Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát tiển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội. (Trang 104 - 107)

Nguồn nhân lưc phải được đầu tư thích đáng vì đây là yếu tố quyết định sư thành công trong chiến lược của ngân hàng. Nguồn nhân lưc cần được chú trọng theo cả hai hướng: Một là đối với cán bộ lãnh đạo, quản trị điều hành phải có năng lưc cao không chỉ trong nghiệp vụ tài chính – ngân hàng mà còn phải có sư hiểu biết và tầm nhìn chiến lược; thứ hai là đội ngũ nhân viên tác nghiệp ngoài trình độ chuyên môn, phải có kỹ năng giao tiếp, có đạo đức tốt, bản lĩnh, tư tin, năng động, chủ động, khả năng thích ứng tốt, độ nhạy bén cao và gắn bó với ngân hàng.

Từ hoạt động tín dụng thưc tế của chi nhánh cho thấy, chất lượng khoản vay phụ thuộc rất nhiều vào các công việc từ khâu đánh giá thẩm định khoản vay, xét duyệt hồ sơ khách hàng, quyết định cho vay, giải ngân và kiểm tra, thu nợ sau cho vay. Hay nói cách khác, chất lượng khoản vay ngoài phụ thuộc vào các nhân tố khách quan thì còn phụ thuộc vào yếu tố con người với tư cách là chủ thể cho vay quyết định. Đó là những yếu tố do trình độ nghiệp vụ, năng lưc, tư cách đạo đức,... của các cán bộ tín dụng. Chính vì vậy, để hoạt động cho vay GQVL được an toàn và hiệu quả đòi hỏi chi nhánh phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng.

Đối với cán bộ NHCSXH

Cán bộ tín dụng phải có trình độ chuyên sâu về nghiệp vụ tín dụng, nắm rõ bản chất của từng phương thức cho vay, lãi suất và các nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định cho vay, từ đó để có được những quyết định về hình thức cho vay và lãi suất khoản vay phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Để nâng cao chất lượng, trình độ cán bộ tín dụng, chi nhánh cần:

Cải thiện môi trường làm việc, tạo động lưc thúc đẩy nhân viên. Mọi giải pháp phát triển cho vay GQVL sẽ không thể đạt được kết quả cao nếu không có sư đồng lòng và quyết tâm thưc hiện của toàn thể cán bộ. Dưới áp lưc cạnh tranh như hiện nay, nhân lưc trong lĩnh vưc ngân hàng nói chung và nhân viên của chi nhánh đều phải làm việc vất vả hơn. Cải thiện môi trường làm việc để giúp nhân viên có được

tinh thần tốt hơn khi làm việc. Tạo động lưc thúc đẩy nhân viên để họ hăng hái, nhiệt tình, tâm huyết với công việc.

Khi khối lượng công việc tăng lên người lao động sẽ quan tâm đến tiền lương nhiều hơn. Nhân viên nào cũng mong muốn nhận được mức lương tương xứng với năng xuất lao động. Để đảm bảo tính công bằng trong chi trả lương, chi nhánh cần phải lấy khối lượng và hiệu quả công việc làm thước đo tiền lương, không nên phân biệt cán bộ trẻ và cán bộ lâu năm. Với những cán bộ được tuyển dụng mới chi nhánh cần có chính sách đãi ngộ tốt để giữ chân nhân tài. Quy định về tiền lương, chế độ tăng lương cần được công khai và phổ biến đến toàn thể người lao động.

Trách nhiệm của cán bộ tín dụng đối với hoạt động cho vay là rất lớn. Do đó, chi nhánh cần quan tâm đến vấn đề phân công công việc và phân định trách nhiệm. Đây cũng là hai vấn đề đặc biệt quan trọng đối với những cán bộ làm công tác cho vay do đặc điểm công việc phức tạp, liên quan đến nhiều bộ phận khác nhau trong ngân hàng. Phân công công việc cần phải đảm bảo tính công bằng và hợp ly. Phân định trách nhiệm phải rõ ràng trong từng khâu, tránh xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, lẩn tránh trách nhiệm.

