Thiết kế hệ thống giám sát qua HMI

Một phần của tài liệu HD4 vũ tuấn anh nghiên cứu thiết kế điều khiển tốc độ quạt thông gió cho trang trại chăn nuôi (Trang 49 - 58)

a, Phần mềm lập trình WPLSoft

Phần mềm lập trình PLC Delta được hãng Delta Electronics viết và dùng để tạo ra chương trình cho PLC Delta hoạt động, không giống như các Hãng PLC khác, PLC Delta có phần mềm bản quyền được cung cấp miễn phí, tạo lợi ích kinh tế cho người dùng và cho các khách hàng điều kiện kinh tế chưa tốt dễ dàng tiếp cận được.

Hình 3.4 Phần mềm lập trình WPLSoft Các bước lập trình trên phần mềm:

Chúng ta download WPLSoft 2.47 về máy rồi kick đúp vào biểu tượng để mở phần mềm. Phần mềm sau khi được mở sẽ có giao diện như sau:

49

Bước 1: Sau khi khởi động phần mềm trên màn hình sẽ xuất hiện một cửa sổ ở đây là mục người dùng chọn đúng tên dòng PLC đang dùng để lập trình. Nếu nhập sai dòng PLC thực tế dùng khi Download chương trình sẽ báo lỗi.

Bước 2: Sau khi ta đã chọn được đúng dòng PLC thì ta chọn đúng tên và đóng CPU cần lập trình rồi bấm OK để hoàn thành quá trình tạo 1 project mới.

Cách download chương trình xuống CPU:

Bước 1: Ta kết nối PLC Delta với máy tính bằng sợi dây cáp lập trình RS232 sau đó kiểm tra xem kết nối đã OK hay chưa bằng các kiểm tra sau

Ta vào Computer rồi chọn vào Manager:

Hình 3.6 chọn Manager

Cửa sổ mới sẽ hiển thị lên, Click chọn vào Device Manager.

Hình 3.7 chọn Device Manager

Nếu vấn đề kết nối hoàn tất thì ta sẽ thấy xuất hiện thêm một mục “Ports (COM & LPT)’’, Click chuột vào mục này thì nó sẽ hiển thị thêm chi tiết cổng kết nối là cổng COM nào.

50

Nếu không thấy xuất hiện thông báo cổng như trên thì có nghĩa vấn đề kết nối của chúng ta đang gặp vấn đề, Chúng ta cần kiểm tra lại dây cáp lập trình, Driver đã cài trên máy tính hoặc đã đúng Software chưa? Hoặc cũng có thể do chính PLC đã hỏng cổng kết nối hoặc máy tính hỏng cổng USB hoặc cổng COM đối với máy tính có hỗ trợ sẵn cổng COM trên máy (ở đây của chúng ta là cổng COM 7).

Hình 3.8 chọn cổng COM7

Bước 2: Upload chương trình PLC từ trong PLC kết nối ra máy tính. Click vào biểu tưởng Upload trên phần mềm:

Hình 3.9 Upload phần mềm

Bước 3: Download chương trình PLC mà ta đã làm từ trong máy tính xuống cho PLC Delta đang kết nối. Sau đó kick vào biểu tượng Download:

51

Hình 3.10 Download chương trình

b, Giới thiệu phần mềm DOPSoft

Cũng giống như WPLSoft, phần mềm lập trình cho màn hình HMI Delta Dopsoft được hãng Delta Electronics viết và dùng để tạo ra chương trình cho HMI Delta hoạt động. HMI Delta có phần mềm bản quyền được cung cấp miễn phí, tạo lợi ích kinh tế cho người dùng và cho các khách hàng có điều kiện kinh tế chưa ổn có thể tiếp cận và sử dụng.

Hình 3.11 Phần mềm lập trình Dopsoft Các bước lập trình trên Dopsoft

Bước 1: Sau khi Download phần mềm ta kick vào biểu tưởng “DOPSoft 2.00.07’’ trên destop để khởi động phần mềm.

