Qua việc xử lý dữ liệu thứ cấp ta có thể đi đến những kết luận sau:
Ảnh hưởng của lạm phát tới doanh thu:
Qua bảng số liệu ta thấy: năm 2008 so với năm 2007 doanh thu tăng 3.617 triệu đồng tương ứng với 26,7%, năm 2009 so với năm 2008 doanh thu tăng 2.978 triệu đồng tương ứng với 17,3%, và đến năm 2010 doanh thu tăng mạnh với mức tăng 8.502 triệu đồng. Ta nhận thấy doanh thu của năm sau sơ với năm trước đều tăng nhưng tăng chậm ở giai đoạn 2007 – 2009 và tăng mạnh trở lại vào năm 2010 Nguyên nhân là do tỷ lệ lạm phát tăng cao vào đầu những năm 2007, 2008 làm cho chi phí nguyên vật liệu như: giá điện, nước, xăng dầu, giá sắt thép, thiết bị điện tử, chi phí nhân công phục vụ cho việc kinh doanh của công ty đều tăng mạnh, dẫn đến chậm tiêu thụ sản phẩm, thu hồi và xoay vòng vốn chậm, đến năm 2009, 2010 thì công ty đã dần bình ổn trở lại do có những chính sách hợp lý.
Ảnh hưởng của lạm phát tới chi phí:
Song song với việc tăng doanh thu qua từng năm thì chi phí cũng sẽ tăng cao, nhất là trong thời kỳ lạm phát luôn ở mức 2 con số như hiện nay, chi phí đầu vào, chi phí đầu ra đều tăng một cách chóng mặt. Đặc biệt là năm 2008, với tỷ lệ lạm phát tăng 19,89% kéo theo chi phí cũng tăng mạnh: giá sắt thép tăng 65% so với năm 2007, giá xăng dầu tăng 61,5%, tính đến tháng 12/2008 chỉ số giá lương thực tăng 43,25%, thực phẩm tăng 26,53%, các chi phí các cũng tăng như chi phí tiền lương, vận chuyển, kho bãi… Tất cả những yếu tố đó đã làm cho tổng chi phí tăng lên đáng kể, đến năm 2009 thì tổng chi phí đã có phần chững lại do những chính sách điều chỉnh của nhà nước đã phát huy tác dụng góp phần bình ổ n giá cả, tổng chi phí năm 2009 tăng 8,3% so với năm 2008.
Nguyễn Duy Nghĩa Page 29
Năm 2010, giá xăng dầu tăng 28,7% so với giá bình quân của năm 2009, giá sắt thép cũng tăng mạnh do nhà cung cấp quặng sắt lớn nhất thế giới Australia tuyên bố sẽ tăng giá quặng từ 40-50%, giá điện bình quân tăng 6,8%, giá vàng và giá USD cũng tăng mạnh, nền kinh tế tăng trưởng nóng trong năm 2010, chi phí cho hoạt động kinh doanh của công ty cũng tăng mạnh và lên tới 24.102 triệu đồng.
Ảnh hưởng của lạm phát tới lợi nhuận:
Lợi nhuận của công ty vẫn tăng qua từng năm, tăng chậm những năm 2007 và 2008 với mực lợi nhuận lần lượt là 1.228 triệu đồng và 1.538 triệu đồng, tăng mạnh trở lại vào năm 2009 và 2010 với mức lợi nhuận lần lượt là 3.272 triệu đồng và 4.537 triệu đồng.
Nguyên nhân là do tỷ lệ lạm phát năm 2007 và 2008 ở mức khá cao, doanh thu của công ty giảm sút, chi phí cho việc kinh doanh tăng mạnh do sự leo thang của nhiều yếu tố thiết yếu phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh dẫn đến lợi nhuận thu về giảm sút, tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu và tỷ suất lợi nhuận/ chi phí còn thấp. Điều đó cho thấy lạm phát có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng chi phí của công ty. Năm 2009 và 2010 do đã thích ứng với được tình hình nói chung và công ty có những chiến lược hợp lý nên mức lợi nhuận đã tăng cao đáng kể so với năm 2007 và 2008.
Ảnh hưởng của lạm phát tới việc làm:
Do lạm phát tăng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bị ảnh hưởng đáng kể cả đầu vào lẫn đầu ra, các sản phẩm đầu ra đều khó tiêu thụ do giá thành tăng, hạn chế hợp đồng từ phía đối tác và cung vượt cầu. Chính vì vậy mà số lượng lao động tăng rất chậm trong thời gian này, cá biệt có nhiều cá nhân đã bị cắt hợp đồng lao động do không đáp ứng được yêu cầu của công ty trong tình hình kinh tế hiện tại.
Số công nhân viên của công ty tăng chậm trong giai đoạn 2007-2008 do lạm phát tăng mạnh, và tăng đều trở lại ở giai đoạn 2008-2009 do công ty đã thích ứng được với tình hình kinh tế hiện tại và có những điều vĩ mô hợp lý của nhà nước.
