Một số lưu đồ P&ID điển hình cho phương pháp MBR

Một phần của tài liệu Nhóm 6 – công nghệ xử lý nước thải ( (Trang 31 - 33)

Giải thích sơ đồ:

+ Ban đầu, nước thải được đưa qua lọc sơ bộ rồi xả vào bể chứa PUMPING STATION. Tại đây, nước thải được bơm qua một lưới lọc vào bể đầu vào. Lưu lượng kế FI đo vận tốc dòng chảy của nước thải bơm vào Inlet tank, kết hợp với cảm biến điều khiển mức nước LIC để điều chỉnh máy bơm P01 sao cho phù hợp. Nếu LIC vượt quá mà bơm P01 chưa kịp điều chỉnh thì có thể xả đáy qua kênh Drain.

+ Khi nước thải từ Inlet Tank đến một mức nào đó sẽ chảy sang vể Anoxic. Tại đây, máy khuấy hoạt động để trộn nước thải, tránh hiện tượng lắng bùn. Cảm biến đo thế oxi hoá khử gửi tín hiệu để điều khiển máy khuấy, tăng tốc độ phản ứng.

+) Nước thải tiếp tục được chảy sang bể hiếu khí kết hợp màng lọc. Tại đây máy xục khí B01 hoạt động, cấp khí oxi cho quá trình hiếu khí. Lưu lượng kế FI đo và điều chỉnh tốc độ máy xục sao cho phù hợp. Trong bể MBR được trang bị các thiết lập giám sát liên tục đối với oxy hòa tan (DO), mức nước, áp suất, nhiệt độ để có phương án điều khiển thích hợp, tạo điều kiện cho vi khuẩn thực hiện phân giải các chất thải.

+ Nước sau khi lọc từ màng MBR được bơm ra ngoài bể chứa PERMEATE TANK. Nước sau lọc được kiểm soát về áp suất thuỷ tĩnh, lưu lượng chảy nhờ cảm

biến PI và FI. Bùn tái sinh sẽ được bơm tuần hoàn vào bể ANOXIC, còn bùn dư được thải ra ngoài.

Hình 1.23. Sơ đồ P&ID

Trong đó:

+) 1, 2, 3, 4, 5: bể chứa đầu vào, bể anaerobic, bể anoxic, bể aerobic MBR, bể khử trùng

+) 6, 11, 13, 16: bơm hút, bơm ly tâm, bơm khí, bơm nước sau xử lý

+) 7, 12, 14, 15: liquid flow meter, gas flow meter, liquid flow meter, vacuum pressure gauge

+) 8, 9, 10: máy khuấy, thiết bị sục khí, module tấm màng MBR

Một phần của tài liệu Nhóm 6 – công nghệ xử lý nước thải ( (Trang 31 - 33)