Bất cứ một hoạt động, một công việc nào muốn đạt hiệu quả và mục tiêu đề ra đều phải làm tốt công tác kiểm tra và đánh giá. Thực tế trong những năm qua trường THCS Châu Khê đã tiến hành tương đối tốt công tác kiểm tra đánh giá xếp loại giáo viên. Thông qua kiểm tra đánh giá xếp loại giáo viên để biết được thế mạnh cũng như điểm yếu của họ, để từ đó phát huy những mặt mạnh khắc phục những điểm yếu của mỗi giáo viên. Kiểm tra đánh giá phải chính xác khách quan tạo niềm tin cho họ, cũng như từ đó hình thành ý thức tự giác, tự kiểm tra bản thân của mỗi cán bộ giáo viên. Về kiểm tra đánh giá toàn diện một giáo viên trường chúng tôi dựa vào tiêu chí của dự thảo chuẩn giáo viên THCS đó là:
* Phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị * Kiến thức.
* Kỹ năng sư phạm (kỹ năng dạy học, tổ chức, giáo dục)
Công tác kiểm tra đội ngũ cần được tiến hành một cách thường xuyên liên tục và có sự đổi mới sáng tạo, hàng năm Hiệu trưởng cần phải xây dựng kế hoạch kiểm tra một cách rõ ràng, cụ thể. Cách xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra có thể tiến hành như sau:
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra: Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra phù hợp với đặc điểm tình hình đội ngũ giáo viên của nhà trường.
+ Kế hoạch kiểm tra cần ghi rõ: Mục đích yêu cầu nội dung, phương pháp tiến hành, hình thức, đơn vị và cá nhân được kiểm tra, thời gian kiểm tra.
+ Kế hoạch kiểm tra cần công bố công khai từ đầu năm học.
+ Nội dung kiểm tra phải có sức thuyết phục, hình thức kiểm tra gọn nhẹ không gây tâm lý nặng nề cho đối tượng, cần huy động nhiều lực lượng tham gia kiểm tra và dành thời gian cần thiết, thích đáng cho kiểm tra.
+ Hiệu trưởng cần xây dựng các kế hoạch kiểm tra:
Kế hoạch kiểm tra năm học, kế hoạch kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ và cuối năm học.
Kế hoạch kiểm tra tháng: Dựa vào kế hoạch kiểm tra năm nhưng cần chi tiết công việc, đối tượng thời gian cụ thể, kiểm điểm, đánh giá chức trách của từng người, kế hoạch từng tổ chức. Kế hoạch kiểm tra tháng được ghi toàn bộ các đầu việc theo thứ tự thời gian từ tháng 8 năm trước đến tháng 6 năm sau.
Kế hoạch kiểm tra tuần: Được ghi chi tiết cụ thể đối tượng (cá nhân, đơn
vị) được kiểm tra nội dung cụ thể, thời gian, lực lượng kiểm tra... và được niêm
yết công khai ở văn phòng nhà trường. - Tổ chức kiểm tra:
+ Xây dựng lực lượng kiểm tra: Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Ban kiểm tra gồm những thành viên có uy tín, có nghiệp vụ chuyên môn sư phạm giỏi, phân công cụ thể và xác định quyền hạn, trách nhiệm của từng thành viên trong ban kiểm tra.
+ Phân cấp trong kiểm tra: Hiệu trưởng có thể kiểm tra trực tiếp hay gián tiếp. Khi kiểm tra gián tiếp phải uỷ nhiệm phân cấp rõ ràng cho Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn hoặc CBGV có uy tín.
+ Xây dựng chế độ kiểm tra: Hiệu trưởng quy định thể thức làm việc, nhiệm vụ cụ thể, thời gian quy trình tiến hành, quyền lợi cho mỗi đợt kiểm tra hoặc mỗi kiểm tra viên. Cung cấp kịp thời những điều kiện vật chất, tinh thần tâm lý cho hoạt động kiểm tra, khai thác và tận dụng mọi khả năng, sáng tạo của các thành viên trong ban kiểm tra.
Tóm lại: Công tác kiểm tra, đánh giá là một trong những giải pháp quan
trọng góp phần xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Thông qua công tác kiểm tra, đánh giá nhằm uốn nắn những tồn tại, phát huy tốt năng lực, sáng tạo của mỗi giáo viên.
KẾT LUẬN
Xuất phát từ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, phân tích thực trạng của công tác xây dựng và bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, giáo viên tại trường THCS Châu Khê chúng tôi đã đề xuất 7 biện pháp thực hiện nhằm tổ chức chỉ đạo nâng cao chất lượng công chức, giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay, đó là:
1. Tìm hiểu nắm chắc đội ngũ giáo viên về mọi mặt 2. Lập quy hoạch xây dựng đội ngũ
3. Sắp xếp và sử dụng đội ngũ
4. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng thường xuyên của mỗi CBGV.
5. Chăm lo đời sống vật chất của mọi thành viên và tạo điều diện về thời gian, phương tiện cho mọi CBGV hoàn thành tốt nhiệm vụ.
6. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, sự hỗ trợ tích cực của các tổ chức quần chúng trong nhà trường và Hội cha mẹ học sinh trong quá trình xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ.
7. Chú trọng công tác kiểm tra đánh giá.
Tuy nhiên thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp, nên chắc chắn nọi dung của đề tài không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy triển vọng của đề tài còn tiếp tục trong xu thế phát triển của xã hội hiện nay, của nền giáo dục nước nhà. Sẽ còn nhiều biện pháp khác chưa có điều kiện đề cập tới, đó là hướng nghiên cứu tiếp tục của đề tài trong tương lai.
Qua đây, bản thân tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy giáo, bạn bè đồng nghiệp, đặc biệt là Thầy giáo hướng dẫn Trần Duy Rô Nin đã có những ý kiến định hướng sát nội dung giúp cho đề tài được hoàn thành.
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Khi nghiên cứu đề tài này cũng như qua thực tiễn chúng tôi thấy vẫn còn băn khoăn ở một số vấn đề. Vì vậy mong muốn được kiến nghị với các cấp có thẩm quyền như sau:
- Đối với ngành giáo dục cần tham mưu với các cấp có thẩm quyền quan tâm hơn nữa đến lực lượng giáo viên trẻ được đào tạo chính quy.
- Nhà nước cần có chính sách đãi ngộ, thích đáng cho đội ngũ công chức, giáo viên, nhất là giáo viên giỏi.
- Cần có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ CBQL- GV, đặc biệt ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa để tạo động lực cho giáo dục ở các vùng này tiến kịp các vùng có điều kiện.
- Cần có chế độ luân chuyển cán bộ giáo viên đã đủ năm công tác ở vùng khó khăn về vùng thuận lợi hơn, tạo điều kiện cho họ an tâm công tác và cống hiến.
- Đối với nhà trường phải tạo mọi điều kiện cho mỗi cán bộ công chức, giáo viên được bồi dưỡng thường xuyên dưới nhiều hình thức. Quan tâm tới đời sống hàng ngày của CBGV.
- Cần có sự quan tâm của các cấp các ngành, các lực lượng trong xã hội đối với công tác xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ công chức, giáo viên.
Người thực hiện
MỤC LỤC
TT Nội dung Trang
1 MỞ ĐẦU 01
2
CHƯƠNG I.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ. CHỨC, VIÊN CHỨC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ.
03