Xem xét các yếu tố nền tảng để đánh giá rủi ro như sau:
Công ty người xuất khẩu: là một công ty có quy mô tương đối lớn thành lập được gần 50 năm, hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề như: chế biến và kinh doanh nông sản xuất nhập khẩu, với mặt hàng chính là gạo.
Công ty người nhập khẩu: là một công ty mới thành lập với tuổi doanh nghiệp còn rất trẻ chỉ mới được đăng ký vào ngày 24 tháng 8 năm 2020. Công ty không tham gia vào bất kỳ vụ kiện tụng nào dựa trên hồ sơ công khai của Tòa án Tối cao Singapore. Cho đến ngày 9/4/2021 thì công ty đã thực hiện 12 giao dịch với đối tác Ấn Độ được công khai. Đây là một công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân (PTE LTD.), các thành viên góp vốn kiểm soát hoàn toàn nguồn vốn.
Mặt hàng xuất khẩu là gạo với giá trị hợp đồng không quá lớn, là mặt hàng dễ bị ảnh hưởng bởi các điều kiện bảo quản và vận chuyển cũng như không thể kéo dài thời gian bảo quản quá lâu.
Thị trường xuất khẩu: là Ghana, một quốc gia tiềm năng trong các đối tác thương mại của Việt Nam đặc biệt là mặt hàng gạo, nhu cầu nhập khẩu hàng năm lớn. Tuy nhiên, quốc gia Châu Phi này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro do cơ chế quản lý của Nhà nước còn hạn chế, các vụ lừa đảo từ các quốc gia Châu Phi diễn ra nhiều và khoảng cách về địa lý, khác biệt ngôn ngữ, văn hóa rất lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam.
• Đánh giá rủi ro về điều khoản giao hàng (Shipment)
Theo kết quả đã đo lường ở bước 3, đối với thực tiễn mặt hàng gạo, ta có thể đánh giá được mức độ rủi ro như sau:
Nhóm thứ nhất với mức độ nghiêm trọng cùng tần suất cao nhất trong các nhóm rủi ro về điều khoản giao hàng, bao gồm: rủi ro người bán không sẵn sàng giao hàng, rủi ro chi phí lưu kho bãi cũng như bảo quản hàng hóa, rủi ro bốc hàng: được hiểu là những rủi ro liên quan đến việc bốc dỡ hàng hóa bằng cầu cảng lên trên tàu do người mua thuê (vì gạo là một mặt hàng dễ mốc ẩm, việc vô tình làm rơi hàng xuống biển cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của gạo kèm với việc rủi ro này có xác suất xảy ra cao do việc bốc hàng bằng cầu cảng phải diễn ra rất nhiều lần), và rủi ro giao hàng cho nhầm người nhận.
Nhóm thứ hai bao gồm những rủi ro với tần suất thấp nhưng mức độ nghiêm trọng cao. Những rủi ro này hiếm khi xảy ra nhưng một khi đã xảy ra sẽ để lại những hậu quả vô cùng tiêu cực đến doanh nghiệp: rủi ro thông quan xuất khẩu (khả năng xảy ra vụ việc này vào những tháng đầu năm là tương đối cao mà thực tế vào đầu năm 2020 cũng xảy ra việc tương tự) và rủi ro trong việc chuyển giao chứng từ với hậu quả tương đối nghiêm trọng khi người bán không thể xuất được hàng đi.
Nhóm thứ ba với mức độ nghiêm trọng trung bình, tần suất thấp (rủi ro nhầm tàu và rủi ro nhầm cảng) và rủi ro có tần suất trung bình, ít nghiêm trọng (rủi ro người bán hàng chuẩn bị từng lô hàng: nhóm tác giả đặt rủi ro này thấp nhất vì theo nghiên cứu của mình, công ty xuất khẩu gạo VIETNAM SOUTHERN CORPORATION là một công ty có kinh nghiệm lâu năm trong việc xuất khẩu gạo nên xác suất xảy ra tương đối thấp vì việc này chỉ xảy ra khi nhân viên đảm nhận việc này không có kinh nghiệm hoặc hời hợt trong làm việc, tuy nhiên cũng không thể loại trừ rủi ro này)
Nhóm rủi ro cuối cùng về ảnh hưởng đến kế hoạch bán hàng của người bán có khả năng xảy ra khá thấp và không quá nghiêm trọng.
