Thiết kế giao diện điều khiển trên WINCC

Một phần của tài liệu HD5 bùi huy anh nghiên cứu thiết kế chu trình công nghiệp sử dụng PLC s7 1200 1500 (Trang 69 - 74)

Vào mục Add new device -> chọn mà HMI tương ứng để cấu hình địa chỉ cho PLC

Hình 3-37: Liên kết PLC với HMI

Với mô hình thiết kế chu trình công nghiệp MPS sử dụng PLC 1200, nhóm chúng em sử dụng WINCC để có thể thấy được trạng thái cảm biến, trạng thái khâu tác động, thống kê sản lượng sản xuất của hệ thống, điều khiển các khâu tác động ở chế độ điều khiển tay.

Hình 3-39: Màn hình trang chủ

Trạm phân loại: Tạo các nút nhấn hai tác động(ON/OFF) để có thể bật/tắt hệ thống các băng tải, tay gạt của trạm. Cũng như có thể dễ dàng thấy được số lượng các sản phẩm đã được phân loại.

Trạm lắp ráp: Hiển thị trạng thái các khâu tác động của trạm như cữ chặn, xy lanh kẹp phôi, cánh tay robot di chuyển theo các trục kèm trạng thái hoạt động dưới dạng tín hiệu đèn báo.

Hình 3-41: Màn hình điều khiển trạm lắp ráp

Trạm xếp Pallet: Nút gạt bật/tắt các băng tải. Nút nhấn điều khiển các cánh tay robot di chuyển đến một số vị trí đặc biệt: tọa độ gốc robot, vị trí lấy sản phẩm, bốn vị trí xếp 4 sản phẩm lên Pallet. Có thể đặt các tọa độ tùy ý người dùng và hiển thị tọa độ hiện tại của robot.

Màn hình cảm biến: Hiện thị trạng thái tín hiệu toàn bộ các cảm biến trên toàn hệ thống chu trình công nghiệp MPS.

Hình 3-43: Màn hình cảm biến

Màn hình cạnh: là một màn hình được tích hợp ở bốn cạnh của HMI, khác với các màn hình còn lại, màn hình cạnh có khả năng sử dụng linh hoạt khi có thể được bật lên ở bất kỳ màn hình nào đang hiển thị trên HMI và được ứng

dụng trong việc chuyển tiếp qua lại các màn hình điều khiển của toàn bộ hệ thống

Hình 3-44: Màn hình cạnh

Một phần của tài liệu HD5 bùi huy anh nghiên cứu thiết kế chu trình công nghiệp sử dụng PLC s7 1200 1500 (Trang 69 - 74)