Thực trạng mô hình tổ chức hoạt động truyền thông Công ty DAPHACO

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TẠI DOANH NGHIỆP - CƠ SỞ BÁO CHÍ (Trang 29 - 32)

7. Kết cấu niên luận

2.2.7. Thực trạng mô hình tổ chức hoạt động truyền thông Công ty DAPHACO

Các hoạt động truyền thông ra bên ngoài được mô tả trong quy định bao gồm: - Thực hiện các chiến dịch truyền thông cho DAPHACO và các công ty thành viên

(các chương trình truyền thông mang tính dài hạn)

- Truyền thông sự kiện (mời phóng viên, viết thông cáo báo chí) theo yêu cầu của các công ty thành viên

- Đăng tải các bài viết hỗ trợ truyền thông

- Thực hiện phỏng vấn lãnh đạo để phát hành trên các phương tiện truyền thông đại chúng

- Xử lý khủng hoảng truyền thông

Nhóm thương hiệu

Nhóm Thương hiệu hiện có 4 người, phụ trách các công việc về nhận diện thương hiệu Công ty (Theo Sổ tay thương hiệu), sở hữu trí tuệ, các hoạt động tài trợ/các sự kiện có sử dụng thương hiệu DAPHACO, Báo cáo thường niên, các công việc liên quan đến thiết kế.

Báo cáo thường niên cũng là một trong những hoạt động chính của nhóm Thương hiệu, phối hợp với nhân sự phụ trách Quan hệ cổ đông.

Nhóm Thiết kế (2 người) thiết kế hình ảnh, chịu trách nhiệm về phần hình ảnh của công ty, thiết kế các ấn phẩm nội bộ

Tiểu kết Chương 2

Hoạt động truyền thông của DAPHACO đã được triển khai từ khá lâu và được đánh giá cao trong các công ty cùng lĩnh vực. Tuy nhiên, với tốc độ và tầm nhìn về phát triển của công ty, hoạt động truyền thông còn rất nhiều vấn đề tồn tại cần được khắc phục để có thể đáp ứng được tốc độ và tầm nhìn đó. Những vấn đề này không chỉ bắt nguồn từ bản thân bộ phận truyền thông mà cũng chính là mong muốn, nguyện vọng của họ muốn được đầu tư và quan tâm nhiều hơn nữa.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TẠI CÔNG TY DAPHACO

III. Một số đề xuất đối với hoạt động truyền thông doanh nghiệp

Thứ nhất, doanh nghiệp cần xác định được tầm quan trọng của hoạt động truyền thông và cần thiết lập bộ phận truyền thông ngay từ khi mới thành lập để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình phát triển của mình.

Thứ hai, hoạt động truyền thông tại Công ty DAPHACO đã đem lại hiệu quả quan trọng đóng góp cho sự phát triển chung của Công ty DAPHACO và thương hiệu DAPHACO tại Việt Nam. Ban truyền thông Công ty DAPHACO đã xây dựng cơ cấu tổ chức và mô hình hoạt động phù hợp với tầm vóc của một doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, có những bất cập trong công tác tổ chức như vai trò của người quản lý chưa được xác định đúng mức, việc tiến hành nghiên cứu khảo sát công chúng cũng như đánh giá kết quả truyền thông chưa được đầu tư và tiến hành thường xuyên. Ban truyền thông cấp Công ty và bộ phận truyền thông phòng ban khác chưa có sự thống nhất trong cấu trúc tổ chức, cách phối hợp trong công việc mới chỉ tập trung ở lĩnh vực quan hệ báo chí, PR.

KẾT LUẬN

Truyền thông doanh nghiệp là một khái niệm rất mới trong lĩnh vực nghiên cứu về truyền thông của Việt Nam. Trong chương 1 của niên luận, tác giả đã đưa ra các vấn đề cơ bản của truyền thông doanh nghiệp và mô hình tổ chức hoạt động truyền thông trong doanh nghiệp. Đây là chương căn bản bởi các kiến thức, khái niệm về lĩnh vực này gần như chưa có trong các công trình tiếng Việt.

Trong hàng trăm vấn đề liên quan đến doanh nghiệp, truyền thông doanh nghiệp đã sớm được xác định là vấn đề mang tính chiến lược và cốt lõi. Việc hiểu rõ khái niệm và nội hàm của truyền thông doanh nghiệp, tham khảo kinh nghiệp của những Tập đoàn lớn đã cho tác giả một nền tảng để tiếp tục tìm hiểu đối tượng nghiên cứu cụ thể của niên luận là Công ty DAPHACO.

Với điều kiện công tác tại Công ty DAPHACO, tác giả đã thu thập nhiều thông tin để phân tích trong chương 2 của niên luận: Phân tích mô hình tổ chức hoạt động truyền thông của Công ty DAPHACO. Việc lựa chọn Công ty DAPHACO là một đối tượng phù hợp của niên luận bởi đây là Công ty lớn, có thương hiệu mạnh về lĩnh vực dây cáp điện.

Với các nội dung trong chương 1 và 2 là phần quan trọng mang tính chất thể hiện quan điểm của tác giả với các khuyến nghị cho mô hình tổ chức hoạt động truyền thông Công ty DAPHACO nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung. Trong chương này, tác giả đã đưa ra các kết luận quan trọng”

Tóm lại, niên luận có các khái niệm khá mới mẻ trong lĩnh vực truyền thông, đặc biệt là công trình đầu tiên khái quát đầy đủ hoạt động truyền thông của Công ty DAPHACO. Niên luận cũng mở ra cho tác giả nhiều hướng trong tương lai về quản trị danh tiếng của doanh nghiệp hay vấn đề đo lường hiệu quả hoạt động truyền thông của các doanh nghiệp tại Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Dững, Về hệ thống khái niệm của truyền thông đại chúng (2006), Tạp chí chí Báo chí và Tuyên truyền; số 4/2006; Học viện Báo chí và Tuyên truyền

2. Nguyễn Văn Dững (Chủ biên 2006), Truyền thông – Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội 3. Nguyễn Văn Dững, 2007, Cơ chế tác động của báo chí, Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà Nội, Khoa học Xã hội và Nhân văn 23, tr116-123

4. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí – truyền thông hiện đại, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội.

5. Nguyễn Văn Dững (tái bản 2013), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Lao động.

6. Nguyễn Văn Dững ( 2011), Báo chí và dư luận xã hội, Nxb lao động.

7. Nguyễn Văn Dững (2007), Truyền thông cho các doanh nghiệp tài

chính – ngân hàng, bài giảng.

8. Đinh Thị Thúy Hằng (Chủ biên) (2010),

Ngành PR tại Việt Nam, NXB Lao động – xã hội.

9. Đinh Thị Thúy Hằng (Chủ biên) (2008), PR lý luận & Ứng dụng, NXB Lao động - xã hội.

Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ban hành ngày 29/11/2005

11. Dương Xuân Sơn, Đinh Hường, Trần Quang (tái bản 2007), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

Đại từ điển Tiếng Việt (1999), NXB Văn hóa – thông tin

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TẠI DOANH NGHIỆP - CƠ SỞ BÁO CHÍ (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w