Tổ chức nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ điều hành và nhân viên thực hiện

Một phần của tài liệu Giám sát và điều hành quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu ngói lợp từ thái lan tại công ty TNHH CPAC monier VN (Trang 32 - 46)

quan tâm đặc biệt của mọi doanh nghiệp hoạt động kinh tế. Mặt khác, việc nhập khẩu hàng hoá đều tính theo giá quốc tế và sử dụng đồng ngoại tệ để thanh toán. Do đó việc thu hút và tận dụng một cách có hiệu quả mọi nguồn vốn là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói chung và Công ty TNHH CPAC Monier nói riêng. Điều này giúp củng cố tình hình tài chính của Công ty, khắc phục được những bất cập do khó khăn về vốn gây ra, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu.

3.3.5. Tổ chức nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ điều hành và nhân viên thực hiện. hiện.

Cán bộ giám sát và điều hành thường là trưởng phòng kinh doanh, là người nắm rõ nhất kiến thức nghiệp vụ và có nhiều kinh nghiệm nhất, nhưng thị trường luôn biến động, không ai có thể lường trước được tất cả mọi rủi ro, do vậy mà cả cán bộ điều hành và nhân viên nhập khẩu phải luôn tìm hiểu học hỏi để nâng cao trình độ, tiếp thu các kiến thức mới để hoàn thành tốt công việc một cách hiệu quả nhất.

Nâng cao trình độ hiểu biết về pháp lý. Cán bộ và nhân viên nhập khẩu cần phải hiểu biết về pháp lý, đặc biệt là luật quốc gia về thương mại quốc tế, các tập quán thương mại quốc tế, các điều ước quốc tế có liên quan. Trong hoạt động xuất nhập khẩu thì hiểu biết về các luật lệ sẽ chủ động cho doanh nghiệp trong đàm phán ký kết hợp đồng, vì trước hết muốn thực hiện hợp đồng tốt cần xây dựng hợp đồng tốt, hiểu biết về pháp lý tạo điều kiện cho điều hành hợp đồng đúng, không vi phạm những điều đã cam kết.

Nâng cao trình độ kỹ thuật thương mại quốc tế. Kỹ thuật thương mại quốc tế là tổng hợp các kỹ năng, phương pháp và cách thức để tiến hành các nghiệp vụ trong hoạt động thương mại quốc tế. Hoạt động thương mại quốc tế như một tất yếu mở đường phát triển cho mọi doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay, do vậy mà kỹ thuật thương mại quốc tế cần thiết cho mỗi cán bộ và nhân viên xuất nhập khẩu. Thị trường luôn biến động, các luật lệ, quy định về thương mại quốc tế cũng luôn thay đổi do vậy mà cán bộ và nhân viên xuất nhập khẩu luôn phải học hỏi những kiến thức mới, nâng cao trình độ nghiệp vụ, tự biết cách giải

quyết những tình huống phát sinh, hạn chế những vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng, gây ra những hậu quả không đáng có.

Bồi dưỡng cho cán bộ và nhân viên kiến thức về thương phẩm học. Trước khi quyết định nhập khẩu bất kỳ hàng hóa nào, Công ty phải trải qua bước tìm hiểu nhu cầu thị trường trong nước cũng như thị trường nhập khẩu, sau đó là tìm hiểu hàng hóa. Phải biết rõ về hàng hóa mới biết được nó có phù hợp với nhu cầu trong nước hay không, về cả chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã, tiêu chuẩn kỹ thuật…

Kiến thức về hàng hóa phục vụ cho nhân viên trong việc kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu, giới thiệu khi xúc tiến bán hàng trong nước. Trưởng phòng kinh doanh phải là người khởi sướng trước, tìm các tài liệu có thể về hàng hóa kinh doanh cung cấp cho nhân viên nghiên cứu, sau đó lập những bài trắc nghiệm kiểm tra kiến thức nhân viên.

3.3.6. Kiến nghị với nhà nước.

Về phía Nhà nước cần tạo điều kiện hơn cho các doanh nghiệp trong việc vay vốn kinh doanh, mở rộng quy mô hoạt động, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo cán bộ, nâng cao trình độ quản lý để từ đó làm tăng hiệu quả kinh doanh chung. Đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước sau khi chuyển sang Công ty Cổ phần, khi mà hầu hết trang thiết bị đã lỗi thời, không chủ động, thiếu tính năng động, sáng tạo, một phần do tâm lý dựa dẫm vào Nhà nước. Hoạt động quản lý kinh doanh của Công ty nói chung và công tác giám sát điều hành hợp đồng nói riêng cần được quan tâm thích đáng về cơ sở vật chất, công tác đào tạo nhân viên về nghiệp vụ.

