Nhóm các giải pháp về thể chế, cơ chế, chính sách

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước ở tỉnh Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. (Trang 143 - 148)

9. Kết cấu của luận án

3.3.1. Nhóm các giải pháp về thể chế, cơ chế, chính sách

3.3.1.1. Rà soát, hoàn thiện chế độ, chính sách, định mức chi ngân sách

Trong điều kiện Luật NSNN đang thực thi hiện nay tại Lào và Luật Đầu tƣ công mở rộng phân cấp quyền chủ động cho chính quyền địa phƣơng trong dự toán và điều hành NSĐP trung hạn, xây dựng kế hoạch đầu tƣ công 5 năm, tỉnh Viêng Chăn cần rà soát lại, hoàn thiện chế độ, hệ thống chính sách, định mức chi NSĐP đã ban hành để điều chỉnh theo cho phù hợp với thực tiến, tình hình KTXH tỉnh Viêng Chăn theo các hƣớng sau đây:

Thứ nhất, đối với các định mức do TW ban hành, cần tích cực rà soát, kiến nghị TW thay đổi những chính sách, định mức không còn phù hợp. Ví dụ nhƣ định mức NS chi giáo dục và thể thao, chi cho bệnh viện, chi quản lý hành chính… Trong điều kiện chính sách của TW chƣa thay đổi kịp thời, cần có những chính sách bổ trợ để giảm mức độ không phù hợp của chính sách chung đối với địa phƣơng.

Thứ hai, trong phạm vi thẩm quyền của tỉnh Viêng Chăn, Sở Tài chính cần tham mƣu cho UBND và HĐND tỉnh điều chỉnh các chế độ, chính sách, định mức chi NSĐP cho phù hợp với điều kiện đặc thù riêng của tỉnh. Cụ thể nhƣ sau:

- Quy định các nguyên tắc, khung (trần, sàn) để thực hiện các chế độ, chính sách, định mức do tỉnh quy định, trên cơ sở đó mở rộng quyền xây dựng các định mức gắn với các đặc điểm chuyên môn kỹ thuật chuyên sâu của các đơn vị thụ hƣởng NS, bởi vì, chỉ có những ngƣời quản lý chuyên sâu mới có thể tiến hành xây dựng các định mức chi cho các hoạt động của họ một cách chính xác và phù hợp nhất. Tuy nhiên, để các đơn vị chuyên môn thụ hƣởng NS không xây dựng định mức quá cao, cần thẩm định sát thực các định mức bằng các hội đồng chuyên môn có uy tín để đảm bảo tính phù hợp với khả năng chi trả của NSĐP.

- Ở những lĩnh vực có thể khoán, nên quy định rõ gói kinh phí khoán vừa theo khả năng tài trợ của NSĐP, vừa phù hợp với chi phí thực tế thực hiện hoạt động, cho phép đơn vị chuyên môn thụ hƣởng NS điều chỉnh kinh phí giữa các khâu

công việc trong quy trình hoạt động của họ nhằm sử dụng NS một cách hợp lý nhất.

Thứ ba, đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp công lập và xã hội hóa cung cấp dịch vụ công. Tăng cƣờng cơ chế tự chủ là một trong những chủ trƣơng có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao trách nhiệm của đơn vị hành chính và sự nghiệp công lập. Tự chủ của các đơn vị bao gồm nhiều mặt: về tổ chức và biên chế, về thực hiện chức năng nhiệm vụ và về tài chính. Khi thực hiện cơ chế tự chủ, Nhà nƣớc quy định khung pháp luật về các mức độ tự chủ, phƣơng thức thực hiện tự chủ, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan về tự chủ, cơ chế kiểm soát, đánh giá để đảm bảo các đơn vị sử dụng NS hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao với kết quả tốt nhất và tiết kiệm chi NSNN. Đẩy mạnh tự chủ của các cơ quan nhà nƣớc, các đơn vị sự nghiệp công lập cũng rất phù hợp với định hƣớng tăng cƣờng quản lý NSNN theo đầu ra, kết quả. Với tầm quan trọng và ý nghĩa nhƣ vậy, Nhà nƣớc CNDCND Lào đã chỉ đạo và Chính phủ đã có các văn bản hƣớng dẫn về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập. Trong thời gian tới, tỉnh Viêng Chăn cần đẩy mạnh thực hiện chủ trƣơng này. Muốn thực hiện tốt cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm thì cần rà soát hoàn thiện chế độ, chính sách, định mức chi và các quy định về xác định nhiệm vụ, xác định kết quả thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan nhà nƣớc và đơn vị sự nghiệp công lập. Nhận định này của NCS cũng khá phù hợp với kết quả khảo sát. Theo kết quả điều tra, phỏng vấn với 150 cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý NSNN tại các đơn vị thụ hƣởng NSNN trên địa bàn về mức độ và yêu cầu rà soát lại, hoàn thiện chế độ, hệ thống chính sách, định mức chi ngân sách đƣợc tổng hợp trong bảng 3.1.