3.1.3.Đánh giá chung:
Trước diễn biến phức tạp của nền kinh tế thị trường và đặc biệt là ảnh hưởng của lạm phát toàn thể công ty đã có những bước thành công nhất định trong
Nguyễn Duy Nghĩa Page 30
việc vượt qua khó khăn thời kỳ này và ổn định sự phát triển, thích ứng với hoàn cảnh kinh doanh mới. Công ty đã có những giải pháp và đường lối rất kịp thời và đúng đắn, hạn chế được tối đa tác động của lạm phát tới hoạt động kinh doanh và từng bước mở rộng thị trường khẳng định tên tuổi của mình trong việc cung cấp các dịch vụ viễn thông. Sau đây là một số kết quả đã đạt được:
Về doanh thu, chi phí, lợi nhuận:
Mặc dù trong điều kiện khó khăn do tác động của lạm phát, nhiều công ty đã bị phá sản hoặc buộc phải sát nhập vào với nhau nhưng công ty cổ phần thương mại dịch vụ viễn thông Việt Vương đều kinh doanh có lãi qua từng năm. Điều đó có thể khẳng định công ty đã ứng phó khá tốt trong thời kỳ này, công ty đã tận dụng mối quan hệ lâu năm với các đối tác truyền thống, dành những ưu đãi V.I.P cho họ như, giảm chi phí vận chuyển, tăng thời gian bảo hành các công tr ình, thiết bị mà công ty cung cấp. Đồng thời công ty cũng đã mở rộng thị phần kinh doanh, tìm kiếm các đối tác tiềm năng mới. Công ty đã thay đổi cung cách phục vụ theo chiều hướng tích cực với phương châm khác hàng là thượng đế, nâng cao chất lượng đầu ra, cải tiến về mặt kỹ thuật đối với các mặt hàng điện tử viễn thông, tất cả những điều đó đã mang lại doanh thu lớn cho công ty và niềm tin từ phúa đối tác(bảng báo cáo hoạt động kinh doanh – chương II).
Bên cạnh đó công ty đã có những biện pháp cắt giảm chi phí không cần thiết trong hoạt động kinh doanh, khắc phục được khó khăn từ nguồn vốn, mang lại lợi thế đáng kể cho công ty trong việc sản xuất cũng như tìm đầu ra cho sản phẩm. Các biện pháp được đề xuất sử dụng như: nâng cao ý thức tiết kiệm của công nhân viên hoạt động trong công ty, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, cắt giảm thời gian vận chuyển, kho bãi… nên công ty đã tiết kiệm được một phần chi phí đáng kể, tập trung nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh và mang về lợi nhuận đáng kể.
Về năng suất lao động:
Công ty đã thanh lọc những nhân viên có năng suất làm việc không hiệu quả, không thích ứng được với đòi hỏi của công ty, nâng cao chất lượng tuyển công nhân viên đầu vào. Bên cạnh đó công ty có chính sách đào tạo, nâng cao chuyên môn đối với những nhân viên tiềm năng, có chính sách kích thích nhằm nâng cao năng suất của người lao động như: tăng lương, tăng mức thưởng, các chính sách bảo hộ lao động đầy đủ, thi đua hàng tháng… Chính vì vậy năng suất
Nguyễn Duy Nghĩa Page 31
lao động của công ty đã tăng đều qua từng năm đóng góp rất lớn hoạt động kinh doanh của công ty.
Những tồn tại của công ty:
Về doanh thu, chi phí, lợi nhuận:
Doanh thu của công ty tăng đều qua từng năm và tăng mạnh nhất ở năm 2010 ở mức tăng 42,2 %, nhưng tốc độ gia tăng chi phí vẫn lớn hơn tốc độ gia tăng doanh thu, ngoại trừ năm 2009 với mức gia tăng chi phí là 8,3%. Công ty đã có nhiều bạn pháp khắc phục nhưng tốc độ gia tăng chi phí vẫn có phần lớn hơn tốc độ gia tăng doanh thu nhưng không nhiều và ở mức có thể chấp nhận được.
Về hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực:
Tuy năng suất lao động và tỷ suất tiền lương vẫn duy trì được mức tăng ổn định và ở mức chấp nhận được nhưng sự phân bố lao động của công ty đôi khi còn chưa hợp lý, ở một số dự án công ty tập trung quá nhiều nguồn nhân lực không cần thiết dẫn đến gây thiếu hụt nguồn nhân lực ở dự án khác, điển hình như dự án Về tài chính:
Giai đoạn đầu của thời kỳ lạm phát rất khó khăn đối với công ty, do công ty là một công ty trẻ mới thành lập. Vốn hoạt động của công ty bị thiếu hụt khá nhiều trong thời kỳ này do thị trường vốn bị suy yếu, nhiều kế hoạch triển khai xây dựng, mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty bị cắt giảm do thiếu vốn. Giai đoạn 2007-2008 công ty khá thụ động trong việc huy động nguồn vốn dẫn đến thiếu vốn ở một số hoạt động kinh doanh của công ty, sang năm 2009-2010 công ty đã linh hoạt hơn trong việc huy động và xoay vòng nguồn vốn hiệu quả.
Nguyên nhân của những tồn tại:
Nguyên nhân chủ quan:
Mặc dù công ty đã có những biện pháp cắt giảm chi phí, kích thích sản xuất, phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh nhưng công ty chưa thực hiện triệt để nên hiệu quả vẫn chưa cao.
Công ty chưa có biện pháp tốt để huy động nguồn vốn linh hoạt phục vụ cho việc kinh doanh, nguồn vốn chủ yếu của công ty tập trung chủ yếu từ ngân hàng thương mại. Do lãi suất thời kỳ lạm phát khá cao nên có sự hạn chế nhất định từ phía công ty.
Nguyễn Duy Nghĩa Page 32
Nguyên nhân khách quan:
Do điều chỉnh chính sách vĩ mô từ phía nhà nước mà điển hình ở đây là chính sách tiền tệ thắt chặt, điều này đã đẩy lãi suất ngân hàng lên cao, gây kh ó khăn cho công ty trong việc vay vốn sản xuất.
Chi phí xăng dầu, điện nước, sắt thép, linh kiện điện tử đều tăng cao cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty. Việc tìm đầu ra cho sản phẩm rất khó khăn do giá thành bị đội lên khá cao, phía đối tác cắt giảm hợp đồng gây rất nhiều khó khăn cho công ty để duy trì hoạt động.