KẾT LUẬN

Đất nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới, hoà mình vào trào lưu chung của xã hội, với bước khởi đầu là gia nhập tổ chức ASEAN, AFTA, APEC, WTO (tháng 11/2006). Để có được những thành công trên, Việt Nam đã có những cố gắng rất lớn trong việc cải thiện vị trí và hình ảnh của mình trên diễn đàn kinh tế khu vực cũng như trên thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế chính là bộ mặt để các nước bạn đánh giá sự phát triển của Việt Nam trên con đường cải cách và đổi mới. Vì vậy, vai trò của các doanh nghiệp kinh doanh XNK nói chung là vô cùng quan trọng.

Qua hơn 10 năm xây dựng, hoạt động và trưởng thành, công ty TNHH CPAC Monier VN - đã trải qua nhiều khó khăn thử thách, nhưng họ vẫn đứng vững và ngày càng phát triển. Hoạt động của Công ty luôn đem lại lợi nhuận cao, do vậy đã góp phần không nhỏ đóng góp cho ngân sách nhà nước, mang lại việc làm và thu nhập cho người lao động.

Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu của Công ty tuy đã khá hoàn thiện song không tránh khỏi những điểm còn hạn chế. Qua thời gian thực tập, trên cơ sở xem xét thực trạng của Công ty, em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhỏ. Hy vọng rằng Công ty có thể sử dụng những biện pháp đó để có thể nâng cao hiệu quả cho quá trình nhập khẩu của mình.

Tuy nhiên, do thời gian và khả năng bản thân còn hạn chế, nên bài viết này không thể tránh khỏi thiếu sót, em rất mong được sự nhận xét và góp ý của quý thầy cô và các bạn để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Võ Thanh Thu (2005), Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu, Nxb Thống kê, HN. 2. Doãn Kế Bôn (2006), Giáo trình tác nghiệp thương mại quốc tế, đại học TM

3. Vũ Hữu Tửu (2000), Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4. Dương Hữu Hạnh (2005), Hướng dẫn thực hành kinh doanh xuất nhập khẩu, Nxb Thống kê, Hà Nội.

5. Trần Chí Thành (2000), Giáo trình Quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu, Nxb Thống kê, Hà Nội.

6. Trần văn Chu (1999), Ngiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

7. Trịnh thị Thu Hà (2010), Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại Công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ (FPT), Chuyên đề tốt nghiệp, Trường đại học Thương Mại

8. Báo cáo:

+ Báo cáo kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu (2007-2011) của Công ty TNHH CPAC Monier VN

+ Kim ngạch nhập khẩu năm 2007 – 2010 của Công ty TNHH CPAC Monier VN 11. www.cpacroof.com.vn/

12. www.mpi.gov.vn 13. www.vnexpress.net

Phụ lục 1

PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA

1. Ông : Dương Xuân Hải – Trưởng phòng xuất nhập khẩu công ty TNHH CPAC Monier VN

- Theo Ông, trong công tác giám sát và tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu mà các lỗi cơ bản công ty Ông thường mắc phải là gì?

Lỗi cơ bản mà chúng tôi thường mắc phải là mở L/C, kiểm tra và nhận hàng từ phương tiện vận tải, và một số sai sót ở thủ tục hải quan.

- Với tư cách là một trường phòng XNK, Ông có hướng điều chỉnh và khắc phục những mặt yếu kém đó như thế nào?

Đào tạo nguồn nhân lực, cho đi tập huấn nước ngoài đó là giải pháp khắc phục tối ưu nhất của công ty

- Việc thực hiện thủ tục hải quan của công ty có gặp khó khăn gì không?

Các nhân viện kinh doanh của chúng tôi, có mối quan hệ rất tốt với cán bộ hải quan, nhanh nhẹn và có kinh nghiệm.Nhưng có trường hợp cũng mắc một số lỗi cơ bản áp sai mã số thuế.

- Công ty đã áp dụng hình thức khai hải quan điện tử chưa? Có vấn đề gì không? Công ty mới áp dụng khai hải quan điện tử, song song với khai trực tiếp được một thời gian, nhưng nhân viên làm quen rất nhanh với hình thức này vì nội dung cũng tương tự tờ khai trực tiếp.

