Một trong những khó khăn lớn trong việc phát triển thị trường thẻ là tâm lý ưa chuộng tiền mặt trong tiêu dùng từ lâu đã bén rễ trong thói quen tiêud ùng của người dân Việt Nam. Trong những công sở Nhà nước, những doanh nghiệp sản xuất, thương mại, hình thức trả lương vẫn là bằng tiền mặt. Chính vì thế người Việt Nam hiện tại rất hiếm khi nghĩ đến một hình thức thanh toán khác.
Thêm nữa, trình độ dân trí và hiểu biết của người dân Việt Nam về các thành tựu khoa học công nghệ không được cao. Trong tâm lý người dân, đến ngân hàng chỉ có các doanh nghiệp và giao dịch phải hàng trăm triệu đồng, hàng tỷ không thể chỉ là vài triệu nên đa phần xa lạ với các dịch vụ ngân hàng. Và một khó khăn khó có thể khắc phục trong nay mai là vấn đề thu nhập bình quân đầu người Việt Nam còn quá thấp, việc sử dụng thẻ được coi là xa xỉ, không cần thiết.
Hiện tại Việt Nam vẫn chưa thể coi thẻ là một phương tiện thanh toán phổ thông. Hy vọng trong tương lai, với việc mức sống được nâng cao hơn và các công tác Marketing của ngân hàng có hiệu quả, dịch vụ thẻ sẽ không còn xa lạ với phần lớn người dân.
* Khó khăn trong việc phát triển mạng lưới các cơ sở chấp nhận thẻ
Số lượng các cơ sở chấp nhận thẻ tuy có tăng qua 2 năm VCB HN hoạt động nhưng về mặt bản chất, các sơ sở chấp nhận thẻ vẫn đa phần là các cơ sở tiếp xúc với người nước ngoài thường xuyên như: hàng không, khách sạn, nhà hàng lớn... Với cơ cấu như vậy, VCB không thể đưa thẻ vào sử dụng đại chúng ở Việt Nam.
Ngoài ra, cách tính chiết khấu 2,5% đối với các cơ sở chấp nhận thẻ là giảm hứng thú của họ đối với việc chấp nhận thẻ do thấy trước mắt lợi nhuận bị giảm. Thêm nữa, VCB HN gặp phải sự cạnh tranh của các ngân hàng khác trong việc mở rộng mạng lưới cơ sở chấp nhận thanh toán. Với các mức ưu đãi
đầy hấp dẫn của một số ngân hàng khác trên địa bàn, một số cơ sở chấp nhận thẻ của VCB HN đã chuyển sang chấp nhận thẻ của một số ngân hàng khác.
* Vốn đầu tư vào công nghệ quá cao đối với một chi nhánh như VCB
HN
Từ công đoạn sản xuất thẻ cho đến các nghiệp vụ thanh toán thẻ đều đòi hỏi ngân hàng phải có các trang thiết bị hiện đại. Đối với một chi nhánh như VCB HN, việc sản xuất thẻ trắng để làm thẻ là điều không thể, chính vì thế việc nhập thẻ trắng làm tăng chi phí sử dụng thẻ lên bính quân 3-4 USD/thẻ. Ngoài ra, các loại máy đọc thẻ, máy ATM phần lớn đều phải nhập cho đến tận phụ tùng thay thế. Điều này đòi hỏi một khối lượng vốn tương đối lớn nằm ngoài khả năng của VCB HN. Chính vì vậy, việc có những hỗ trợ từ VCB VN là các chính sách trong nhập khẩu thiết bị thẻ của Nhà nước là vô cùng quan trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng cho dịch vụ thẻ tạo VCB HN.
* Một số khó khăn liên quan đến chính sách quản lý ngoại hối hiện hành
- Hạn mức sử dụng của thẻ: với chế độ hạn mức tuần hoàn, rất khó có thể quản lý được việc chi tiêu ngoại tệ của chủ thẻ. Khi sử dụng hết hạn mức, họ có thể thanh toán với ngân hàng và ngay lập tức hạn mức lại trở về như cũ. Hơn nữa, hiện nay ta chưa có quy định về việc khai báo khi mang thẻ thanh toán quốc tế xuất cảnh ra khỏi Việt Nam.
- Hiện nay, việc phát hành thẻ tín dụng quốc tế đồng nghĩa với việc chấp nhận chuyển đổi tự do giữa đồng VND và USD mà không cần xin phép, điều này ảnh hưởng lớn đến việc kiểm soát lượng ngoại tệ mà cá nhân có thể mang ra nước ngoài.
CHƯƠNG 3
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN THẺ TẠI