Với công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của biến động tỷ giá tới hoạt động nhập khẩu của công ty cổ phần thực phẩm thiên vương (Trang 31 - 34)

Giải pháp cho phát hiện thứ nhất: Công tác dự báo, phân tích về biến

động tỷ giá hối đoái của công ty còn nhiều yếu kém, kiến thức về tỷ giá còn hạn chế

- Trước hết, công ty cần xây dựng một đội ngũ cán bộ về quản trị tài chính có chuyên môn cao, nhạy bén với sự biến động của thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối và am hiểu về các chính sách của chính phủ, đặc biệt là chính sách tỷ giá. Công ty có thể sử dụng các phương pháp dự báo như: phân tích cơ bản phân tích tập trung vào việc nghiên cứu các lý do, nguyên nhân làm cho giá tăng lên hoặc giảm xuống hoặc phân tích kỹ thuật dự báo dựa vào nghiên cứu về quá khứ, tâm lý và quy luật xác suất .

- Giác ngộ nhân viên về tinh thần tự giác, ý thức đoàn kết, tập thể trong công việc; đặc biệt là nhân viên phòng kinh doanh và xuất nhập khẩu cần được đào tạo, bồi dưỡng thêm những hiểu biết về tỷ giá, tài chính…

- Công ty cần áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của doanh nghiệp để có được thông tin nhanh chóng, kịp thời về diễn biến của nền kinh tê, biến động của tỷ giá giữa đồng VNĐ với đồng USD và tỷ giá giữa các đồng tiền mạnh khác, qua đó giúp các chuyên gia của công ty đưa ra dự báo chính xác hơn về tỷ giá.

- Bên cạnh đó, ban lãnh đạo công ty cần chỉ đạo kịp thời, sáng suốt trong việc đưa ra các dự báo và lựa chọn giải pháp phù hợp nhất để hạn chế ảnh hưởng của biến động tỷ giá.

Giải pháp cho phát hiện 2: Công ty phụ thuộc quá nhiều vào đồng USD

trong thanh toán

- Công ty cần phải đa dạng hóa đồng tiền trong thanh toán. Công ty có thể lựa chọn thị trường nhập khẩu và lựa chọn đồng tiền thanh toán đang giảm giá so với đồng VNĐ thay vì chỉ sử dụng đồng USD. Theo lý thuyết thì khi VNĐ lên giá, ngoại tệ giảm giá thì việc nhập khẩu sẽ trở nên có lợi hơn cho nhà nhập khẩu Việt Nam. Vì thế, nếu lựa chọn được đồng tiền thanh toán đang có xu hướng giảm giá so với VNĐ thì tức là công ty đã giảm được giá hàng nhập, tiết kiệm được chi phí đồng thời lượng hàng nhập khẩu cũng sẽ tăng lên.

- Ngoài ra công ty cũng có thể sử dụng đồng tiền của nước XK hoặc NK để thanh toán trong các hợp đồng nhập khẩu. Trên thực tế, thị trường nhập khẩu của công ty là khá rộng, không chỉ có thị trường Mỹ. Vì thế, trong nhiều trường hợp, đồng tiền thứ ba này sẽ gây cản trở, thiệt hại cho cả nhà cung ứng và công ty khi tỷ giá đồng USD cao hơn cả hai đồng tiền của hai nước giao dịch. Do đó, đa dạng hoá đồng tiền trong thanh toán sẽ có lợi cho cả nhà cung ứng và công ty.

Giải pháp cho phát hiện 3: Hoạt động thanh toán của công ty còn hạn chế, các phương thức thanh toán còn hạn hẹp, chưa phong phú

- Công ty nên đa dạng hoá các phương thức thanh toán. Hiện nay, phương thức thanh toán chủ yếu của công ty là phương thức chuyển tiền cho nhà xuất khẩu thông qua L/C. Phương thức thanh toán này tuy cũng phần nào giúp công ty hạn chế ảnh hưởng của tỷ giá nhưng không phải tất cả các đơn hàng thanh toán ở các thời điểm khác nhau đều sử dụng phương thức này là phù hợp nhất. Công ty có thể sử dụ ng một số phương thức như: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn hoặc sử dụng kết hợp các giao dịch trên thị trường tiền tệ…

- Có thể áp dụng các điều khoản giá linh hoạt trong hợp đồng mua bán . Hiện tại, công ty có thể áp dụng một trong ba loại điều khoản giá linh hoạt sau:

• Áp dụng giá tỷ lệ với sự biến động của tỷ giá hối đoái: Khi áp dụng điều khoản này, nhà XK và NK chấp nhận điều chỉnh giá theo sự biến động của tỷ giá đồng tiền thanh toán. Nếu tỷ giá của đồng tiền tăng, giá hàng nhập khẩu sẽ được điều chỉnh giảm xuống, nếu tỷ giá của đồng tiền thanh toán giảm, giá hàng nhập khẩu sẽ được điều chỉnh tăng.

• Áp dụng điều khoản giá linh hoạt tỷ lệ với sự biến động tỷ giá có miễn trừ: Với điều khoản này, công ty và nhà cung ứng chấp nhận sự tăng và giảm giá của đồng tiền thanh toán, được tính nhập vào hàng nhưng chỉ trong một mức giới hạn được miễn trừ do hai bên thoả thuận trong hợp đồng.