2. Ông : Nguyễn Hữu Sơn – nhân viên xuất nhập khẩu của phòng XNK của công ty TNHH CPAC Monier VN

- Xin ông cho biết, khi nhận và kiểm tra ngói lợp nhập khẩu thường phát hiện các sai phạm gì?

Đây là mặt hàng đã được tiêu chuẩn hóa, chúng tôi chỉ kiểm tra số lượng và quy cách phẩm chất, nên các sai phạm chủ yếu là do đối tác giao thiếu hoặc thừa hàng.

- Công ty đã giải quyết các sai phạm đó như thế nào?

Với giao thiếu hàng, toàn bộ lo hàng sẽ được gửi trở lại bên xuất khẩu, còn nếu thừa nhân viên sẽ liên lạc với bên xuất khẩu để giải quyết, cách xử lý thông thường là giảm giá các kiện hàng.

3. Bà : Lê Huyền Trang – nhân viên kế toán công ty TNHH CPAC Monier VN

- Xin Bà vui lòng cho biết Công ty thường sử dụng các hình thức thanh toán chủ yếu nào trong các hợp đồng nhập khẩu ngói lợp của công ty?

Bên bán chủ yếu là các đối tác lâu năm của công ty , nên chúng tôi thường thanh toán bằng chuyển tiền trả sau và L/C trả chậm.

- Xin Bà vui lòng cho biết Công ty thường thực hiện thủ tục thanh toán ở ngân hàng nào? Vì sao?

Công ty hầu hết thực hiện thủ tục thanh toán tại ngân hàng Vietcombank, vì ngân hàng này không yêu cầu công ty ký quỹ khi mở L/C, và thủ tục cũng rất nhanh gọn.

4. Ông : Phạm Văn Qúy – nhân viên phòng XNK của công ty TNHH CPAC Monier VN

- Xin ông cho biết trong khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu ngói lợp công ty đã từng khiếu nại hay bị đối tác khiếu nại chưa?

Đã từng xảy ra khiếu nại, nhưng là do khách hàng khiếu nại về chất lượng nên công ty chỉ đóng vai trò trung gian giữa khách hàng và nhà cung ứng chứ không phải là đối tượng bị khiếu nại.

- Vậy các vụ khiếu nại đó đã được giải quyết như thế nào?

Nếu kết quả giám định cuối cùng cho thấy phản ánh của khách hàng là đúng , nếu lô hàng vẫn được sử dụng thì bên bán sẽ giảm giá lô hàng đó , còn nếu không thể sử dụng được hàng sẽ do chúng tôi xuất trả lại hàng , chi phí do bên bán chịu .

Phụ lục 2

PHIẾU ĐIỀU TRA TRẮC NGHIỆM

Đề tài: Giám sát và điều hành quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu ngói lợp từ Thái Lan tại công ty TNHH CPAC Monier Việt Nam

Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Thúy Lớp: K43N3

Kính gửi : Ông ( Bà )…………... ……….. ………..

Trường Thương Mại xin trân trọng cảm ơn quý cơ quan đã tiếp nhận sinh viên năm cuối của trường đến thực tập tại quý cơ quan và tạo điều kiện cho sinh viên hoàn thành tốt giai đoạn thực tập tổng hợp ban đầu

Trên cơ sở thông tin đã được thu thập và xử lý qua giai đoạn thực tập tổng hợp, sinh viên đã lựa chọn nghiên cứu cho đề tài chuyên đề tốt nghiệp.

Để giúp quá trình nghiên cứu của sinh viên bám sát tình hình và đáp ứng yêu cầu thực tế của quý cơ quan, xin Ông ( Bà ) vui lòng cho biết các thông tin sau :

A. Phần thông tin cá nhân:

1. Họ và tên Ông (Bà): ……… 2. Cơ quan Ông (Bà) hiện đang công tác: ……….. 3. Lĩnh vực chuyên môn: ………. 4. Thâm niên công tác: ……..năm

5. Chức vụ: ………...

B. Xin Ông (Bà) vui lòng trả lời những câu hỏi dưới đây :

1. Đánh giá quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu ngói lợp từ Thái Lan tại công ty TNHH CPAC Monier Việt Nam

Xin Ông (Bà) cho biết đánh giá về mức độ quan trọng (với 1 là quan trọng nhất và giảm dần đến nội dung thứ tự n) của quy trình nhập khẩu nói chung và đánh giá quy trình thực

