Các kiến nghị

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh marketing của khách sạn phú đô (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH MARKETING CỦA KHÁCH SẠN PHÚ ĐÔ

3.2.2. Các kiến nghị

a, Đối với Nhà nước và Tổng cục du lịch

Kinh doanh khách sạn du lịch cũng như các hoạt động kinh tế khác đều nằm trong hành lang pháp lý của hệ thống pháp luật Việt Nam. Sự quản lý và c hỉ đạo của Nhà nước là hết sức quan trọng. Vì vậy để tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn nói chung và cho các khách sạn trên địa bàn Hà Nội nói riêng, Nhà nước cần có các chiến lược và kế hoạch phát triển cụ thể sau: Nhà nước và Tổng cục du lich cần kiện toàn đổi mới các hình thức tổ chức, cơ chế quản lý về du lịch để thực hiện thành công chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020.

Nhà nước cần có chính sách đầu tư hợp lý ở những vùng du lịch trọng điểm như đầu tư về cơ sở hạ tầng để thúc đẩy tạo điều kiện cho du lịch phát triển. Cùng với đó là các hoạt động xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam, đất nước và con người Việt Nam đến bạn bè thế giới.

Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, thủ tục xuất nhập cảnh quá cảnh để tạo điều kiện cho khách du lịch quốc tế dễ dàng đến Việt Nam.

Nhà nước và tổng cục du lịch cần có chính sách và biện pháp đẩy mạnh hợp tác quốc tế về du lịch với các nước, khuyến khích hợp tác liên doanh với các hãng lữ hành trên thế giới nhằm khai thác công nghệ và thị trường của họ

Ngành du lịch phối hợp các ban ngành có liên quan để quản lý và khai thác có hiệu quả cơ sở hạ tầng và tài nguyên du lịch đồng thời đưa ra các gói kích cầu về du lịch hợp lý để kích thích du lịch phát triển.

Nhà nước và các ban ngành có liên quan cần chủ động tổ chức các chuyến đi khảo sát, giao lưu học hỏi để khắc phục những yếu kém.

Có chiến lược đào tạo bồi dưỡng nhân lực trong ngành du lịch để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

b, Đối với thủ đô Hà Nội

Hà Nội có lợi thế về tài nguyên du lịch nhân văn, vì vậy cần phát huy thế mạnh của mình trong việc khai thác các tài nguyên du lịch này đồng thời có công tác bảo tồn , gìn giữ các tài nguyên du lịch đó. Cụ thể như việc nâng cấp các công trình kiến trúc lịch sử của thủ đô, các dich tích văn hóa lịch sử, phục hồi và xây dựng lại một số làng nghề truyền thống…

Tăng cường đầu tư cho công tác quy hoạch du lịch, đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc phát triển du lịch. Đặc biệt cần xây thêm các khu vui chơi, giải trí trên địa bàn thành phố Hà Nội để tăng tính hấp dẫn cũng như kéo dài thời gian lưu trú của du khách.

Có chiến lược phát triển bền vững cho thành phố, đưa thành phố Hà Nội thực sự là nơi thăm quan, du lịch, nghỉ dưỡng của nhiều du khách trong và ngoài nước. Tăng cường ngân sách cho việc xúc tiến, quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam đến bạn bè thế giới.

Đảm bảo trật tự an ninh và an toàn xã hội, giải quyết nạn ăn xin, bán hàng rong đeo bám gây khó chịu cho khách du lịch, mất đi hình ảnh thân thiện củ a con người Việt Nam.

Đồng thời cần tăng cường xây dựng các chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch đáp ứng được nhu cầu xu thế toàn cầu hóa.

Hà Nội là thủ đô, là trung tâm đầu não của cả nước vì vậy nên tổ chức các sự kiện quốc tế, quốc gia, lễ hội cho các địa phương và phối hợp với các ban ngành tổ chức các sự kiện riêng cho các doanh nghiệp du lịch nhằm tạo môi trường, khích lệ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đó

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh marketing của khách sạn phú đô (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)