Việc sử dụng chai nhựa PET để chứa đựng thực phẩm là không an toàn, vì vậy nhiều biện pháp được đề ra để tái sử dụng chúng trong đó tiêu biểu nhất là sử dụng nhựa tay thế vật liệu xây dựng. Chai nhựa (PET) hiện nay có thể sử dụng như vật liệu xây dựng thay thế cho bê tông. Bằng cách kết hợp các chai nhựa được nén đầy cát khô hoặc không khí với vữa xi măng có thể xây thành tường có độ ổn định cao. Nhiều thực nhiệm đã chỉ ra rằng vật liệu xây dựng từ chai nhựa có tính linh hoạt, thời gian thực hiện, khả năng chịu tải, chi phí, chất thải giảm thiểu và hiệu quả năng lượng, phù hợp hơn nhiều vật liệu xây dựng truyền thống như gạch, bê tông. Hệ số an toàn của một bức tường từ chai nhựa có thể đạt đến 5,8[1].
Gạch từ chai nhựa có thể được sử dụng để xây dựng hầu hết mọi thứ, từ đồ nội thất đến các tòa nhà chúng thậm chí còn được sử dụng để xây dựng trường học! Đây là một cách tuyệt vời để giảm rác thải nhựa được đưa đến bãi chôn lấp, kéo dài tuổi thọ của nhựa được sản xuất để sử dụng một lần và xây dựng cơ sở hạ tầng hợp lý hơn từ các vật liệu sẵn có.
Hình 3.4. Một số công trình sử dụng chai nhựa làm vật liệu xây dựng
Gạch sinh thái – Ecobrick
Ecobrick – gạch sinh thái là thành quả của những nỗ lực sáng tạo để tạo ra vật liệu xây dựng từ rác thải nhựa, là một vật liệu xây dựng được tạo thành từ nhựa không thể tái chế bao gồm chai nhựa và các loại bao bì như nylon, bao bì snack,... Hay đơn giản hơn đó là một chai nhựa chứa đầy nhựa.
Hình 3.5. gạch sinh thái – ecobrick
Ecobrick có thể được tạo ra bởi bất kỳ ai, người trẻ, người già và tất cả mọi người - không cần máy móc hay kỹ năng chuyên môn đặc biệt. tuy nhiên cần phải tuân theo hướng dãn để đảm bảo chất lượng của ecobrick.
Các bước thực hiện:
Hình 3.6. Hướng dẫn làm gạch sinh thái
•Bước 1: Thu gom, làm sạch và làm khô nhựa
Ecobricks được làm bằng nhựa sạch và khô. Bắt đầu bằng cách tách nhựa của bạn khỏi tất cả các vật liệu khác. Phải đam bảo rằng không có bất kỳ thức ăn thừa, dầu hoặc chất bẩn
nào bám trên đồ nhựa. Nhựa bẩn bên trong ecobrick sẽ dẫn đến sự phát triển của vi sinh vật và hình thành khí metan (CH4) bên trong ecobrick, dễ gây ra các hiện tượng cháy, nổ. Điều quan trọng tương tự là nhựa phải khô! Nhựa ẩm ướt cũng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Không dùng kim loại, thủy tinh, giấy, vật liệu hữu cơ. Vì kim loại và thủy tinh có thể dễ dàng tái chế, còn giấy và vật liệu hữu cơ có thể sẽ phân hủy trong gạch sinh thái, làm cho gạch bị hỏng.
•Bước 2: chuẩn bị chai
Nên chọn những chai nhựa có hình dáng phổ biến và dễ tìm. Điều này sẽ giúp những viên gạch được làm ra có kết cấu giống nhau, dễ dàng hơn cho việc xây dựng sau này. Nên sử dụng các chai có thể tích 500ml và 1500ml, vì đây là 2 loại chai phổ biến nhất.
•Bước 3: nén nguyên liệu vào chai
•Dùng một chiếc que dài để nén nguyên liệu vào chai, nên nén nylon và các vật liệu mềm vào đáy chai, nén xen kẽ các vật liệu cứng và mềm bằng cách cắt nhỏ và rải đều các vật liệu cứng và chèn các vaath liệu mềm và các khe.Khối lượng viên gạch = thể tích chai x 0,33 ( chai có dung tích 1,5 lít sẽ nặng khoảng 500g sau khi tạo thành sản phẩm)
Hình 3.6. Một bức tường đang làm từ những viên gạch sinh thái tại The Circle Hostel.
Hình 3.7. Tường gạch sinh thái được xây trong dự án Bottle School 3.5.3.Các phương pháp tái chế khác
Nếu như bạn không có nhu cầu tái sử dụng các bao bì nhựa theo hai phương pháp trên thì vẫn có thể tái sử dụng chúng bằng cách biến chúng thành những đồ vật tiện lợi khác.
Làm chậu trồng cây
Thay vì sử dụng các chậu đất nung, xi-măng, bạn có thể dễ dàng biến các chai, thùng nhựa thành cách chậu trồng cây, giàn treo,…
Hình 3.9. sử dụng chai nhựa làm chậu trồng cây
Làm vật dụng văn phòng phẩm
Hình 3.10. hộp đựng bút chì từ chai nhựa
Làm đồ nội, ngoại thất
Trong căn nhà của bạn sẽ không thể nào thiếu những vật dụng để trang trí, và với những chai nhựa không còn sử dụng nữa, bạn có thể dễ dàng tạo ra một món đồ trang trí bắt mắt.
Hình 3.12. Chậu hoa trang trí từ vỏ chai nhựa
Ngoài ra, ngày nay, việc tái sử dụng nhựa cũng được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực thời trang, thời trang tái chế ngày càng phát triển vì mục đích bảo vệ môi trường và thời trang bền vững, ngoài những trang phục tái chế, thì việc tái sử dụng bao bì đã qua sử dụng cũng là một xu hướng mới của thời trang.
Hình 3.14. Trang phục từ bao bì nylong, chai và các vật liệu nhựa đã qua sử dụng của nhà thiết kế Chung Thanh Phong.