Bước 2: Khi cửa sổ phần mềm DOPSoft hiện lên, ta chọn file rồi chọn new để tạo mới:

52

Hình 3.12 tạo file

Bước 3: khi bấm vào new thì bảng lựa chọn model màn hình HMI sẽ hiển thị, chúng ta cần chọn đúng mã thiết bị mà chúng ta dùng thực tế. Ở đây chúng ta sử dụng model DOPB07S410.

Hình 3.13 Chọn model Các thông số ở cửa sổ này bao gồm có:

Model HMI: DOPB07S410.

Project Name: Tên file sẽ lưu (để mặc định).

Screen Name: Tên trang màn hình đầu tiền (để mặc định). Screen No: Địa chỉ màn hình sẽ thiết kế (để mặc định là 1). Printer: lựa chọn máy in (ở đây ta không dùng nên chọn NULL). System Message Language: Lựa chọn ngôn ngữ (chọn English). HMI Rotation: Lựa chọn chế độ hiển thị ngang dọc (để mặc định là 0)

53

Hình 3.14 Thông số cài đặt Các thông số ở cửa sổ này cần chú ý bao gồm:

• Model màn hình HMI DOPB07S410 chỉ có một cổng COM để kết nối

• Link Name: Đặt tên thay thế cho liên kết cổng COM đã chọn

• Manufacturers và Series: lựa chọn thiết bị kết nối với màn hình HMI.

Ở đây chúng ta sử dụng màn hình HMP DOPB07S410 kết nối với PLC Delta DVL

• Main: phần thông số ở đây chúng ta để mặc định

Bước 5: Sau khi chọn và cài đặt xong, chúng ta nhấn Finish để hoàn tất quá trình thiết lập các thông số ban đầu:

54

Sau đó, chúng ta thực hiện thiết kế nội dung hiển thị, điều khiển và viết code cho màn hình HMI. Kết quả ta thu được sẽ như hình dưới đây:

Hình 3.16 Kết quả thu được Thông số cài đặt giao tiếp trên HMI:

Hình 3.17 Thông số cài đặt giao tiếp Giao diện màn hình HMI

55

Hình 3.18 Giao diện trang 1 trên màn hình HMI Trang 2 màn hình:

Hiển thị thông số nhiệt độ và tần số, có nút chỉnh chế độ làm việc, nút khởi động và dừng hệ thống.

Hình 3.19 Giao diện trang 2 trên màn hình HMI

3.2.4Hệ thống điều khiển

a, Mô tả quá trình làm việc

56

Lưu lượng gió: 6560 m3/giờ

Xây dựng bài toán lập trình ở chế độ tự động.

Điều kiện nhiệt độ Tốc độ động cơ

TP <20oC Biến tần điều khiển tốc độ động cơ với F=20 Hz

20𝑜𝐶 ≤ 𝑇𝑝 ≤ 35𝑜𝐶 Biến tần điều khiển động cơ hoạt động tuyến tính với công

thức tính y(Hz)=2x(oC) – 20

𝑇𝑝 > 35𝑜𝐶 Biến tần điều khiển động cơ hoạt động với tần số tối đa 50Hz

b, Lưu đồ thuật toán điều khiển

57

c, Bảng địa chỉ vào ra

Bảng 3.2 Bảng địa chỉ vào ra

STT Ký hiệu Địa chỉ Chú thích

1 Pb_start M1 Nút nhấn khởi động trên màn hình HMI

2 Pb_stop M2 Nút nhấn dừng trên màn hình HMI

3 Auto mode M10 Nút nhấn chọn chế độ điều khiển tự động

4 Manual mode M20 Nút nhấn chọn chế độ điều khiển bằng tay

5 PT100 D10 Thanh ghi hiển thị giá trị nhiệt độ trên màn

hình HMI

6 Fqt D20 Thanh ghi hiển thị giá trị tần số trên màn

hình HMI

7 Run forward Y0 Ngõ ra điều khiển động cơ quay thuận

Một phần của tài liệu HD4 vũ tuấn anh nghiên cứu thiết kế điều khiển tốc độ quạt thông gió cho trang trại chăn nuôi (Trang 49 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)