Tỉ lệ đóng góp trực tiếp của du lịch trong GDP (%)

Một phần của tài liệu Phân tích môi trường kinh doanh ngành dịch vụ du lịch (Trang 31 - 37)

IV. Sự tăng trưởng của ngành

2.4. Tỉ lệ đóng góp trực tiếp của du lịch trong GDP (%)

Qua các biểu đồ trên ta thấy tỉ lệ đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP cũng ngày càng tăng. Năm 2015 đạt 6,3%; năm 2016: 6,9%; năm 2017: 7,9%; năm 2018: 8,3% và năm 2019: 9,2%. Nhưng đến năm 2020 do dịch bệnh bùng phát khiến cho tỉ lệ GDP đóng góp giảm mạnh xuống 2,9%. Trong đó, hơn 96% là khách quốc tế đến trong quý I/2020. Từ quý II đến nay, nước ta chưa mở cửa du lịch quốc tế nên lượng khách chủ yếu là các chuyên gia, lao động kỹ thuật nước ngoài làm việc tại các dự án ở Việt Nam.

- Theo các chuyên gia, du lịch là ngành chịu ảnh hưởng của đại dịch rõ

ràng nhất nhưng cũng là một trong những ngành có khả năng phục hồi nhanh nhất. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 chưa được kiểm soát trên thế giới, hoạt động du lịch quốc tế chưa được mở cửa trở lại, du lịch nội địa đang phục hồi dần và giữ vai trò duy trì sự ổn định của toàn ngành. Nếu nắm bắt được xu hướng du lịch mới, Việt Nam sẽ có cơ hội bứt phá, do vậy các doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng để ngay sau khi dịch qua đi, thị trường du lịch khởi sắc, sẽ có những sản phẩm phù hợp phục vụ du khách.

3. Xu hướng du lịch tại Việt Nam năm 2021 Huy Tuấn (13)

Diện mạo mới của du lịch toàn cầu cũng như Việt Nam đang được hình thành. Những thói quen cũ của du khách trên thế giới đang được thay thế bằng những nhu cầu hợp với xu thế thời đại công nghệ 4.0. Vì thế các nhà quản trị kinh doanh điểm đến du lịch cần biết các xu hướng này để xây dựng kết hoạch phát triển sản phẩm du lịch sao cho phù hợp với nhu cầu và xu thế của thị trường.

Xác định thị trường khách cho điểm đến du lịch

Việc xác định thị trường khách cho một điểm đến du lịch rất quan trọng vì nó không chỉ liên quan đến số lượng nguồn khách đến mà còn liên quan đến việc xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu, thị hiếu và khả năng thanh toán của khách.

Nhân khẩu học

Ở các thị trường du lịch lớn như Châu Âu và Bắc Mỹ, Nhật Bản và ngay cả ở Việt Nam tỉ lệ người già đang tăng lên.

Cơ hội này đã giúp các điểm đến du lịch phát triển sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của người cao tuổi đó là du lịch nghỉ dưỡng, du lịch chữa bệnh...

Ngược lại, giới trẻ hiện nay giành nhiều tiền hơn để đi du lịch trải

nghiệm, họ muốn trải nghiệm nhiều nơi, nhưng nhu cầu về tiện nghi du lịch (ăn, ở, đi lại...) ở mức thấp. Nếu như những người già cần ở tại khách sạn từ 3 sao

trở lên, ăn, uống phải theo chế độ dinh dưỡng tốt. Nhưng những người trẻ họ không chú trọng vào khách sạn và quán ăn như du khách lớn tuổi, du khách trẻ muốn đi thăm nhiều nơi hơn, trải nghiệm những chuyến đi có phần hoang dã, mạo hiểm, khám phá những vùng đất mới. Vì thế xuất hiện từ “khách du lịch ba lô” hoặc xu hướng “đi phượt” của thanh niên hiện nay.

Thời gian của mỗi chuyến đi đang trở nên ngắn hơn

Nếu như trước đây, mỗi chuyến đi du lịch thường từ 7 - 14 ngày, hiện nay mỗi chuyến đi thường dưới 7 ngày, vì họ có thể tiết kiệm được tiền và thời gian để đi những điểm đến du lịch khác nhằm trải nghiệm được nhiều hơn. Đây là một thách thức lớn cho các điểm đến du lịch thu hút khách du lịch đến nghỉ dài ngày và trở lại nhiều lần.

