Tình hình người có công trên địa bàn huyện An Lão

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 52 - 54)

Năm 1964, trước những thất bại liên tiếp trên mọi chiến trường, Mỹ- ngụy ra sức tăng cường lực lượng chiếm giữ một số địa bàn miền núi trọng yếu nhằm khống chế những căn cứ cách mạng của ta. Thực hiện âm mưu đó, địch cho xây dựng chi khu quân sự An Lão (nay thuộc xã An Trung, huyện An Lão).

Là một huyện miền núi nằm ở phía bắc Bình Định, cư dân chủ yếu là người H're, trong thời kháng chiến chống Pháp, An Lão là một căn cứ quan trọng của Liên khu V. Tuy ở sâu trong vùng núi nhưng huyện lụy lại nằm lọt vào một thung lũng, án ngữ những đầu mối giao thông quan trọng. Vì vậy, cũng đã có nhiều người dân, chiến sĩ quả cảm, không ngại gian khổ, phải chịu nhiều mất mát hy sinh trong chiến tranh để cống hiến cho sự nghiệp giữ gìn và xây dựng Tổ quốc nói chung và huyện An Lão nói riêng.

Tính đến tháng 12/2019, có 1.120 người hưởng chế độ, chính sách đối với người có công, cụ thể như sau:

43

Bảng 2.1: Phân loại người có công trên địa bàn huyện An Lão

TT Đối tượng Số lượng

(người)

1. Bà mẹ Việt Nam anh hùng 04

2. Thân nhân liệt sĩ 120

3. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh 654

4. Thương binh B hiện đang sống 22

5. Bệnh binh 106

6. Người và gia đình có công với cách mạng 01

7. Cán bộ lão thành cách mạng 22

8. Cán bộ tiền khởi nghĩa 64

9. Người trực tiếp nhiễm và con đẻ bị nhiễm chất độc hóa học

hiện đang sống 52

10. Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động trong

kháng chiến hiện đang hưởng trợ cấp 1

11. Người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày còn sống 40

12. Công an, quân nhân xuất ngũ 16

13. Người phục vụ thương binh, bệnh binh 18

Tổng 1120

(Nguồn: Báo cáo tình hình chi trả phụ cấp tháng 12/2019 của phòng LĐTBXH huyện An Lão)

Qua bảng số liệu trên, có thể thấy số lượng người có công trên địa bàn huyện tương đối lớn và đa dạng về mặt đối tượng, trong đó đối tượng thương binh, người hưởng chính sách như thương binh chiếm phần đông đa số người có công. Chính vì vậy, để làm tốt công tác quản lý và thực hiện các chế độ trợ cấp, chính sách ưu đãi cho người có công, phòng LĐTBXH huyện cần có biện pháp kết hợp với các cơ quan, các phòng ban ngành liên quan để đảm bảo bao phủ toàn diện việc thực hiện chính sách đến tất cả các đối tượng người có công trên địa bàn huyện.

44

Tóm lại, huyện An Lão có lịch sử lâu đời và có truyền thống văn hóa và đấu tranh cách mạng kiên cường, có truyền thống, đạo lý “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” trong nhiều năm qua toàn huyện đã luôn phấn đấu thực hiện tốt các chính sách người có công, và họ đã được xác nhận và giải quyết quyền lợi theo đúng quy định của Nhà nước. Bên cạnh đó, các cấp, các ngành cũng đã huy động các nguồn lực, sức mạnh cộng đồng, các tổ chức, cá nhân để chăm lo đời sống gia đình chính sách, chăm sóc phần mộ các liệt sĩ … góp phần ổn định tình hình kinh tế - chính trị - xã hội ở địa phương.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)