Những dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do công ty cung cấp mang tính khách quan. Tác giả lựa chọn một số dữ liệu có thể làm rõ hơn hoạt động xuất khẩu của công ty trong giai đoạn suy thoái. Dưới đây là số liệu tác giả lựa chọn dùng để phân tích:
Bảng 2.3: Số liệu tác giả sử dụng phân tích ( Đơn vị: USD)
GIÁ TRỊ NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010
Tổng giá trị XK 2..657.977 3.742.593 3.507.080 3.676.576 Giá trị XK vào TTCA 2.480.768 3.105.624 2.965.395 3.505.536 Giá trị XK gạch ngói vào TTCA 283.272 486.615 268.176 431.577 Giá trị XK của Ngói hài vuông M33
vào TTCA
30.262 34.500 33.120 35.038
Giá trị XK của Ngói vảy cá M07 vào TTCA
198.067 330.552 194.569 288.632
Giá trị XK Ngói M8 vào TTCA 30.124 82.586 8.546 76.658 Giá trị XK các loại ngói khác vào
TTCA
24.819 38.977 31.941 31.294
Giá trị XK ngói từ Campuchia 116.224 207.683 98.574 181.658 Giá trị XK ngói từ Lào 80.576 141.668 78.252 126.945 Giá trị XK ngói từ Myanmar 49.857 88.276 46.293 80.250 Giá trị XK ngói từ các quốc gia khác 36.615 48.988 45.057 42.724
Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Báo cáo xuất khẩu phòng Xuất nhập khẩu
Dựa vào bảng số liệu thống kê ở trên ta đi phân tích sự thay đổi của các giá trị đó trong giai đoạn từ năm 2007 tới năm 2010.
Trước hết, phân tích sự thay đổi các giá trị xuất khẩu trong giai đoạn 2007- 2010 ( theo dõi hình 2.2 dưới đây)
Hình 2.1: Sự thay đổi các giá trị xuất khẩu của công ty giai đoạn 2007- 2010 ( Đơn vị: USD) 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 3500000 4000000 2007 2008 2009 2010
Tổng giá trị xuất khẩu của Công ty
Giá trị xuất khẩu vào thị trường châu Á
Giá trị xuất khẩu gạch ngói vào thị trường châu Á
Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Báo cáo xuất khẩu phòng Xuất nhập khẩu
Nhìn vào hình trên ta có thể thấy tổng giá trị xuất khẩu của công ty, giá trị xuất khẩu nói chung cũng như giá trị xuất khẩu gạch ngói vào thị trường các nước châu Á của Công ty năm 2008 tăng đáng kể so với năm 2007, nhưng năm 2009 lại bị giảm sút, và tính đến năm 2010 thì tình hình khả quan hơn. Cụ thể, giá trị xuất khẩu của các sản phẩm gạch ngói vào thị trường châu Á năm 2008 tăng tới 71,8% so với năm 2007. Nhưng năm 2009 thì doanh thu này chỉ còn 268.176 USD- tức là giảm mất 44,9% so với năm 2008. Và cho đến năm 2010 thì dường như nó lại trở lại bình thường, giá trị này đạt 431.577 USD xấp xỉ bằng giá trị của năm 2008. Lý giải dễ hiểu cho điều này là do năm 2009 là giai đoạn nước ta nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng chịu tác động mạnh mẽ của suy thoái kinh tế. Điển hình là ở CTCP Viglacera Hạ Long. Trong năm 2009 giá trị xuất khẩu của toàn công ty nói chung cũng như giá trị xuất khẩu vào thị trường các nước châu Á hay như giá trị xuất khẩu gạch ngói vào thị trường các nước châu Á đều bị giảm sút so với năm 2008. Sự giảm sút này là do số lượng đơn đặt hàng của công ty từ các bạn hàng trên thế giới đều bị giảm sút. Nguyên nhân sâu xa của việc này là do nhu cầu của người dân trên thị trường quốc tế giảm sút. Người dân thu hẹp chi tiêu, chỉ chi cho nhu yếu phẩm là chủ yếu.
