Kiểm thử động và Kiểm thử tĩnh 1 Kiểm thử tĩnh (Static Testing)

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TIẾN độ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH đề TÀI kiểm thử phần mềm và ứng dụng” (Trang 26 - 28)

5.1 Kiểm thử tĩnh (Static Testing)

Static testing chính là kiểm thử hộp trắng được thực hiện ở giai đoạn đầu của Chu kỳ phát triển. Nó được thực hiện trước khi triển khai code. Thường có hai phần:

- Review: thường được sử dụng để tìm và loại bỏ lỗi hoặc sự mơ hồ trong tài liệu như yêu cầu, thiết kế, trường hợp kiểm tra…

- Static analysis: code được viết bởi các Dev được phân tích để tìm ra những

lỗi thường mắc phải.

Các phương pháp Static testing bao gồm Ispection, Wailthroughs, Technical reviews và Informal reviws:

- Inspection: mục đích chính là tìm ra các khiếm quyết. Việc kiểm tra được

thực hiện bởi người phê duyệt. Đây là loại đánh giá thông thường có một danh sách kiểm tra được chuẩn bị để kiểm tra xem tài liệu công việc hoàn thành tới đâu.

- Walk-through: trong loại kỹ thuật này, Leader mở một cuộc họp để giải thích

sản phẩm. những người tham gia có thể đặt ra những câu hỏi nếu chưa hiểu và ghi chú lại, phục vụ cho việc hoàn thành công việc.

- Technical review: trong loại kiểm tra này, kiểm tra về kỹ thuật sẽ được kiểm tra 1 vòng. Việc này tiến hành để kiểm tra xem code được thực hiện theo đúng các thông số kỹ thuật và tiêu chuẩn hay không. Nói chung các kế hoạch kiểm tra, chiến lược kiểm thử và các tập lệnh kiểm tra được xem xét kỹ ở đây.

- Informal review: kỹ thuật kiểm tra tĩnh trong đó tài liệu được xem xét, nhận xét một cách không chính thức và đưa ra các ý kiến không chính thức.

Tiểu Luận Pro(123docz.net)

Hình 6: Các kỹ thuật kiểm thử tĩnh

5.2 Kiểm thử động (Dynamic Testing)

Kiểm thử động được thực hiện khi code đang ở chế độ thực thi. Kiểm thử động được thực hiện trong môi trường thực thi chạy chương trình ứng dụng. Khi code được thực thi, thì đầu vào được truyền một giá trị, kết quả hoặc đầu ra của việc thực hiện được so sánh với kết quả dự kiến ban đầu đã đưa ra. Với việc này chúng ta có thể quan sát được các hành vi chức năng của phần mềm, giám sát hệ thống bộ nhớ, thời gian phản hồi của CPU, hiệu suất của hệ thống. Thử nghiệm dynamic còn được gọi là thử nghiệm xác nhận (Validation testing), đánh giá sản phẩm. Thử nghiệm động gồm hai loại: Kiểm tra chức năng và Kiểm tra phi chức năng.

Tiểu Luận Pro(123docz.net)

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TIẾN độ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH đề TÀI kiểm thử phần mềm và ứng dụng” (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)