Giải pháp đổi mới công tác thi đua, khen thưởng

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc cho giảng viên trường đại học kinh tế, đại học huế (Trang 111)

Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng là giải pháp xếp cuối cùng về mức độ cần thiết trong kết quả khảo sát của tác giả với 75.38%. Công tác thi đua, khen thưởng có vai trò quan trọng trong việc khuyến khích, động viên viên chức, giảng viên làm việc đạt hiệu quả cao hơn. Thông qua các phong trào thi đua, có những hình thức khen thưởng xứng đáng, góp phần tích cực trong việc tạo động lực cho giảng viên phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Để góp phần hoàn thiện công tác thi đua, khen thưởng, tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, ban giám hiệu, lãnh đạo nhà trường cần nhận thức đầy đủ về vai trò của thi đua, khen thưởng để thường xuyên chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoạt động thi đua, khen thưởng ngày càng nền nếp, công bằng, dân chủ, văn minh. Các tiêu chí thưởng đưa ra phải rõ ràng hơn, bao quát mọi công việc và đối tượng, phải được công khai lấy ý kiến của toàn thể hội đồng thi đua khen thưởng trước khi ban hành quyết định và phải thường xuyên được xem xét, chỉnh sửa cho phù hợp với tình hình thực tế.

Thứ hai, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách công tác thi đua khen thưởng của trường. Muốn làm tốt công tác thi đua khen thưởng trước hết phải có cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất để làm công tác này. Nếu cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng không thông thạo về chuyên môn nghiệp vụ thì không thể tham mưu đề xuất với lãnh đạo trường các phong trào thi đua và xét duyệt những hình thức khen thưởng kịp thời, chính xác. Điều này có thể dẫn đến tình trạng bất mãn khi khen sai, khen không đúng tiêu chuẩn.

Thứ ba, đa dạng hóa các hình thức khen thưởng cũng là giải pháp hiệu quả. Ngoài các hình thức thi đua khen thưởng xét tặng thường kỳ theo năm học, nhà trường cần phải nghiên cứu để đa dạng các hình thức thưởng như: khen thưởng công việc, khen thưởng phong trào, khen thưởng theo quý, khen thưởng đột xuất,... Đặc biệt, cần chú ý đến hình thức khen thưởng đột xuất vì đây là

103

hình thức khen thưởng kịp thời, có tác động nhanh và có tầm ảnh hưởng lớn đối với các giảng viên; nó vừa thể hiện được nỗ lực trong công việc của thầy cô, vừa thể hiện được sự quan tâm, sát sao công việc của người lãnh đạo.Việc khen thưởng phải kịp thời, chính xác, đồng thời đi kèm với khen là khoản thưởng về vật chất đủ lớn để tăng thêm tác dụng khuyến khích, động viên giảng viên tiếp tục tái lập các thành tích, phấn đấu hơn nữa để lập thành tích cao trong công việc.

Tiểu kết Chương 3

Trên cơ sở phân tích thực trạng tạo động lực làm việc cho đội ngũ giảng viên trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế ở chương 2 và dựa trên những mục tiêu, định hướng trong thời gian tới, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tạo động lực làm việc cho giảng viên, khuyến khích, động viên họ hăng say làm việc, có trách nhiệm hơn với công việc, tự tin thể hiện năng lực của bản thân, phấn đấu đạt được mục tiêu của bản thân cùng với mục tiêu chung của nhà trường.

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực trạng về tạo động lực làm việc cho giảng viên trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế như đã nghiên cứu ở Chương 1 và Chương 2, tác giả đã đưa ra 6 giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động tạo động lực làm việc cho giảng viên, đó là:

- Giải pháp tăng tiền lương, thu nhập - Giải pháp cải thiện môi trường làm việc - Giải pháp phân công, bố trí hợp lý công việc - Giải pháp hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng

- Giải pháp hoàn thiện công tác quy hoạch, bổ nhiệm - Giải pháp đổi mới công tác thi đua, khen thưởng

Để những giải pháp được hiện thực hóa trong thực tế nhằm tạo động lực làm việc cho giảng viên Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế cần phải thực

104

hiện đồng bộ các giải pháp trên, muốn vậy cần có sự quan tâm chỉ đạo, tham gia thực hiện của các cấp các ngành có liên quan từ Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Huế và lãnh đạo nhà trường cùng sự nỗ lực của mỗi giảng viên.

