Tức là những người xã hội chủ nghĩa hồi bấy giờ: phái Phu-ri-ê ở Pháp, phái Ô-oen ở Anh Ph Ă (Chú thích của Ăng-ghen cho lần xuất bản bằng tiếng

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 4 phần 3 pdf (Trang 40 - 42)

một phần lao động của các anh trở thành vô ích. Vả lại, các anh có làm gì thì cũng uổng công vô ích, cái quyết định tiền công của các anh bao giờ cũng là quan hệ so sánh giữa những cánh tay được yêu cầu với những cánh tay được cung cấp, và nếu các anh nổi lên chống lại những quy luật vĩnh cửu của khoa kinh tế chính trị thì đó chỉ là một sự cố gắng vừa buồn cười vừa nguy hiểm mà thôi.

Những người xã hội chủ nghĩa nói với công nhân rằng: các anh đừng có liên minh lại với nhau, vì rốt cuộc lại, các anh sẽ được lợi cái gì? Được tăng tiền công chăng? Các nhà kinh tế học sẽ chứng minh cho các anh thấ y rõ mồn một rằng trong trường hợp thắng lợi, các anh có thể được thêm vài đồng xu trong một thời gian ngắn, nhưng sau đó tiền công của các anh sẽ tụt xuống một cách vĩnh viễn. Những kẻ tính toán làm nghề sẽ chứng minh với các anh rằng các anh phải để ra nhiều năm thì mới có thể lấy chỉ cái phần tiền công được tăng thêm để bù lại được những phí tổn mà các anh đã phải bỏ ra để tổ chức và duy trì những liên minh ấy. Còn chúng tôi, với tư cách là người xã hội chủ nghĩa, chúng tôi sẽ nói với các anh rằng ngoài vấn đề tiền bạc ấy ra thì trước sau, các anh vẫn là công nhân, mà bọn chủ thì bao giờ cũng là bọn chủ. Vậy thì không cần liên minh, không cần làm chính trị, vì lập ra những liên minh, há chẳng phải là làm chính trị đó sao?

Những nhà kinh tế học muốn rằng công nhân vẫn cứ sống trong cái xã hội y như nó đã hình thành, cái xã hội y như họ đã ghi lại và quy định trong các sách giáo khoa của họ.

Những người xã hội chủ nghĩa khuyên công nhân rằng hãy cứ để yên cái xã hội cũ đấy, để có thể dễ dàng đi vào xã hội mới, xã hội mà họ đã chuẩn bị cho công nhân với con mắt nhìn xa biết chừng nào.

Nhưng bất chấp cả những nhà kinh tế học và những người xã hội chủ nghĩa, bất chấp cả các sách giáo khoa và những điều không tưởng, những liên minh vẫn không ngừng phát triển và lớn

lên cùng với sự phát triển và sự tăng trưởng của công nghiệp hiện đại. Như vậ y đến mức mà ngày nay trình độ mà sự liên minh đạt được trong một nước nói lên một cách rõ rệt trình độ mà nước ấ y chi ếm trên bậc t hang của thị trường thế giới. Nước Anh, là nước mà nền công nghiệp đã đạt đến trình độ phát triển cao nhất, cũng là nước có những liên minh rộng lớn nhất và được tổ chức tốt nhất.

Ở nước Anh, người ta không chỉ lập ra những liên minh có tính chất bộ phận, không có mục đích nào khác là làm một cuộc bãi công tạm thời, xong rồi thì cũng giải tán cùng với cuộc bãi công. Người ta đã lập ra những liên minh thường trực, những hội công liên dùng làm chiến lũy cho công nhân trong các cuộc đấu tranh của họ với bọn chủ xí nghiệp. Và bây giờ đây, tất cả những hội công liên địa phương ấy đều thống nhất vào trong Hội liên hiệp toàn quốc các nghiệp đoàn thống nhất73 mà ban chấp hành trung ương đóng ở Luân Đôn, và nó đã có đến 80 000 hội viên. Việc tổ chức ra những cuộc bãi công, những liên minh, những hội công liên ấy được tiến hành song song với những cuộc đấu tranh chính trị của những công nhân - hiện nay, họ đã lập ra một chính đảng lớn tên là phái Hiến chương.

Những thử nghiệm đầu tiên của công nhân nhằm liên hiệp nhau lại bao giờ cũng được tiến hành dưới hình thức những liên minh.