Một xu hướng khác, khách du lịch ít mua chương trình du lịch trọn gói

Nếu như trước đây, khách thường mua các chương trình du lịch trọn gói của các doanh nghiệp lữ hành để tiết kiệm thời gian và chi phí, ngày nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng Internet, các trang mạng của các hãng hàng không giá rẻ, các cơ sở lưu trú, các điểm đến du lịch…, khách có thể mua và thanh toán các dịch vụ trên mạng cho chuyến đi du lịch của mình. Họ không bị gò bó bởi thời gian trong chương trình du lịch định sẵn và họ được tự do làm những gì mà thích trải nghiệm.

Toàn cầu hóa và thương mại toàn cầu

Điều này dẫn đến hàng hóa và dịch vụ sẽ nhiều hơn và có tính chất đồng nhất hơn giữa các nền văn hóa. Ví dụ, khách du lịch không cần đến Ai Cập cũng có thể chiêm ngưỡng Kim Tự Tháp tại Las Vegas (Mỹ), không phải đến Italia nhưng vẫn được thưởng thức bánh pizza tại Singapore… Do vậy, thị trường du lịch trên toàn cầu sẽ cạnh tranh gay gắt hơn.

Vấn đề an ninh và an toàn tại điểm đến

Với tình trạng khủng bố ngày càng gia tăng trên thế giới, khách du lịch rất ngại đi du lịch mà các điểm đến không đảm bảo vấn đề an ninh và an toàn.

Xu hướng mới của marketing

Marketing - phương pháp thu hút khách du lịch.

Những thay đổi về công nghệ thông tin truyền thông (ICT) sẽ bao gồm những tiến bộ trong lĩnh vực điện thoại di động, điện thoại thông minh (smart phone) và truyền hình kỹ thuật số đã cung cấp cho người tiêu dùng những dữ liệu về sản phẩm du lịch phong phú hơn và khả năng thanh toán nhanh hơn nhờ sự phát triển của hệ thống thanh toán điện tử. Mặt khác, người tiêu dùng đã và

đang tìm kiếm lời khuyên từ người tiêu dùng khác thông qua các trang mạng xã hội, hay các website chia sẻ kinh nghiệm du lịch.

Để có cơ hội đứng vững trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt, các điểm đến phải chuyên tâm tập trung vào việc nghiên cứu khách hàng cũng như phân đoạn thị trường khách.

Tận dụng sự phát triển của mạng Internet, ngày nay đối với việc

marketing và phân khúc thị trường, người ta thường sử dụng digital marketing. Việc sử dụng những công cụ mới trong marketing sẽ giúp các điểm đến thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng đến tiêu thụ sản phẩm.

Một số xu hướng du lịch hiện nay

Du lịch trái mùa

Du lịch trái mùa giúp bạn tiết kiệm hơn rất nhiều.

Xu hướng này sẽ góp phần xóa bỏ những bãi biển, tượng đài và bảo tàng đông nghịt người, khiến việc tiếp xúc giữa khách du lịch và người địa phương bị hạn chế trong khi du khách phải chi trả khoản phí cao ngất ngưởng. Du lịch trái mùa cũng tản rộng thời điểm các tác động kinh tế của du lịch xảy ra, từ đó mang lại nguồn thu nhập ổn định hơn cho người dân địa phương.

Du lịch trái mùa thường có mức giá phải chăng hơn, trong khi đó mang lại những trải nghiệm chân thật cùng cư dân địa phương. Tuy thời tiết có thể không lý tưởng bằng du lịch đúng mùa, những lợi ích xu hướng này đem lại hoàn toàn lấn át mặt hạn chế của nó.

Du lịch phiêu lưu - Xu hướng du lịch của những người thích mạo hiểm.

Mọi năm, du khách thường dành kỳ nghỉ của mình cho mục đích nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, năm nay, dân du lịch chuyên nghiệp lại quan tâm tới những trải nghiệm phiêu lưu hơn.

Từ những môn thể thao mạo hiểm như nhảy dù, vượt thác cho tới băng qua rừng, tất cả đều nằm trong danh sách của những du khách gan dạ. Tuy nhiên, xu hướng du lịch mạo hiểm không có nghĩa là bạn chỉ tham gia những hoạt động mạnh.