105

KẾT LUẬN

Tạo động lực làm việc cho giảng viên là yêu cầu tất yếu vì đội ngũ giảng viên có vai trò quan trọng, tác động trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Do đó, lãnh đạo nhà trường cần vận dụng các chính sách, các biện pháp, cách thức quản lý nhằm tạo cho giảng viên có động lực làm việc, phát huy mọi năng lực của bản thân để đạt được mục tiêu của cá nhân đồng thời đóng góp vào thành công chung của Trường.

Thông qua 3 chương của luận văn thạc sĩ với đề tài: “Tạo động lực làm việc cho giảng viên trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế” đã đạt được những kết quả sau:

Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về tạo động lực làm việc và các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc. Đây là những cơ sở quan trọng cho việc đánh giá thực trạng tạo động lực làm việc.

Thứ hai, trên cơ sở lý luận, các kiến thức của các thầy, cô giáo Học viện Hành chính Quốc gia đã truyền đạt, qua thực tiễn công tác, nghiên cứu tài liệu và tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi tại trường, tác giá đã đưa ra những phân tích về thực trạng tạo động lực làm việc cho giảng viên trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, đồng thời chỉ ra được những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.

Thứ ba, luận văn đã đề xuất được những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động tạo động lực làm việc cho giảng viên trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Tổ chức, hành vi, cơ cấu, quy trình, James.L.Gibson, ThS Phan Quốc Bảo, nhóm dịch thuật Đại học Duy Tân; Hiệu đính TS. Lý Minh Chiêu.

2. Nguyễn Văn Đệ “Phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học”, luận án Tiến sĩ (2007).

3. Nguyễn Thị Hồng Hải “Tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ chức hành chính nhà nước”, Tạp chí tổ chức Nhà nước ngày 22 tháng 5 năm 2013.

4. Nguyễn Minh Hùng “Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức quản lý ngành giáo dục – đào tạo”, luận văn thạc sĩ.

5. Nguyễn Văn Công “Tăng cường quản lý Nhà nước về nguồn nhân lực ngành giáo dục – đào tạo tỉnh Tuyên Quang nhằm nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo’’, luận văn thạc sĩ.

6. Cảnh Chí Hoàng “Tạo động lực làm việc của giảng viên các trường đại học”, tạpchitaichinh.vn.

7. Phan Thị Cẩm Chi “Tạo động lực làm việc cho đội ngũ giảng viên(từ thực tiễn Đại học Huế)”, luận văn thạc sĩ.

8. Trần Anh Tuấn và Nguyễn Hữu Hải, Nxb. Chính trị quốc gia, sách “Quản lý công” (2015)

9. Nguyễn Thị Phương Lan, “Hoàn thiện hệ thống tạo công cụ tạo động lực cho công chức ở các cơ quan hành chính nhà nước” luận án Tiến sĩ (2015).

10. Lê Thị Trâm Oanh, “ Tạo động lực làm việc cho công chức nhà nước” luận văn thạc sĩ (2010).

11. Nguyễn Việt Đức, “ Động lực làm việc của công chức các cơ quan Hành chính Nhà nước huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định”, luận văn thạc sĩ (2012).

12. Trương Thu, “Tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức cấp xã thành phố Đà Nẵng”, luận văn thạc sĩ (2014).

13. Nguyễn Thùy Linh, “Động lực làm việc của viên chức Trường Đại học Y Hà Nội”, luận văn thạc sĩ (2015).

14. Nguyễn Chí Hiền, “Tạo động lực làm việc cho công chức trong cơ quan hành chính Nhà nước huyện sông Hinh, tỉnh Phú Yên, luận văn thạc sĩ (2015).

15. Dương Chí Viễn, “Tạo động lực làm việc cho giảng viên trường Đại học Phú Yên, tỉnh Phú Yên”, luận văn thạc sĩ (2016).

16. Nguyễn Thị Huyền, “Tạo động lực làm việc cho viên chức tại trường Chính trị Tô Hiệu, Hải Phòng”, luận văn thạc sĩ (2021).

17.Kreitner R, Management. 1995, Boston: Houghton Mifflin

18. Mitchell (1999), Multlines, New York, Dial Peess Trade Paperback. 19. Buford J A. Et al, Management in extension. 1995, Columbus, Ohio:

Ohio State University Extension.

