1 2 V V T = T C. 1 2 2 1 V T V = T D. V1T2 = V2T1.
Câu 5: Nhận xét nào sau đây không phải của khí lý tưởng:
A. Có thế năng tương tác giữa các phân tử không đáng kể. B. Có lực tương tác giữa các phân tử không đáng kể. C. Có khối lượng không đáng kể.
D. Có thể tích các phân tử không đáng kể.
Câu 6: Khối khí lý tưởng không có đặc điểm nào sau đây:
A. Lực tương tác giữa các phân tử rất nhỏ trừ khi va chạm nhau. B. Thể tích của các phân tử khí rất nhỏ so với thể tích của bình.
C. Khi các phân tử khí va chạm nhau thì quá trình va chạm đó là va chạm mềm. D. Gồm một số rất lớn các phân tử khí.
Câu 7: Chất khí lý tưởng là chất khí trong đó các phân tử
A. được coi là chất điểm và đẩy nhau khi gần nhau. B. được coi là chất điểm và hút nhau khi ở xa nhau. C. được coi là chất điểm không tương tác với nhau.
D. được coi là chất điểm và chỉ tương tác với nhau khi va chạm.
Câu 8: Một khối khí lý tưởng đang ở nhiệt độ 27°C thì thực hiện quá trình biến đổi sao cho
nhiệt độ tăng thêm 40°C, thể tích tăng 1,5 lần và áp suất bằng 3,4 atm. Áp suất ban đầu của khối khí là
A. 2,1 atm. B. 3,85 atm. C. 5,1 atm. D. 4,5 atm.
Câu 9: Số nguyên tử hidro chứa trong 1g khí hidro là
A. 3,01.1023 hạt B. 6,02. 1023 hạt C. 12,04. 1023 hạt D. 1,505. 1023 hạt
Câu 10: Một bình chứa 2g khí heli ở điều kiện chuẩn. Thể tích của bình là
A. 22,4 lít. B. 11,2 lít. C. 5,6 lít. D. 44,8 lít.
Câu 11: Một bình có thể tích 5,6 lít, chứa 64g khí oxi ở nhiệt độ 0°C. Áp suất của khí trong
bình là
A. 1 atm. B. 2 atm. C. 4 atm. D. 8 atm.
Câu 12: Một mol hơi nước có khối lượng 18g, một mol oxi có khối lượng 32g là vì
A. Số phân tử oxi nhiều hơn số phân tử nước.
B. Ở điều kiện bình thường, oxi ở thể khí nên có thể tích lớn hơn. C. Khối lượng một phân tử oxi lớn hơn khối lượng một phân tử nước.
D. Số nguyên tử trong một phân tử nước nhiều hơn số nguyên tử trong một phân tử oxi.
Câu 13: Các thông số dùng để xác định trạng thái của một khối khí xác định là
A. Áp suất, thể tích, khối lượng. B. Áp suất, nhiệt độ, khối lượng. C. Áp suất, nhiệt độ, thể tích. D. Nhiệt độ, khối lượng, áp suất.
Câu 14: Đẳng quá trình là
A. Quá trình trong đó có một thông số trạng thái không đổi. B. Quá trình trong đó các thông số trạng thái đều biến đổi.
C. Quá trình trong đó có ít nhất hai thông số trạng thái không đổi.
D. Quá trình trong đó có hơn phân nửa số thông số trạng thái không đổi.
Câu 15: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của quá trình đẳng nhiệt?
B. Khi áp suất tăng thì thể tích khối khí giảm. C. Khi thể tích khối khí tăng thì áp suất giảm. D. Nhiệt độ khối khí tăng thì áp suất tăng.
Câu 16: Khi một lượng khí lý tưởng dãn đẳng nhiệt thì số phân tử khí trong một đơn vị thể
tích sẽ
A. tăng tỷ lệ nghịch với áp suất. B. giảm tỷ lệ thuận với áp suất. C. không thay đổi. D. tăng, không tỷ lệ với áp suất.
Câu 17: Hệ thức nào sau đây không thỏa định luật Boyle – Mariotte:
A. pV = const. B. p1V1 = p2V2. C. 1 2 2 1 p p V =V D. 1 1 2 2 p V p =V
Câu 18: Trong hệ tọa độ (p,T) đường đẳng nhiệt là
A. đường thẳng song song trục Op. B. đường cong hyperbol. C. đường thẳng song song trục OT. D. đường thẳng kéo dài qua O.
Câu 19: Trong hệ tọa độ (V,T), đường đẳng nhiệt là
A. đường thẳng vuông góc với trục OV. B. đường thẳng vuông góc với trục OT. C. đường hyperbol. D. đường thẳng kéo dài qua O.
Câu 20: Trong hệ tọa độ (p,V), đường đẳng nhiệt là
A. đường thẳng vuông góc với trục OV. B. đường thẳng vuông góc với trục Op. C. đường hyperbol. D. đường thẳng kéo dài qua O.
Câu 21: Chất khí trong xy lanh của động cơ nhiệt có áp suất là 0,8.105 Pa và nhiệt độ 50 °C. Sau khi bị nén, thể tích của khí giảm 5 lần còn áp suất tăng lên tới 7.105 Pa. Nhiệt độ của khí cuối quá trình nén trên là