Đối với đào tạo nghiệp vụ, chi nhánh cần tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ thẩm định dư án vay vốn (nhất là đối với các dư án của cơ sở SXKD), quản ly vốn vay và xư ly nợ đến hạn; có cơ chế khen thưởng, động viên khuyến khích cán bộ tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ tín dụng, khóa đào tạo bậc sau đại học…để nâng cao hơn nữa năng lực quản lý, điều hành và kỹ năng tác nghiệp.

Do đặc thù của NHCSXH nên cán bộ ngoài việc được đào tạo về mặt nghiệp vụ ngân hàng cần phải đào tạo thêm kiến thức về nông nghiệp, lâm nghiệp, về văn hóa, tập quán ở các vùng có điều kiện khó khăn để hỗ trợ và giúp người vay vốn sư dụng vốn canh tác vay có hiệu quả. Đào tạo các kỹ năng kinh nghiệm về nghiệp vụ cho vay GQVL, việc phổ biến cho người vay lập hồ sơ dư án xin vay, việc thẩm định dư án cho vay, kiểm tra việc sư dụng vốn vay để đảm bảo được tính khả thi cao, xư ly nợ khi đến hạn, thu hồi nợ quá hạn.

Đối với Hội đoàn thể, Tổ TK&VV

Ngoài đào tạo cho cán bộ Ngân hàng, còn phải thưc hiện đào tạo cho cán bộ Hội đoàn thể, các tổ Trưởng TK&VV, vì đây là đội ngũ nhận ủy thác, ủy nhiệm với ngân hàng trong quá trình thưc hiện các công việc của quy trình cho vay vốn, họ chính là cánh tay nối dài của ngân hàng, mang nguồn vốn, mang chủ trương chính sách của Đảng đến với mọi người dân. Công việc đào tạo phải được tiến hành thường xuyên, có hệ thống, rà soát về tình hình khả năng đáp ứng công việc của cán bộ để đào tạo. Xác định việc tập huấn, đào tạo cho cán bộ Hội đoàn thể, Ban quản ly Tổ TK&VV là thường xuyên, liên tục, mọi lúc, mọi nơi, mọi tình huống. Chúng ta có thể tổ chức các lớp tập huấn tập trung theo từng chuyên đề cụ thể, cũng có thể tập huấn nghiệp vụ ngay trong quá trình giao ban định kỳ với Hội đoàn thể nhận ủy thác, quá trình giao dịch với Ban quản ly Tổ TK&VV, trong quá trình đi kiểm tra thưc tế hay khi hướng dẫn làm thủ tục hồ sơ cho vay… Việc đào tạo tập huấn phải đảm bảo:

-Trước hết việc đào tạo để giúp cán bộ Hội đoàn thể, tổ Trưởng TK&VV, nhận thức được mục đích chương trình cho vay GQVL và các chương trình khác của Chính phủ, thông qua đó họ làm tốt công tác tuyên truyền vận động các hội viên của mình là các đối tượng đủ điều kiện được tham gia vay vốn tại NHCSXH. Vận động hội viên tham gia làm kinh tế, tham gia sản xuất kinh doanh để tạo ra việc làm và thu nhập ổn định.

- Đào tạo cho cán bộ Hội đoàn thể cách thức quản ly, cách thức xây dưng dư án GQVL để hướng dẫn cho các hội viên lập hồ sơ xin vay, bình xét các đối tượng được vay, công tác xét duyệt đối tượng, kiểm tra việc sư dụng vốn sau khi cho vay, và cùng phối hợp với Ngân hàng để xư ly các trường hợp xảy ra như thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn.

-Công tác đào tạo tập huấn còn kết hợp với việc giới thiệu các mô hình làm ăn giỏi của các Hội viên Hội đoàn thể thông qua vay vốn Ngân hàng để từ đó hướng dẫn cách phát triển kinh tế cho các hộ gia đình khác biết sư dụng đồng vốn có hiệu quả tạo thu nhập ổn định cuộc sống.

Một phần của tài liệu Phát tiển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội. (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w