20. Donnelly J H. Et al, Fundamentals of management, 9th ed. 1995, Chicago: Irwin.

21.Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân, giáo trình Quản trị nhân lực 22. TS. Đoàn Thị Thu Hà, TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Giáo trình Quản trị

học.

23. Bùi Anh Tuấn, Phạm Thúy Hương, Giáo trình hành vi tổ chức.

24. Nguyễn Thành Độ và Nguyễn Ngọc Huyền, Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Lao động xã hội, Hà Nội – 2004.

25. Hà Văn Hội, Giáo trình Quản trị nhân lực trong doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội - 2008.

26. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2019), Luật Giáo dục.

27. Viện Nghiên cứu Sư phạm – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (2009), Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành Giáo dục và Đào tạo, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội.

28. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giáo dục.

29. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật Giáo dục.

30. Website trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế: hce.edu.vn 31. Quy chế chi tiêu nội bộ Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Mức độ cần thiết đối với các nhóm giải pháp tạo động lực làm việc

Stt Mức độ hài lòng Giải pháp về chính sách tiền lương, thu nhập Giải pháp về quy hoạch, bổ nhiệm Giải pháp về phân công, bố trí, sắp xếp công việc Giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng Giải pháp cải thiện môi trường làm việc Giải pháp đổi mới công tác thi đua, khen thưởng Tần suất % Tần suất % Tần suất % Tần suất % Tần suất % Tần suất % 1 Không cần thiết 0 0 1 0.77 6 4.62 8 6.15 2 1.54 5 3.85 2 Ít cần thiết 2 1.54 3 2.33 1 0.77 8 6.15 5 3.85 16 12.31 3 Phân vân 3 2.31 25 19.38 2 1.54 15 11.54 4 3.08 11 8.46 .4 Cần thiết 79 60.77 61 47.29 68 52.30 67 51.54 71 54.61 62 47.69 5 Rất cần thiết 46 35.38 39 30.23 53 40.77 32 24.62 48 36.92 36 27.69 Tổng 130 100 129 100 130 100 130 100 130 100 130 100

Phụ lục 2. Mẫu phiếu khảo sát ( dành cho giảng viên)

Mã số phiếu:…… PHIẾU KHẢO SÁT

(Dành cho giảng viên)

Chào quý Thầy/cô!

Tạo động lực làm việc cho người lao động trong tổ chức, cơ quan là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong mỗi tổ chức. Để đánh giá đúng thực trạng và đề xuất giải pháp tạo động lực làm việc cho giảng viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế, kính đề nghị quý thầy/cô cho ý kiến về một số nội dung dưới đây. Chúng tôi cam kết mọi thông tin của Thầy/cô được hoàn toàn bảo mật và chỉ sử dụng thông tin cho mục đích nghiên cứu, không sử dụng vào bất kỳ một mục đích nào khác. Rất mong được sự hợp tác và giúp đỡ nhiệt tình của quý Thầy/cô.

Xin trân trọng cảm ơn quý Thầy/cô.

Phần I: Thông tin chung

1. Đơn vị: ………. 2. Giới tính: □ Nam; □ Nữ

3. Chức vụ hiện tại:

□ Trưởng khoa/phòng/ban/trung tâm □ Phó khoa/phòng/ban/trungtâm

□ Trưởng bộ môn □ Phó bộ môn

□ Giảng viên 4. Nhóm tuổi

□ <30 tuổi □ 30-40 tuổi

□ 41-50 tuổi □ 51-60 tuổi □ >60 tuổi 5. Trình độ

□ Đại học □ Thạc sĩ

6. Thâm niên công tác:

□ <5 năm □ 5-10 năm

□ 10-15 năm □ 15-20 năm □ >20 năm

Phần II: Nội dung khảo sát

1. Kết quả giảng dạy của Thầy/Cô so với định mức công việc?

□ Vượt giờ chuẩn □ Đủ giờ chuẩn

□ Thiếu giờ chuẩn □ Không có giờ dạy (phân công việc khác) 2. Thời gian dành cho nghiên cứu khoa học của Thầy/Cô như thế nào?

