tải, gây ùn tắc, ứ đọng ô nhiễm như hiện nay. Việc chăn nuôi lợn trong khu vực dân cư làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đã vi phạm khoản 2 Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và phải bị xử phạt theo quy định tại Điều 14, nghị định 179/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường.

Trên địa bàn huyện Tam Dương có rất nhiều khu chăn nuôi. Điều đó góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn huyện. Thực tế, những năm qua, Tam Dương luôn được đánh giá là một trong những huyện có tốc độ phát triển kinh tế tốt. Tuy nhiên, việc xây dựng và phát triển nhiều khu chăn nuôi trên địa bàn đã tạo ra vấn nạn ô nhiễm môi trường cần phải giải quyết. Chúng ta có thể điểm qua một số khu công nghiệp trên địa bàn huyện Tam Dương gặp tình trạng ô nhiễm môi trường như sau: Khu chăn nuôi xả thải gây

50

ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng nặng đến môi trường, khiến người dân vô cùng lo lắng và bức xúc. Đi dọc các tuyến đường của khu chăn nuôi này, ta có thể dễ dàng nhận thấy tình trạng các con kênh, sông ở đây đang bị ô nhiễm ở mức độ như thế nào, nguồn nước bị chuyển màu đen sẫm, và bốc mùi vô cùng khó chịu. Mức độ ô nhiễm này nặng tới mức ngay cả các loài cá cũng không thể sống sót, chúng bị chết nổi đầy mặt sông, con sông này hàng ngày vẫn đang phải hứng chịu lượng nước xả thải vô cùng lớn từ Khu chăn nuôi.

Một ví dụ điển hình nữa của xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường. Tại xã An Hòa, trong khu vực nhà dân xung quanh, đã phải chịu ô nhiễm môi trường bởi mùi hôi thối nồng nặc tỏa ra từ chuồng heo của gia đình. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết thời gian đầu, hộ chăn chăn nuôi chỉ nuôi vài con, sau đó tăng dần lên hàng chục con. Việc nuôi heo trong khu dân cư đã khiến những người sống xung quanh luôn phải chịu đựng mùi hôi thối, ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống. Được biết, trong xã còn một số hộ khác, cũng đang nuôi heo nhưng với số lượng ít hơn (mỗi hộ chỉ khoảng 6 - 8 con). Trong các đợt tiếp xúc cử tri, người dân của xã đã kiến nghị nhiều lần nhưng chưa được giải quyết dứt điểm. “Tình hình ô nhiễm rất nghiêm trọng, chúng tôi không cách nào chịu được, bước ra tới cửa là muốn ói. Nhiều lần lãnh đạo địa phương tiếp xúc cử tri và được chúng tôi kiến nghị, nhưng vẫn chưa giải quyết”, đã có những người dân ở những nhà xung quanh phản ánh. Trước bức xúc của nhân dân, địa phương cũng đã nhiều lần đến kiểm tra, lập biên bản nhắc nhở, yêu cầu các hộ nuôi heo nơi đây hàng ngày dọn vệ sinh chuồng trại, đồng thời khẩn trương tìm địa điểm nuôi heo ngoài khu dân cư… Sau nhiều lần nhắc nhở, cuối năm 2019, UBND xã An Hòa đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với những hộ chăn nuôi vi phạm về ô nhiễm môi trường.

51

Do đó, việc thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường của huyện đã thực hiện được những trách nhiệm sau:

- Xác nhận, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường theo ủy quyền; kiểm tra việc chấp hành pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường của hộ gia đình, cá nhân; Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về ô nhiễm môi trường hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trên trực tiếp.

Ủy ban nhân dân cấp huyện đã tiến hành:

+ Kiểm tra, thanh tra, xử phạt vi phạm pháp luật về ô nhiễm môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về vi phạm ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và quy định của pháp luật có liên quan; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường liên tỉnh.

+ Chịu trách nhiệm trước các phòng, ban, ngành về việc để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn.

Ngoài ra, nguồn thu từ ngân sách thấp nên việc đầu tư cho sự nghiệp bảo vệ môi trường còn hạn chế; ở cấp xã, tuy đã bố trí cán bộ phụ trách tham mưu quản lý môi trường nhưng năng lực hạn chế; công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi chưa thường xuyên; hạ tầng về môi trường tuy được đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Xử phạt vi phạm hành chính về ô nhiễm môi trường – Từ thực tiễn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)