Khảo sát tốc độ bít(Rb)

Một phần của tài liệu thiết kế tuyến thông ti quang wdm (Trang 40 - 43)

Thay đổi tốc độ bít và giữ nguyên các thông số ban đầu  Chiều dài 25 km

 Công suất phát Pt=-7.83dBm  Hệ số khuếch đại G =25dB Từ đó rút ra các tỉ số BER, Q, Prs

Bảng 5.3. Các thông số B, Q, BER, Pts(Công suất quang ra khỏi bộ tách Mux vào sợi),Prs(Công suất quang ra khỏi sợi cáp quang vào bộ ghép Demux)

STT B Pts(dBm) Q BER Prs(dBm)

1 5Gb/s -5.855 4.95407 3.61184e-007 -26.752

2 2.5Gb/s -4.943 6.72113 8.98259e-012 -26.169

3 1024Mb/s -4.477 3.47009 0.000260085 -25.825

B = 5Gb/s B = 2.5Gb/s

B = 1024Mb/s B = 512Mb/s

Hình 5.12. Hiển thị mắt quang trong 4 lần thay đổi B

Từ các thông số đo được ta thể vẽ lên biểu đồ:

Hình 5.13 Biểu đồ biểu diễn các thông số Q, BER, Pr theo tốc độ bit Rb

=>Nhận xét: Qua khảo sát cho thấy tốc độ bit = 2.5Gb/s là tuyến phù hợp nhất, càng tăng hay giảm tốc độ bít vượt 2.5Gb/s thì chất lương Q càng giảm.

KẾT LUẬN

Bài báo cáo đã nêu rõ việc thiết kế và tính toán một hệ thống thông tin quang phù hợp cho gần 23.000 thuê bao TP. Pleiku Tỉnh Gia Lai với các thông số: λ =1550nm; Pt=-7.83dBm; và B = 2.5Gb/s, Laser phát, sử dụng sợi đơn mode, photodiode PIN thì tuyến phù hợp với cơ sở lý thuyết. Vì các điều kiện và kiến thức phục vụ cho việc đo đạc, kiểm tra ở TP. Pleiku Tỉnh Gia Lai thực tế còn rất hạn hẹp nên việc mô phỏng bước đầu (được so sánh với các kết quả tính toán) cho ra các kết quả khả quan đã cho thấy bài

báo mang tính thực tiễn cao và có thể áp dụng được vào thực tế. Mặt khác bài toán có thể mở rộng nhiều nhánh để tăng lên hàng trăm ngàn thuê bao, đáp ứng với nhu cầu thông tin liên lạc của người dân ngày càng lớn.

Bài toán sử dung ghép kênh quang phân chia theo bước sóng WDM với 4 kênh đây là một giải pháp rất hiệu quả trong việc tăng dung lượng truyền dẫn. Kỹ thuật này là biện pháp rất khả thi khi triển khai mạng thuê bao quang đối với mạng nội hạt. Việc sử dụng các bộ ghép kênh quang theo bước sóng trên mạng cho phép rẽ nhánh các tuyến đang khai thác ở những điểm khó khăn về mặt cấp nguồn vì bộ ghép bước sóng không cần đến nguồn điện, nâng cấp dung lượng tuyến đang khai thác hoặc thiết kế mới. Nhưng ở kỹ thuật này còn có những hạn chế cần khắc phục như: suy hao, xuyên kênh, hiệu ứng phi tuyến tán sắc.

Qua các khảo sát trên bài toán cho tăng hệ số phẩm chất Q (giảm tỉ lệ lỗi BER) ta có thể tăng công suất phát hoặc tăng độ khuếch đại. Nhưng với cùng một công suất phát khi tăng tốc độ bit thì hệ số chất lượng Q lại giảm. Các khảo sát ở trên chỉ là những trường hợp mà hệ thống đạt lí tưởng(BER =0). Trong hệ thống thông tin quang tỉ lệ lỗi bit Ber trong khoảng 10-12 ÷ 10-9. Trên thực tế những trường hợp lí tưởng như vậy không xảy ra. Do đó tùy thuộc vào yêu cầu khác nhau của các nhà khai thác mà ta chọn các thông số thích hợp tương ứng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Thông tin sợi quang ,TS. Nguyễn Văn Tuấn.

[2] Đồ án tốt nghiệp đại học: thiết kế FTTH dựa trên mạng quang thụ động của Hồng Đặng Ngọc Ân.

[3] Giáo trình “Kỹ thuật thông tin quang 2” (dùng cho sinh viên hệ đào tạo đại học từ xa)_Ths. Đỗ Văn Việt Em.

[4] Đồ án Thiết kế tuyến thông tin quang WDM sử dụng phần mềm Optisystem. [5] Giáo trình Thông tin quang Thầy Phạm Công Hùng - ĐHBK Hà Nội

Một phần của tài liệu thiết kế tuyến thông ti quang wdm (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w