• Áp dụng điều khoản chia sẻ rủi ro: Theo điều khoản này, công ty và nhà cung ứng cam kết với nhau mỗi bên sẽ chịu một phần hậu quả rủi ro do biến động tỷ giá hối đoái gây nên trong khoảng thời gian từ lúc ký hoá đơn đến lúc thanh toán. Tỷ lệ này do hai bên quy định.

Giải pháp cho phát hiện 4: Việc sử dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro

do biến động tỷ giá còn thiếu linh hoạt, chưa được quan tâm, chú ý.

- Sử dụng linh hoạt các công cụ phòng ngừa rủi ro do biến động tỷ giá. Cụ thể: • Tạo lập quỹ dự phòng: Lập quỹ dự phòng là một biện pháp có ý nghĩa không chỉ với doanh nghiệp kinh doanh mà còn đối với tổ chức tài chính trên thế giới để bù đắp cho những biến động, rủi ro bất ngờ xảy ra trong quá trình hoạt động.

• Phòng ngừa bằng hợp đồng kỳ hạn: Bởi sự không chắc chắn sự biến động trong tương lai nên phòng ngừa bằng hợp đồng kỳ hạn là một biện pháp mang lại sự an toàn khá cao cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng hợp đồng này là không có lợi

nếu như tỷ giá giao ngay trong tương lai càng thấp hơn so với tỷ giá trong hợp đồng kỳ hạn. Tỷ giá giao ngay càng thấp thì càng bất lợi cho các doanh nghiệp và ngược lại.

• Phòng ngừa thông qua quyền chọn tiền tệ: Hợp đồng quyền chọn là một công cụ phòng ngừa rất có hiệu quả và hiện đại. Hợp đồng này có ưu điểm hơn so với hợp đồng kỳ hạn ở chỗ là các doanh nghiệp có quyền không tiến hành quyền chọn mà mua USD trên thị trường giao ngay với chi phí thấp hơn so với hợp đồng kỳ hạn.

• Sử dụng các nghiệp vụ trên thị trường tiền tệ: Thị trường tiền tệ là thị trường chủ yếu giao dịch các loại vốn ngắn hạn. Muốn sử dụng thị trường tiền tệ để giảm thiểu tổn thất khi có biến động tỷ giá thì công ty có thể sử dụng các hợp đồng vay và gửi ngoại tệ kết hợp với mua ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, để biết trước được giá trị hợp đ ồng nhập khẩu quy ra nội tệ phải thanh toán, bất chấp tỷ giá giao ngay khi đến hợp đồng là bao nhiêu.

- Ngoài ra, công ty cũng cần xây dựng các chiến lược, chính sách một cách linh hoạt, dễ thích nghi. Công ty có thể chủ động mua hàng, lựa chòn thời điểm thích hợp để thanh toán. Nhờ công tác dự báo tỷ giá nên khi thấy dấu hiệu của biến động theo chiều hướng xấu thì doanh nghiệp cần chủ động đặt hàng, chủ động liên hệ với nguồn cung ứng để công ty có thể chủ động đặt ra các điều kiện về phương thức và thời gian thanh toán phù hợp…

Giải pháp cho phát hiện 5: Thị trường nhập khẩu của công ty còn nhỏ hẹp,

sốlượng nhà cung ứng còn hạn chế

- Công ty nên mở rộng thị trường nhập khẩu, thúc đẩy tiêu thụ trong nước. Việc mở rộng thị trường nhập khẩu sẽ giúp doanh nghiệp có thể lựa chọn các nguồn cung ứng khác nhau và dễ dàng lựa chọn thị trường nhập khẩu có lợi cho công ty khi có biến động tỷ giá xảy ra. Công ty cũng cần có các biện pháp thúc đẩy tiêu thụ trong nước để thu hồi vốn nhanh tránh tình trạng hàng tồn kho lâu vì nó có thể gây thiệt hại, gây lỗ cho doanh nghiệp khi có sự biến động tỷ giá.

- Công ty cũng nên mở rộng quy mô công ty, gia tăng mặt hàng thực phẩm nhập khẩu để phục vụ nhu cầu trong nước. Với xu hướng Tây hoá ngày càng cao của người dân Việt Nam thì việc sử dụng hàng nhập sẽ ngày càng tăng cao. Đặc biệt là xu hướng càng giàu có, càng hưởng thụ thì nhu cầu tiêu dùng hàng ngoại, tiêu biểu là hàng thực phẩm sẽ ngày càng tăng, các mặt hàng này ngày càng có nhiều cơ hội phát triển cao.

Trên đây là một số giải pháp đưa ra nhằm hạn chế những ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá tới hoạt động nhập khẩu của công ty. Công ty nên cân nhắc lựa c họn giải pháp và áp dụng vào thời điểm nào là thích hợp nhất để đạt hiệu quả tốt nhất.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của biến động tỷ giá tới hoạt động nhập khẩu của công ty cổ phần thực phẩm thiên vương (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)