Lựa chọn một quốc gia xa lạ, ít người biết tới cũng là một quyết định khá táo bạo. Hãy nghĩ về những kỷ niệm đáng nhớ khi bạn đặt chân tới và khám phá một nền văn hóa hoàn toàn mới mẻ.

Du lịch tự túc

Trong thời đại công nghệ phát triển, thông tin luôn được truy cập nhanh chóng và miễn phí. Vì vậy, rất nhiều du khách đã tự lên kế hoạch cho chuyến đi của mình. Tự tìm hiểu và học lỏm vài mẹo, bạn đã trở thành hướng dẫn viên du lịch của chính mình.

Không chỉ dễ dàng đặt chỗ trước, du khách còn có thể so sánh các dịch vụ nhờ thông tin trên mạng. Các trang web như Viator, Trip Advisor…là nơi tất cả mọi người công khai đánh giá trải nghiệm của mình về các dịch vụ hay sản phẩm.

Bạn nên đọc và tìm hiểu thông tin tại đây trước khi đưa ra quyết định. Với những điểm đến nổi tiếng, đặt tour qua đại lý sẽ giúp bạn có lịch trình cụ thể hơn. Tuy nhiên, cách này giúp bạn có một kỳ nghỉ giá rẻ và chinh phục điểm đến độc đáo.

Du lịch trải nghiệm

Xu hướng du lịch năm nay không còn quá chú trọng đến quà lưu niệm với chất liệu đắt tiền nữa. Thay vào đó, họ quan tâm nhiều hơn đến trải nghiệm

trong chuyến đi. Tiết kiệm, hành lý gọn nhẹ cùng thông tin online sẽ dẫn bạn tới những điểm đến tuyệt nhất.

Thay vì đau đầu suy nghĩ về khối lượng quà tặng, bạn sẽ tập trung vào trải nghiệm. Tìm và thưởng thức một chiếc pizza hoàn hảo tại thành phố Napoli, Ý. Đặt một chuyến bay thủy phi cơ tới Hạ Long và ngắm cảnh hoàng hôn trên biển.

Lạc lối trên những con phố náo nhiệt của New York cho đến khi gặp một người bạn mới tại quán bar xinh xắn tại East Village. Dành thời gian chụp ảnh nhưng đừng quên tận hưởng từng khoảnh khắc của kỳ nghỉ.

4. Dự báo thị trường du lịch Huy Tuấn (13)

Biểu đồ 1. Tăng trưởng khách quốc tế đến Việt Nam theo tháng năm

2019-2021

Nguồn: tổng hợp từ số liệu Tổng cục Thống kê

Mặc dù dự báo chưa thể hồi phục nhanh, tuy nhiên theo thông tin từ một số doanh nghiệp lữ hành quốc tế, đã có những tín hiệu tích cực cho thấy thị trường quốc tế đã quan tâm hơn đến du lịch Việt Nam để sẵn sàng khi tình hình có thể được kiểm soát. Biểu đồ 3 cho thấy nhu cầu tìm kiếm thông tin số từ nước ngoài về cơ sở lưu trú ở Việt Nam đã tăng đáng kể từ cuối tháng 5/2021.

Biểu đồ 2. Nhu cầu tìm kiếm thông tin số về cơ sở lưu trú tại Việt Nam

Nguồn: Google Destination Insights

Từ dự báo nêu trên, ngành du lịch Việt Nam cần tiếp tục định hướng chú trọng khai thác thị trường khách du lịch nội địa; đẩy mạnh chuyển đổi số cho điểm đến và các doanh nghiệp, chú trọng marketing số; chuẩn bị kỹ để triển khai kế hoạch thí điểm đón khách quốc tế thông qua hộ chiếu vắc-xin; hỗ trợ các doanh nghiệp về cơ chế, sản phẩm, thị trường, đào tạo nguồn nhân lực để chuẩn bị cho quá trình phục hồi sau khi kiểm soát được dịch bệnh. Bài viết sẽ tiếp tục được cập nhật trên cơ sở các số liệu thống kê và diễn biến tình hình thực tế.

Một phần của tài liệu Phân tích môi trường kinh doanh ngành dịch vụ du lịch (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w