• Đánh giá rủi ro trong điều khoản Thanh toán (Payment)
Từ những phân tích nêu trên, các rủi ro trong hợp đồng đối với nhà xuất khẩu phải được can thiệp và giải quyết, với thứ tự ưu tiên như sau:
Thứ nhất là rủi ro về không thanh toán, thanh toán thiếu hoặc thanh toán chậm tiền hàng, ứng phó kèm với rủi ro nhà nhập khẩu bị phá sản, mất khả năng thanh toán và không nhận hàng.
Thứ hai là nhóm rủi ro về sai sót trên hối phiếu, rủi ro không khống chế được việc thanh toán của nhà nhập khẩu bằng chứng từ, rủi ro có sự thông đồng giữa ngân hàng và Nhà nhập khẩu (ngân hàng có thể tự ý giải phóng chứng từ hàng hóa cho Nhà nhập khẩu nhận hàng trước khi nhận được thanh toán); rủi ro không liên hệ được ngân hàng nhà nhập khẩu để trao đổi bộ chứng từ cũng như tiến hành các thủ tục nhờ thu.
Thứ ba là nhóm rủi ro dòng vốn lưu động của công ty bị ảnh hưởng; rủi ro nhà nhập khẩu cố tình trì hoãn việc thanhtoán tiền hàng bằng cách chưa nhận chứng từ hàng hóa; rủi ro nhà nhập khẩu tìm được nguồn hàng khác có nhiều ưu đãi hơn sẽ không mua nữa, không nhận hàng, không thanh toán;
Thứ tư là nhóm rủi ro nhà nhập khẩu gặp các trường hợp bất khả kháng (đình công, thiên tai, lũ lụt,...) không thể thực hiện hợp đồng; rủi ro chứng từ vô hiệu hoặc thất lạc chứng từ.
Thứ năm là nhóm rủi ro ngân hàng bị phá sản và rủi ro về tỷ giá. • Đánh giá rủi ro trong điều khoản Giám Định (Inspection):
Theo như nhóm tác giả đánh giá từ bước 3, rủi ro điều khoản giám định, bao gồm rủi ro về quy trình kiểm định, rủi ro về cơ quan kiểm định và rủi ro về hàng hóa sẽ được đánh giá dựa trên ma trận và sắp xếp giải quyết theo mức độ từ cao đến thấp trong từng nhóm rủi ro như sau:
Thứ nhất là nhóm rủi ro về quy trình kiểm định, các điều khoản chưa được quy định trong hợp đồng phần giám định sẽ gây ra các tranh chấp, rủi ro trong tương lai cần được Doanh nghiệp chú ý như: thời gian giám định ảnh hưởng thời gian chuẩn bị và giao hàng, quyền và trách nhiệm các bên liên quan đến khiếu nại về kiểm định.
Thứ hai là nhóm rủi ro về cơ quan kiểm định, chứng từ kiểm định như tính chất pháp lý, số lượng chứng từ cần được làm phù hợp với thực tế, tình trạng giám định thừa, thiếu, phức tạp tác động đến chi phí, nguồn lực doanh nghiệp, các cá nhân trong doanh nghiệp chưa đủ trình độ năng lực để kiểm soát bộ chứng từ, yếu tố khác nhau giữa tiêu chuẩn giám định các nước, các tổ chức.
Thứ ba là nhóm rủi ro về hàng hóa, rủi ro về thời tiết, điều kiện tự nhiên ảnh hưởng chất lượng, rủi ro bất cẩn trong giám định và lưu kho giám định.
2.2.2.5. BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT RỦI RO (BƯỚC 5) a. Kiểm soát rủi ro đối với điều khoản Giao hàng (Shipment)
Dựa vào ma trận đo lường tổng hợp các nhóm rủi ro của 3 điều khoản ở bước 3, ta có được thứ tự ưu tiên giải quyết và biện pháp kiểm soát rủi ro như sau:
Nhóm I: (S1) Rủi ro về thời gian giao hàng.
• S1.1 Rủi ro người bán không sẵn sàng giao hàng.
Cần xác định rõ thời gian ghi trên hợp đồng: thời gian đó là để mang hàng đến sẵn sàng ở cảng bốc hay là thời gian hàng hóa phải giao qua lan can tàu, từ đó người bán sẽ hiểu rõ về thời hạn để có cách đề xuất lại thời gian hợp lý, phù hợp; tránh trường hợp hiểu nhầm do sự ngầm hiểu từ trước nên chủ quan.
Thay đổi thời gian giao hàng: thay vì thời gian giao hàng trên hợp đồng lại là giữa tháng 12 đến tháng 1 năm sau, ta nên yêu cầu dời thời gian đủ để kịp chuẩn bị hàng hoá sau mùa gặt và kịp kiểm định hàng hoá bởi SGS. Như vậy thời gian giao hàng hợp lí là từ tháng 8 tới tháng 11 năm sau.
