Sĩ quan tuỳ tùng là người giúp việc hoặc aide-de-camp của
người chỉ huy đơn vị lớn hoặc nhỏ trong qn đội. Thơng thường tiểu đồn trưởng bộ binh hoặc trung đồn trưởng kỵ binh có một sĩ quan tuỳ tùng; các viên chỉ huy lữ đoàn và sư đoàn, các tư lệnh corps d'armee1*, cũng như tổng tư lệnh, tuỳ theo cấp bậc, có một hoặc mấy sĩ quan tuỳ tùng. Chức trách của sĩ quan tuỳ tùng là truyền đạt mệnh lệnh của thủ trưởng của mình đến nơi quy định và theo dõi việc thi hành những mệnh lệnh ấy, cũng như nhận hoặc tập hợp những báo cáo gửi cho thủ trưởng của mình. Do đó, thẩm quyền của viên sĩ quan này phần lớn là quản lý nội quy của đơn vị quân đội tương ứng. Viên sĩ quan này quy định thứ tự tiến hành công tác của các bộ phận thuộc đơn vị và ra nhật lệnh, đồng thời anh ta là một loại thư ký của thủ trưởng, thảo công văn gửi các chỉ huy cấp trên và cấp dưới, tổ chức việc thảo các báo cáo và thông báo bằng văn bản hàng ngày, ghi sổ nhật ký và bảng kiểm kê của đơn vị mình. ở những đơn vị lớn hơn hiện nay thường có bộ tham mưu thường trực do bộ tổng tham mưu cử ra và do "tham mưu trưởng" lãnh đạo, tham mưu trưởng gánh vác những nhiệm vụ phức tạp của sĩ quan tuỳ tùng và chỉ để lại cho sĩ quan tuỳ tùng việc truyền đạt các mệnh lệnh và điều hành công tác nội _____________________________________________________________
1* - quân đoàn
bộ của đơn vị đó. Nhưng trong các quân đội khác nhau thì sự phân chia chức trách trong những trường hợp đó khác nhau nhiều đến nỗi ở đây khơng thể nào trình bày về nó, dù là trên những nét chung nhất. Chẳng hạn, không thể nào nêu ra hai quân đội, trong đó chức trách của sĩ quan tuỳ tùng của tư lệnh corps d' arme'e lại hoàn toàn giống nhau. Ngoài những sĩ quan tuỳ tùng thực tế đó, ở hầu hết các nước châu Âu, để đáp ứng nhu cầu của chế độ quân chủ người ta đã đặt ra rất nhiều nhân vật mệnh danh các viên tướng tuỳ tùng bên cạnh nhà vua mà chức trách của họ đều giả tạo, trừ những trường hợp họ phục vụ cho bản thân nhà vua; nhưng ngay trong những trường hợp này, chức năng của họ cũng mang tính chất thuần t hình thức.
Do Ph.Ăng-ghen viết vào khoảng ngày 11 tháng Bảy và ngày 10 tháng Tám 1857 Đã in trong "New American Cyclopaedia", t. I, 1858
In theo bản in trong Bách khoa toàn thư
Nguyên văn là tiếng Anh In bằng tiếng Nga lần đầu
Ph. ăng-ghen