6. Kết cấu của luận văn
3.2.4. Nâng cao chất lượng thẩm định và đánh giá tài sản đảm bảo
Dùng tài sản thế chấp là hình thức đảm bảo được sử dụng nhiều nhất trong các khoản vay, nó cũng mang tính an toàn nhất, giúp cho ngân hàng thu hồi được khoản vốn cho vay khi doanh nghiệp gặp sự cố. Tài sản đảm bảo là nguồn thu thứ hai của ngân hàng một khi khách hàng không còn khả năng trả được nợ và đây cũng là nguồn thu không mong muốn của ngân hàng. Do vậy, việc định giá chính xác giá trị tài sản đảm bảo là cực kỳ quan trọng. Những tài sản bảo đảm thường là: bất động sản, nhà xưởng, máy móc và thiết bị… Các bất động sản phụ thuộc nhiều vào tình hình kinh tế xã hội, các chính sách của nhà nước, do đó có thể xảy ra những trường hợp lừa đảo hoặc có sự tiếp tay của cán bộ tín dụng làm cho ngân hàng không thu được nợ. Vì thế, để có thể định giá chính xác, công bằng một cách tuyệt đối là rất khó khăn.
Đặc biệt trong thời gian giãn cách xã hội, cán bộ tín dụng không thể trực tiếp đến các DNNVV để giám định thì BIDV Hồng Hà có thể tiến hành những biện pháp để nâng cao khả năng thẩm định tài sản đảm bảo như liên kết với cơ quan thẩm định để giá trị tài sản đảm bảo được đánh giá một cách trung thực hơn, tránh những hiểu lầm từ phía doanh nghiệp và ngân hàng; thường xuyên cập nhập thông tin về giá trị của tài sản trên thị trường bằng hình thức online nếu có thể.
Bên cạnh đó, để có thể kiểm soát tốt khách hàng cho vay trong điều kiện này, BIDV Hồng Hà nên chú ý không chỉ dừng lại ở khâu thẩm định xét duyệt cho vay, mà trong quá trình cấp tín dụng, theo diễn biến dịch bệnh để có các thẩm định lại, từ
đó mới có các ứng phó thích hợp. Song song đó, ngân hàng cần nâng cấp khâu thẩm định thành dịch vụ tư vấn thẩm định để đạt 2 mục tiêu, vừa an toàn vốn vay, vừa hỗ trợ cho khách hàng thực hiện sản xuất kinh doanh tốt.