Đào tạo trình độ nhân viên chuyên nghiệp, chuyên môn hoá. Soạn sửa và đảm bảo thời hạn chuẩn bị, xét duyệt chứng từ.
Siết chặt quản lý nguồn cung và hàng tồn kho để đảm bảo lượng hàng có đủ sẵn sàng để giao như thoả thuận.
• S1.2 Rủi ro chi phí lưu kho bãi, bảo quản hàng hóa.
Quy định chính xác thời gian thông báo người xuất khẩu giao hàng đến cảng để xuất FOB.
Thể hiện rõ trong hợp đồng khoảng thời gian đến cảng nhận hàng của tàu do bên mua thu xếp, thời gian ghi trên hợp đồng có thể hiểu là thời gian bên bán phải mang hàng ra cảng bốc hàng.
Chuyển phương thức giao nhận mà người bán nắm quyền thuê tàu.
Trong trường hợp mua bảo hiểm, nơi đòi tiền và thanh toán bảo hiểm phải là một đại lý tại Việt Nam (nêu rõ tên, địa chỉ, điện thoại) để khi tổn thất xảy ra doanh nghiệp
có thể ngay lập tức kiểu lại mới nhận tiền bồi thường tại cơ quan bảo hiểm trong nước hạn chế chi phí thời gian do phải khiếu nại tại nước ngoài. Quy định rõ tỉ lệ miễn trừ tối đa cho phép để hạn chế trường hợp người bán yêu cầu công ty bảo hiểm phát hành cái
tiền lệ miễn trừ cao để giảm mức độ phải bồi thường sau đó phí bảo hiểm cũng giảm. Quy định điều kiện phạt cho công ty cung cấp dịch vụ vận tải tàu biển nếu đến trễ hoặc hoặc không đến cảng nhận hàng.
Trong trường hợp giao hàng từng phần, cần xác định thời điểm người bán phải thông báo hàng đã sẵn sàng để vận chuyển cho mỗi lô hàng giao ra cảng và số lần thông báo trong điều kiện FOB.
Lựa chọn thời điểm giao hàng hợp lý để tránh tối đa nhất có thể trường hợp chọn đúng ngày có thiên tai, điều kiện thời tiết xấu; đảm bảo hàng được đưa đến sau thời hạn chấp nhận xếp hàng.
Xác định rõ ngày giao hàng cụ thể, tránh trường hợp người bán chuẩn bị hàng xong sớm nhưng chưa được xuất cảng; tránh sự sai sót trong hợp đồng.
Xác định thời điểm từ đợt giao hàng (transhipment) để người bán chuẩn bị kế hoạch thu xếp hàng hóa hợp lý theo lịch trình.
Cần sắp xếp kế hoạch cẩn thận tránh sự chủ quan cũng như nâng cao đào tạo năng lực nhân viên.
Nhóm II: (S2) Rủi ro về phương thức giao hàng.
• S2.3 Rủi ro bốc hàng được hiểu là rủi ro của việc hàng hóa bị rơi trước khi được đặt lên tàu, dẫn đến thiệt hại chi phí do người bán chịu hoặc có thể là rủi ro bốc hàng lên thùng container.
Né tránh rủi ro: việc né tránh rủi ro là không thể, chỉ có thể quy trách nhiệm cho người bốc hàng thông qua khoản 2, điều 3 quy tắc Hague “người chuyên chở phải bốc xếp, di chuyển, chuyên chở, quản thủ, chăm sóc và dỡ hàng hóa một cách thích hợp và cẩn thận” và thực tế theo hợp đồng FOB, công ty thực hiện việc bốc dỡ sẽ do người bán
thuê.
Ngăn ngừa tần suất: a) Giảm xác suất: (i) người bán lựa chọn công ty uy tín, có chất lượng cung cấp dịch vụ này, lọc ra các công ty làm ăn thiếu trách nhiệm thông qua các trang thông tin điện tử, các hội nhóm logistic,... (ii) Người mua yêu cầu công ty cung cấp dịch vụ bốc dỡ sử dụng xà lang hay cầu cảng chất lượng cao, chi phí xem xét thêm vào trong giá bán. b) Giảm mức độ nghiêm trọng: (i) cầu cảng chỉ gấp một lượng container đúng quy định, không gấp lên quá nhiều cùng một lúc.
Giảm thiểu tổn thất: (i) quy định điều kiện phạt cho công ty cung cấp dịch vụ bốc dỡ hàng hóa. Giá trị một container bị rớt = Giá trị của hàng hóa trong container + khoản phạt.
