Phương pháp này được hiểu là phương pháp phân tích các số liệu thống kê từ nhiều nguồn để rút ra những nhận xét, đánh giá mang tính khái quát cao làm nổi bật những nội dung chính của đề tài.
Cách thức tiến hành: Sau khi thu thập số liệu bằng các phương pháp thu thập trên thì đề tài sử dụng phương pháp thống kê để tổng hợp các số liệu đó ở dạng thô, thành những nhóm số liệu thứ cấp phục vụ cho quá trình phân tích được dễ dàng.
Mục đích: Hệ thống hóa các dữ liệu minh họa cho những nội dung chủ yếu của đề tài, nhằm thấy rõ được thực trạng phát triển thương mại các sản phẩm thiết bị giáo dục phục vụ cho các trường học ở các tỉnh phía Bắc giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2009.
b) Phương pháp so sánh
Phương pháp này dùng để so sánh các dữ liệu giữa các thời kỳ với nhau hoặc so sánh tỷ trọng về số lượng sản phẩm thiết bị giáo dục bán ra, doanh thu giữa các kỳ nghiên cứu, so sánh tốc độ tăng trưởng về khối lượng sản phẩm bán ra và doanh thu tiêu thụ của các công ty.
Mục đích: đánh giá được sự phát triển thương mại các sản phẩm thiết bị giáo dục như thế nào, có đạt được hiệu quả của phát triển thương mại sản phẩm thiết bị giáo dục không. Từ những kết quả thu thập được, nhận xét và đưa ra những giả i pháp đẩy mạnh phát triển thương mại các sản phẩm này trong khoảng thời gian 2010-2015.
c) Phương pháp chỉ số
Sử dụng các chỉ số để đánh giá sự tăng giảm về tỷ trọng, thị phần, tốc độ tăng trưởng của phát triển thương mại các sản phẩm thiết bị giáo dục phục vụ cho các trường học ở các tỉnh phía Bắc.
Mục đích: đánh giá được sự nỗ lực trong gia tăng quy mô, nâng cao hiệu quả phát triển thương mại trong thời gian qua của các doanh nghiệp cũng như của Nhà nước trong hoạt động phát triển thương mại các sản phẩm thiết bị giáo dục phục vụ cho các trường học ở các tỉnh phía Bắc.
3.2. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng các nhân tố môi trường đến phát triển thương mại các sản phẩm thiết bị giáo dục phục vụ cho các trường học ở các