Theo như hình trên thì ta dễ nhận thấy rằng châu Á là thị trường chiếm phần lớn giá trị xuất khẩu của Công ty. Ở thị trường này công ty có mối quan hệ hợp tác với trên 20 quốc gia như: Campuchia, Lào, Nhật Bản, Ấn Độ, Malaysia. Myanmar. Philippinnes, Singapore, Thái Lan, Đài Loan, Hàn Quốc…Đây cũng là thị trường lớn nhất đối với sản
phẩm gạch ngói của công ty. Campuchia, Lào, Myanmar là 3 quốc gia chính nhập mặt hàng này. Để theo dõi kỹ hơn ta có thể xem hình dưới:
Hình 2.2: Giá trị xuất khẩu gạch ngói từ thị trường các nước châu Á ( Đơn vị: USD) 0 50000 100000 150000 200000 250000 2007 2008 2009 2010 Campuchia Lào Myanmar Các quốc gia khác
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo xuất khẩu- phòng Xuất nhập khẩu
Minh chứng cho việc doanh thu xuất khẩu gạch ngói năm 2009 so với năm 2008 từ thị trường các nước châu Á giảm sút là doanh thu gạch ngói từ các nước nhập khẩu chính các sản phẩm gạch ngói bị giảm sút. Campuchia là đối tác chính của sản phẩm gạch ngói. Mỗi năm giá trị xuất khẩu ngói vào thị trường này đều chiếm tỷ trọng lớn nhất. Cụ thể giá trị xuất khẩu gạch ngói từ Campuchia giai đoạn từ 2007 đến 2010 lần lượt như sau: 116.224 USD, 207.683 USD, 98.574 USD và 181.658 USD. Qua các năm con số này có sự thay đổi khá lớn. Đặc biệt là năm 2009 giá trị này bị giảm mất 109.109 USD so với năm 2008, tương đương với 52,44%. Như đã nói ở trên, giá trị xuất khẩu gạch ngói tại thị trường các nước châu Á năm 2009 đều bị giảm sút so với năm 2008. Trong giai đoạn mà tất cả các quốc gia, các doanh nghiệp xuất khẩu đều lâm vào tình trạng làm ăn khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thì các đối tác tại các quốc gia châu Á cũng lâm vào tình trạng đó. Hàng hoá bị ứ đọng, vốn chưa được thu hồi,…nên họ không nhập thêm hàng hoá mà cố gắng tiêu thụ các sản phẩm vẫn có. Chính vì vậy mà lượng đơn đặt hàng tại thị trường này của Công ty đều bị giảm sút. Sản phẩm gạch ngói của công ty khá đa dạng từ đơn giản đến các sản phẩm đòi hỏi tính thẩm mỹ cao. Có đến 20 loại sản phẩm ngói. Các sản phẩm gạch ngói được xuất khẩu chính như: ngói M09, ngói vảy cá, ngói vuông, ngói nóc …Để thấy rõ được
cơ cấu các sản phẩm gạch ngói xuất khẩu vào thị trường các nước châu Á ta có thể theo dõi vào hình dưới đây:
Hình 2.3: Giá trị xuất khẩu của các sản phẩm gạch ngói vào thị trường châu Á ( Đơn vị: USD) 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 2007 2008 2009 2010
Ngói hài vuông M33 Ngói vảy cá M07 Ngói M8
Các loại ngói khác
Nguồn:Số liệu tổng hợp từ báo cáo xuất khẩu- phòng Xuất nhập khẩu
Tổng doanh thu các sản phẩm từ thị trường châu Á thay đổi thì hiển nhiên rằng doanh thu của các sản phẩm gạch ngói từ thị trường này cũng thay đổi theo. Theo dõi vào hình 2.5 ở trên ta thấy ngay được giá trị xuất khẩu các sản phẩm ngói thay đổi khá rõ rệt. Đặc biệt là ngói vảy cá M07, giá trị xuất khẩu năm 2008 tăng mạnh so với năm 2007( tăng 66,9% tương đương với 132.485 USD). Nhưng năm 2009 thì nó giảm rất mạnh so với năm 2008( giảm 41% tương đương với 135.983 USD). Và rồi năm 2010 thì nó đã phục hồi, giá trị xuất khẩu tăng tới 48,27%, tương đương 94.063 USD so với năm 2009 và đạt xấp xỉ so với năm 2008. Sản phẩm gạch ngói của Công ty chuyên phục vụ cho các công trình xây dựng có tính chất thẩm mỹ. Khi mà nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái thì hầu hết các công trình xây dựng đều dừng lại. Chính phủ không rót vốn đầu tư cho các công trình mang tính chất quốc gia, các công ty xây dựng hầu như không có ký được hợp đồng. Chính vì vậy mà việc kinh doanh các sản phẩm vật liệu xây dựng đều giảm sút. Điều đó cho thấy, suy thoái kinh tế đã tác động trực tiếp đến việc xuất khẩu mặt hàng vật liệu xây dựng nói chung, và sản phẩm gạch ngói của Công ty nói riêng.
Chương III
Phát hiện nghiên cứu và đề xuất giải pháp hạn chế ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới kinh doanh xuất khẩu gạch ngói của CTCP
Viglacera Hạ Long sang thị trường các nước châu Á