Bảng số liệu trên cho thấy, theo số liệu điều tra thu thập tại các đơn vị thụ hƣởng ngân sách về các điều kiện cần để đơn vị có thể quản lý chi ngân sách theo kết quả đầu ra, có đến 87,6% ngƣời đƣợc hỏi đồng ý đơn vị cần đƣợc tự chủ về bộ máy, 76,7% đồng ý cần đƣợc khoán rõ nhiệm vụ cho đơn vị, 79,1% đồng ý đơn vị đƣợc tự chủ về tuyển chọn nhân sự và trả lƣơng, 79,8% đồng ý cơ quan quản lý cấp trên đánh giá đơn vị theo kết quả hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao. Nhƣ vậy, cần phải tích cực triển khai cơ chế khoán hành chính và chuyển các đơn vị sự nghiệp công lập

sang hoạt động theo cơ chế tự chủ.

Bảng 3.1. Đánh giá của cán bộ trong các cơ quan thụ hưởng ngân sách về rà soát, hoàn thiện chế độ, chính sách, định mức chi NSNN

ĐVT: Người phỏng vấn; Tỷ lệ %

TT Nội đung điều tra, phỏng vấn

Tổng số/ tỷ lệ %

Mức độ đánh giá (Likert 5 điểm)

1 2 3 4 5

1

Cần thiết nghiên cứu xây dựng hệ thống định mức mới

150 2 8 51 50 39

100 1,03 5,64 33,85 33,33 26,15

2

Đổi cơ chế quyết toán ngân sách Nhà nƣớc 150 1 22 65 28 34 100 0,5 14,84 43,41 18,68 22,53 3 Ban hành các văn bản hƣớng dẫn cụ thể đơn vị thụ hƣởng NSNN xây dựng các định mức chi NS 150 4 7 74 30 34 100 2,72 4,89 49,46 20,11 22,83 4 Xây dựng và ban hành các chuẩn mực đo lƣờng kết quả hoàn thành nhiệm vụ theo lĩnh vực, ngành

150 28 17 60 43 2

100 18,58 11,48 39,89 28,42 1,64

5

Đổi cơ chế quyết toán ngân sách Nhà nƣớc

150 23 26 78 19 4

100 15,3 17,49 51,91 12,57 2,73

Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh Khamla.

Kết quả điều tra cũng cho thấy, đối với các cơ quan, bộ phận thực thi cơ chế khoán 89,1% số ngƣời đƣợc hỏi kiến nghị cần ban hành các chuẩn mực đo lƣờng kết quả hoàn thành nhiệm vụ theo lĩnh vực, ngành; 93,8% kiến nghị nghiên cứu xây dựng hệ thống định mức mới; 86,8% kiến nghị tăng cƣờng chức năng hƣớng dẫn

đơn vị sử dụng NSNN xây dựng các định mức chi ngân sách; 73,6% kiến nghị tăng cƣờng kiểm tra, thanh tra; 66,7% kiến nghị đổi cơ chế quyết toán NSNN; 74,4% kiến nghị đề cao trách nhiệm thực hiện cam kết phân bổ ngân sách theo tiến độ.

3.3.1.2. Hình thành khung chính sách kinh tế nhiều năm và hoàn thiện chiến lược phát triển KTXH làm cơ sở xây dựng dự toán ngân sách dài hạn

Kết quả phỏng vấn cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý NSNN tại các đơn vị thụ hƣởng NSNN trên địa bàn về mức độ tác động các quy định ổn định khung kế hoạch đầu tƣ trong 5 năm trên địa bản tỉnh đƣợc tổng hợp trong bảng 3.2.