□ Rất đảm bảo □ Đảm bảo

□ Ít đảm bảo □ Không đảm bảo

3. Thầy/cô đánh giá thế nào về khối lượng công việc mà mình đang đảm nhận?

□ Không phù hợp □ Bình thường

□ Phù hợp □ Rất phù hợp

4. Mức lương hiện tại có xứng đáng với công sức mà Thầy/Cô bỏ ra không?

□ Hoàn toàn xứng đáng □ Xứng đáng

□ Xứng đáng một phần □ Không xứng đáng

5. Việc nâng lương thường xuyên, nâng lương trước thời hạn, việc hưởng phụ cấp, chế độ thu hút, chế độ đãi ngộ đối với giảng viên được thực hiện như thế nào?

□ Rất tốt □ Tốt

□ Bình thường □ Không tốt

6. Thu nhập hiện tại của quý Thầy/Cô có đảm bảo cho cuộc sống?

□ Rất đảm bảo □ Đảm bảo

- Nếu thầy/cô có ý kiến khác hoặc đề xuất biện pháp nâng cao thu nhập xin vui lòng nêu ý kiến dưới đây.

………

………

………

……… 7. Thầy/Cô cho biết mức độ hài lòng của mình đối với một số nội dung 1. Rất không đồng ý/ Rất không hài lòng 4. Đồng ý/ Hài lòng

2. Không đồng ý/ Không hài lòng 5. Rất đồng ý/ Rất hài lòng 3. Phân vân

TT Nội dung Mức độ hài lòng

I Thu nhập, lương, thưởng và phúc lợi

1 Thu nhập hiện tại đảm bảo cho cuộc sống 1 2 3 4 5 2 Vẫn nhận lương và các khoản phụ cấp khi nghỉ phép, nghỉ ốm, nghỉ thai sản 1 2 3 4 5 3 Tiền thưởng trong các dịp lễ, tết phù hợp 1 2 3 4 5 4 Được đóng bảo hiểm đầy đủ, đúng quy định 1 2 3 4 5 5 Công bằng trong chính sách trả lương 1 2 3 4 5 6 Các khoản phúc lợi ngoài lương là phù hợp với đóng góp của cá nhân 1 2 3 4 5

II Bố trí phân công công việc 1 2 3 4 5

1 Công việc phù hợp với chuyên môn và năng lực bản thân 1 2 3 4 5 2 Công việc được phân công rõ ràng, hợp lý, công bằng 1 2 3 4 5

III Môi trường làm việc 1 2 3 4 5

1 Môi trường làm việc văn minh, an toàn 1 2 3 4 5 2 Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy đẩy đủ 1 2 3 4 5 3 Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu đẩy đủ 1 2 3 4 5

4 Không gian làm việc sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo sức khoẻ 1 2 3 4 5 5 Đối với mối quan hệ đồng nghiệp, với lãnh đạo 1 2 3 4 5 6 Đối với phong cách làm việc của người lãnh đạo, quản lý của đơn vị 1 2 3 4 5

IV Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển chuyên môn 1 2 3 4 5

1 Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghề nghiệp được quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện 1 2 3 4 5 2 Đào tạo, bồi dưỡng đúng trình độ, chuyên môn công tác 1 2 3 4 5

V Cơ hội thăng tiến thông qua quy hoạch, bổ nhiệm 1 2 3 4 5

1 Có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc 1 2 3 4 5 2 Công tác quy hoạch, bổ nhiệm được thực hiện rõ ràng, minh bạch, hợp lý 1 2 3 4 5

VI Thi đua, khen thưởng, cá nhân 1 2 3 4 5

1 Cấp trên đánh giá đúng và công nhận đóng góp của cá nhân 1 2 3 4 5 2 Được tuyên dương, khen thưởng phù hợp, kịp thời khi lập được thành tích xuất sắc 1 2 3 4 5

8. Trong quá trình thực hiện công việc được phân công có những yếu tố nào tác động tích cực và yếu tố nào tác động chưa tích cực đến hiệu quả công việc của quý thầy/cô?

- Những yếu tố tác động tích cực: ... - Những yếu tố tác động chưa tích cực: ... 9. Thầy/cô vui lòng cho biết mức độ ảnh hưởng tới triển vọng thăng tiến của giảng viênở đơn vị (xếp theo thứ tự từ 1: quan trọng nhất đến 6: ít quan trọng

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc cho giảng viên trường đại học kinh tế, đại học huế (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)