Nội dung Mức độ quan trọng Mức độ Rất tốt Tốt Đạt yêu cầu Còn thiếu sót Kém 5 4 3 2 1

1. Xin giấy phép nhập khẩu 2. Mở L/C

3. Thuê phương tiện vận tải 4. Mua bảo hiểm cho hàng hóa 5. Kiểm tra các chứng từ và thanh toán

6. Làm thủ tục hải quan cho hàng hóa

7. Giao nhận hàng NK 8. Giám định hàng hóa,khiếu nạivà giải quyết khiếu nại

2. Phần cụ thể:

Xin Ông (Bà) cho biết một số thông tin bằng cách tích √ vào lựa chọn của Ông (Bà) hoặc điền một số thông tin khác:

2.1. Thủ tục hải quan do ai thực hiện

 Công ty thực hiện Chiếm: ……..%  Thuê đại lý hải quan Chiếm: ……..%

2.2. Công ty sử dụng hình thức khai hải quan nào:  Khai trực tiếp

 Khai quan điện tử  Cả hai hình thức trên

2.3. Đánh giá về thủ tục hải quan:  Khá phức tạp

 Bình thường

2.4. Các sai sót thường gặp trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan :  Thiếu giấy tờ

 Áp sai mã số thuế  Lỗi khác: ………

2.5. Đánh giá tầm quan trọng của các khâu làm thủ tục hải quan? (Ứng với độ quan trọng nhất là 1 , giảm giần cho đến n )

Các khâu Mức độ quan trọng

1. Khai và nộp tờ khai hải quan 2. Xuất trình hàng hóa

3. Nộp thuế

2.6. Quá trình nhận hàng được thực hiện bởi:  Công ty trực tiếp thực hiện

 Đơn vị ủy thác giao nhận (công ty kinh doanh ga, cảng) 2.7. Nhận ngói lợp từ phương tiện vận tải nào:

 Tàu hỏa  Ô tô  Tàu biển  Máy bay  Container  Khác: …

 Công ty thực hiện  Cơ quan giám định

2.9. Trong quá trình kiểm tra, thường phát hiện các sai phạm về:  Số lượng

 Chất lượng  Lỗi khác…

2.10. Điều kiện cơ sở giao hàng  FOB  FCA  CFR  DAF  CIF  Điều kiện khác: ...

2.11. Các phương thức thanh toán để sử dụng thanh toán hợp đồng nhập khẩu ngói lợp từ Thái Lan

Các phương thức thanh toán Mức độ thường xuyên

1. Phương thức L/C

2. Phương thức chuyển tiền 3. Phương thức nhờ thu

4. Phương thức giao chứng từ trả tiền 5. Phương thức ghi sổ

6. Phương thức khác : ………

2.12. Nếu thanh toán bằng L/C thì công ty thường lựa chọn loại L/C nào :  L/C trả ngay

2.13. Khi mở L/C công ty phải ký quỹ bao nhiêu % giá trị hợp đồng  Không phải ký quỹ

 Ký quỹ < 10% giá trị hợp đồng  Ký quỹ 10% - 20% giá trị hợp đồng  Ký quỹ 20% - 30% giá trị hợp đồng  Ký quỹ > 30% giá trị hợp đồng 2.14. Các lỗi thường gặp trong mở L/C  Viết sai nội dung L/C

 Thời hạn L/C không phù hợp với khả năng cung ứng cửa bên xuất khẩu  Thay đổi nội dung L/C

 Lỗi khác: ………..

2.15. Công ty thường sử dụng hình thức chuyển tiền nào  Chuyển tiền trả trước

 Chuyển tiền trả sau

2.16. Việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu ngói lợp đã từng xảy ra khiếu nại chưa?  Có

 Không

2.17. Các nguyên nhân khiếu nại  Giao hàng muộn

 Giao thiếu hàng

 Chất lượng không đáp ứng yêu cầu hợp đồng 2.18. Các hình thức giải quyết khiếu nại

 Giảm giá

 Giao hàng bổ sung  Bồi thường

 Khác

MỤC LỤC

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ...1

1.1. TÍNH CẤP THIẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI...1

1.2. XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ TRONG ĐỀ TÀI. ...2

1.3. CÁC MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI...2

1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI. ...2

1.5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI. ...3

1.6. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ PHÂN ĐỊNH NỘI DUNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN

Một phần của tài liệu Giám sát và điều hành quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu ngói lợp từ thái lan tại công ty TNHH CPAC monier VN (Trang 32 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)