Bảng 3.2. Đánh giá của cán bộ trong các cơ quan thụ hưởng ngân sách về những tác động của những quy định về ổn định kế hoạch đầu tư công

ĐVT: Người phỏng vấn; tỷ lệ %

TT

Nội đung điều tra, phỏng vấn

Tổng số/ tỷ lệ

%

Mức độ đánh giá (Likert 5 điểm)

1 2 3 4 5

1

Khung xây dựng quy hoạch, kết hoạt đâu tƣ phát triển

150 2 4 46 44 55

100 1,09 2,72 30,43 29,35 36,41

2 Thực hiện kế hoạch đầu tƣ

150 3 16 61 27 43

100 2,07 10,88 40,41 18,13 28,5 3 Huy động và phân bổ vốn

đầu tƣ theo kế hoạch

150 7 24 78 9 32

100 4,52 16,08 51,76 6,03 21,61 4 Quyết toán vốn đầu tƣ

150 5 27 56 35 27

100 3,37 17,98 37,08 23,6 17,98

Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu sinh Khamla.

Chính sách kinh tế cùng với chiến lƣợc phát triển KTXH là cơ sở quan trọng để xây dựng Chiến lƣợc ngân sách của địa phƣơng và kế hoạch chi tiêu trung hạn, bởi lẽ, mọi chiến lƣợc phát triển KTXH đều cần có cơ sở kinh tế đảm

bảo, trong đó, chi NSNN là vấn đề cốt lõi. Chính sách kinh tế dài hạn là cơ sở định hƣớng của mọi hoạt động của nền kinh tế. Do vậy, phải xây dựng đƣợc kế hoạch tài chính và kế hoạch chi tiêu trung hạn của địa phƣơng. Việc hình thành một khung chính sách kinh tế nhiều năm gắn với chiến lƣợc phát triển KTXH là yêu cầu thiết yếu để cơ sở xây dựng dự toán ngân sách dài hạn. Kết quả khảo sát của NCS về tầm quan trọng của sự ổn định của kế hoạch đầu tƣ công tại bảng 3.2 cũng cho thấy rất nên áp dụng giải pháp này.

Các nội dung và yêu cầu cụ thể để thực hiện giải pháp này cụ thể nhƣ sau: - Khi xây dựng chƣơng trình đầu tƣ công cần phải tính toán đến khả năng đáp ứng của nguồn NS, cần xác định đƣợc quy mô ngân sách phù hợp, trong đó phải gắn chính sách chi NSNN với các định hƣớng phát triển trung và dài hạn, bảo đảm tính trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ tài khóa, đồng thời coi trọng tính kỷ luật tài khóa trong dài hạn, tập trung nguồn lực ƣu tiên cho ĐTPT.

- Cần tiếp tục thực hiện nghiêm kỷ cƣơng, kỷ luật tài chính ngân sách, hạn chế tối đa việc ban hành các chính sách mới khi chƣa có nguồn NS đảm bảo.

- Thực hiện chi NSNN tiết kiệm, hiệu quả, theo dự toán đƣợc giao. Kiểm soát chặt chẽ các khoản vay để tài trợ ĐTPT bằng phát hành trái phiếu. Sắp xếp các khoản chi để bảo đảm kinh phí thực hiện các nhiệm vụ quan trọng và các nhiệm vụ mới tăng thêm, chỉ chi theo khả năng thu, thu tới đâu, chi tới đấy (kể cả phần cân đối bổ sung từ NSTW).

- Thực hiện tốt quy định của Luật đầu tƣ công, căn cứ vào khả năng cân đối vốn của NS tỉnh xây dựng kế hoạch đầu tƣ trung hạn. Phân bổ nguồn lực cho đầu tƣ phải tuân thủ kế hoạch.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trƣởng tỉnh Viêng Chăn và các đề án tái cơ cấu ngành, lĩnh vực gắn với nâng cao chất lƣợng, hiệu quả, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế để hỗ trợ tăng thu NSNN. Tiếp tục cơ cấu lại thu, chi NSĐP theo Chƣơng trình mục tiêu tỉnh Viêng Chăn số 34-CTr/TU, ngày 12/1/2019 của Tỉnh ủy triển khai thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW, ngày 20/12/2017 của Bộ

Chính trị Trung ƣơng Lào về chủ trƣơng, giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để bảo đảm tài chính quốc gia an toàn, bền vững.

- Để kế hoạch ngân sách có tính chiến lƣợc và tiến dần đến quản lý theo kết quả thì ngân sách phải đƣợc phân bổ theo các mục tiêu ƣu tiên của kế hoạch.

- Lập ngân sách gắn với nguồn lực sẽ tạo ra những giá trị thực sự và mới mẻ cho kế hoạch phát triển KTXH, nó đặt ra cho nhà hoạch định mục tiêu chi NSNN có tính dài hạn. Đồng thời, qua đó, trang bị cho ngƣời dân và các cơ quan giám sát một công cụ mới để tăng cƣờng vai trò thẩm tra và giám sát của mình.

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước ở tỉnh Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. (Trang 143 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)