Training với ResNet-50

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, thiết kế hệ thống nhận diện khuôn mặt sử dụng trí tuệ nhân tạo (Trang 45 - 49)

ResNet (Residual Network)[5] được giới thiệu vào năm 2015. Mô hình đã giành được vị trí thứ 1 trong cuộc thi ILSVRC 2015 với tỉ lệ lỗi top 5 chỉ 3.57%. Không những thế nó còn đứng vị trí đầu tiên trong cuộc thi ILSVRC and COCO 2015 với ImageNet Detection, ImageNet localization, Coco detection và Coco segmentation. Hiện tại, nhiều tác giả đã phát triển mô hình ResNet lên với nhiều biến thể của kiến trúc ResNet với số lớp khác nhau như ResNet-18, ResNet-34, ResNet-50, ResNet-101, ResNet- 152,...Với tên là ResNet theo sau là một số chỉ kiến trúc ResNet với số lớp nhất định. Trước hết thì Backpropagation Algorithm là một kỹ thuật thường được sử dụng trong quá trình tranining. Ý tưởng chung của thuật toán lá sẽ đi từ output layer đến input layer và tính toán gradient của cost function tương ứng cho từng parameter (weight) của mạng. Gradient sau đó được sử dụng để cập nhật các parameter đó.

Toàn bộ quá trình trên sẽ được lặp đi lặp lại cho tới khi mà các parameter của network được hội tụ. Thông thường chúng ta sẽ có một hyperparametr (số Epoch - số lần mà traninig set được duyệt qua một lần và weights được cập nhật) định nghĩa cho số

32

lượng vòng lặp để thực hiện quá trình này. Nếu số lượng vòng lặp quá nhỏ thì ta gặp phải trường hợp mạng có thể sẽ không cho ra kết quả tốt và ngược lại thời gian tranining sẽ lâu nếu số lượng vòng lặp quá lớn.

Tuy nhiên, trong thực tế Gradients thường sẽ có giá trị nhỏ dần khi đi xuống các layer thấp hơn. Dẫn đến kết quả là các cập nhật thực hiện bởi Gradients không làm thay đổi nhiều weights của các layer đó và làm chúng không thể hội tụ và mạng sẽ không thu được kết quả tốt. Hiện tượng như vậy gọi là Vanishing Gradients.

Vì vậy giải pháp mà ResNet đưa ra là sử dụng kết nối "tắt" đồng nhất để xuyên qua một hay nhiều lớp. Một khối như vậy được gọi là một Residual Block, như trong hình sau :

Bên trên hiển thị khối dư được sử dụng trong mạng. Xuất hiện một mũi tên cong xuất phát từ đầu và kết thúc tại cuối khối dư. Hay nói cách khác là sẽ bổ sung Input X vào đầu ra của layer, hay chính là phép cộng mà ta thấy trong hình minh họa, việc này sẽ chống lại việc đạo hàm bằng 0, do vẫn còn cộng thêm X.Với H(x) = F(x) + x là giá trị dự đoán, F(x) là giá trị thật (nhãn), chúng ta muốn H(x) bằng hoặc xấp xỉ F(x).

33

Trong đề tài thực hiện, nhóm thực hiện đã sử dụng mô hình Resnet-50 với 50 lớp khác nhau giúp tăng khả năng học những đặc trưng khó và mới, mô hình Resnet-50 được thể hiện ở hình dưới:

Bắt đầu tiến hành training với ResNet-50, nhóm sử dụng lại bộ dữ liệu với 22 class đã trình bày ở trên, tuy nhiên quá trình training sẽ được diễn ra trên Kaggle.

Quá trình training kéo dài 3 giờ sau 256 vòng

Độ chính xác hội tụ ở ngưỡng khoảng 93%

Hình 33: Kết quả training ResNet-50 với 22 class Hình 32: Mô hình ResNet-50

34 Biểu đồ trích xuất sau khi training

Tiếp tục sử dụng mô hình ResNet-50 nhưng lần này nhóm nghiên cứu tăng số lượng class từ 22 lên 50 người. Phương pháp data augment vẫn được áp dụng để làm giàu dữ liệu.

Quá trình training kết thúc sau 5 giờ 11 phút với 250 vòng Độ chính xác hội tụ ở ngưỡng khoảng 87%

Hình 34: Biểu đồ trích xuất từ training ResNet-50 với 22 class

35 Biểu đồ trích xuất sau khi training

Nhận xét: Kết quả thử nghiệm trên mô hình ResNet-50 đạt kết quả khá cao đối với ảnh tĩnh và đối tượng có trong bộ dữ liệu. Tuy nhiên khi thực hiện test real-time kết quả nhận diện không còn chính xác do model nhận diện không đủ tốt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, thiết kế hệ thống nhận diện khuôn mặt sử dụng trí tuệ nhân tạo (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)