Đại công nghiệp tập trung vào một nơi một số lượng đông đảo những người chưa từng quen biết nhau. Sự cạnh tranh chia rẽ họ về mặt quyền lợi. Nhưng việc giữ vững tiền công, cái quyền lợi chung ấy của họ chống lại chủ của họ, đoàn kết họ lại trong cùng một tư tưởng phản kháng - liên minh. Vậy là liên mi nh luôn l uôn có

một mục đích kép tức là chấm dứt sự cạnh tranh giữa họ với nhau để có t hể chung sức cạnh tranh với nhà t ư bản. Nếu mục đích phản kháng lúc đầu chỉ là nhằm giữ vững ti ền cô ng, thì

trong chừng mực mà b ọn tư bản, đến l ượt chúng, càng đoàn kết lại trong cùng một t ư tưởng đàn áp, các liên minh, lúc đầu còn lẻ t ẻ, cũng hình t hành thành những nhóm; và đứng trước tư bản luôn l uôn liên kết với nhau, việc giữ vững hội liên hi ệp đối với họ trở thành cần thiết hơn là việc gi ữ vững tiền công. Điều đó là một sự thật đến nỗi các nhà kinh tế học Anh rất đỗi ngạc nhiên khi thấy công nhân hy sinh một phần khá lớn tiền công cho những hội liên hiệp mà nhà kinh tế học ấy cho là được tổ chức ra chỉ để đấu tranh vì tiền công mà thôi. Trong cuộc đấu tranh ấy - đó là một cuộc nội chi ến thật sự - tất cả những yếu tố cần thiết cho một cuộc chiến đấu sắp tới, đang được tập hợp lại và đang phát triển. Khi đã đạt đến chỗ ấy, thì liên minh mang một tính chất chính trị.

Lúc đầu, những điều kiện kinh tế đã biến quần chúng nhân dân thành những người lao động. Sự thống trị của tư bản đã tạo ra cho quần chúng ấy một hoàn cảnh chung, những lợi ích chung. Vậy là quần chúng ấy đã là một giai cấp đối lập với tư bản, nhưng chưa phải là một giai cấp vì nó. Trong cuộc đấu tranh - mà chúng ta chỉ nêu lên vài giai đoạn - quần chúng ấy tập hợp nhau lại, tự hợp thành giai cấp vì nó. Những lợi ích mà nó bảo vệ, trở thành những lợi ích giai cấp. Mà cuộc đấu tranh giữa giai cấp với giai cấp là một cuộc đấu tranh chính trị.

Trong lịch sử giai cấp tư sản, chúng ta cần phân biệt hai giai đoạn: trong giai đoạn đầu, nó tự hợp thành giai cấp dưới chế độ phong kiến và quân chủ chuyên chế, và trong giai đoạn hai, sau khi đã tự hợp thành giai cấp rồi, nó lật đổ chế độ phong kiến và nền quân chủ, để biến xã hội cũ thành một xã hội tư sản. Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn dài nhất và đòi hỏi những cố gắng lớn nhất. Nó cũng bắt đầu bằng những liên minh có tính chất bộ phận chống lại bọn lãnh chúa phong kiến.

Người ta đã tiến hành rất nhiều công trình nghiên cứu để phản ánh lại những giai đoạn lịch sử khác nhau mà giai cấp tư sản đã

trải qua, kể từ công xã cho đến khi giai cấp tư sản đã tự hợp thành giai cấp.

Thế nhưng, khi phải đánh giá một cách chính xác những cuộc bãi công, những liên minh và những hình thức khác trong đó những người vô sản đ ang t hực hi ện t rước mặt chúng t a vi ệc họ tự tổ chức lại thành giai cấp, thì có kẻ đâm ra sợ hãi thật sự, có kẻ biểu lộ một thái độ khinh khỉnh ra vẻ siêu nhiên.

Một giai cấp bị áp bức là điều kiện sống còn của mọi xã hội dựa trên sự đối kháng giai cấp. Vậy là sự giải phóng giai cấp bị áp bức tất phải bao hàm việc sáng lập ra một xã hội mới. Muốn cho giai cấp bị áp bức có thể tự giải phóng được thì những lực lượng sản xuất đã có và những quan hệ xã hội hiện hành không thể nào cùng tồn tại bên cạnh nhau được nữa. Trong tất cả những công cụ sản xuất, thì lực lượng sản xuất hùng mạnh nhất là bản thân giai cấp cách mạng. Sự tổ chức của những phần tử cách mạng thành giai cấp giả định sự tồn tại của tất cả những lực lượng sản xuất có thể nảy sinh ra trong lòng xã hội cũ.

Phải chăng như vậy có nghĩa là sau khi xã hội cũ sụp đổ, sẽ có một sự thống trị của giai cấp mới, biểu hiện tập trung ở một chính quyền mới? Không phải.

Điều kiện để giải phóng giai cấp công nhân, đó là sự xoá bỏ mọi giai cấp; cũng giống như trước kia, điều kiện giải phóng của đẳng cấp thứ ba, tầng lớp tư sản, là sự xoá bỏ tất cả các đẳng cấp và tất cả các tầng lớp1).

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 4 phần 3 pdf (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)