Tài trợ: Doanh nghiệp nên mua bảo hiểm hàng hóa nội địa để có thể bao quát hết những rủi ro có thể xảy ra của việc vận chuyển hàng hóa từ kho ra nơi tập kết giao hàng (lưu ý bảo hiểm nội địa không bao gồm việc hàng bị rơi xuống nước nhưng sẽ bảo hiểm trường hợp cháy nổ trong quá trình sử dụng cầu cảng để nâng hàng lên tàu hay vận chuyển hàng ra điểm tập kết).
Né tránh rủi ro: vì mặt hàng gạo giữ vai trò quan trọng trong chiến lược an ninh lương thực quốc gia vì thế đôi khi Chính phủ Việt Nam yêu cầu việc hạn ngạch xuất khẩu. Chính phủ hạn chế xuất khẩu gạo do nguồn cung trong nước có nguy cơ bị thiếu do hạn hán, ngập mặn và các vụ lúa đông xuân thường được thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 5 (báo Dân Việt, 2020) nên các tháng đầu năm Việt Nam thường áp dụng hạn ngạch xuất khẩu. Và người bán xuất khẩu gạo từ tháng 12 đến tháng 01 nên rủi ro này là không thể né tránh.
Ngăn ngừa tần suất: (i) Nếu áp dụng hạn ngạch xuất khẩu thì doanh nghiệp chủ động xuất khẩu càng nhanh càng tốt.
Giảm thiểu tổn thất: nếu sự việc hạn ngạch xuất khẩu có thể xảy ra, doanh nghiệp có thể phòng hờ bằng cách tìm nguồn cung từ nước ngoài có yêu cầu chất lượng tương đương với mặt hàng gạo quy định trong hợp đồng và ký hợp đồng tạm nhập tái xuất.
• S2.1 Rủi ro nhầm cảng bốc hàng.
Né tránh rủi ro: vì đây ra giao hàng phương thức FOB, người mua là người thuê tàu nên không thể né tránh rủi ro tàu đến sai cảng. Chỉ có cách chuyển phương thức giao nhận mà người bán nắm quyền thuê tàu thì có thể tránh được rủi ro này.
Ngăn ngừa tần suất: (i) Người bán có thể giảm xác suất xuất hiện bằng việc quy định cụ thể tên cảng nhất định tại Thành phố Hồ Chí Minh hoặc quy định điều khoản thông báo (Phạm Duy Liên, 2012). Việc quy định điều khoản thông báo dường như là cách tốt hơn vì bằng việc yêu cầu người mua phải thông báo tên hãng tàu, ngày cập bến, địa điểm cập bến trước một khoảng thời gian nhất định (thường là 36 đến 48 tiếng), người bán sẽ chủ động nắm được lịch trình di chuyển của tàu mà mang hàng ra cảng cụ thể. (ii) Người bán có thể giảm mức độ nghiêm trọng của vấn đề trên bằng điều khoản phạt và quy định cụ thể chi phí phát sinh do lưu kho lưu bãi do người mua chịu; (iii) quy định hãng tàu chuyên nghiệp
Giảm thiểu tổn thất (kế hoạch phòng ngừa/ phân tán rủi ro): nếu người bán quy định điều khoản thông báo thì nên ước lượng trước ngày tàu đến nhận hàng nên nhắc nhở người mua việc thông báo thông tin tàu qua kênh thông báo mà hai bên đã quy định trong hợp đồng; Chủ động tìm dịch vụ lưu kho giá rẻ; quy định điều khoản phạt phát sinh do lưu kho lưu bãi.
Né tránh rủi ro: rủi ro này rất dễ để né tránh vì mỗi con tàu đều có số hiệu riêng biệt, người bán chỉ cần liên hệ cho người mua để biết được thông tin đó và người bán thông tin cho đơn vị cung cấp dịch vụ dỡ hàng.
Ngăn ngừa tần suất: Tuy nhiên, có thể do trình độ nhân viên của công ty cung cấp dịch vụ bốc dỡ hàng chưa tốt nên rủi ro cũng có thể hi hữu xảy ra, để giảm tần suất người
bán - khi tàu cập cảng - thông báo một lần nữa số hiệu tàu cho bên cung cấp dịch vụ bốc dỡ; yêu cầu sử dụng nhân viên có kinh nghiệm; cử người có kinh nghiệm của công ty đến kiểm tra việc bốc dỡ hàng.
Giảm thiểu tổn thất: quy định chi phí của việc dùng cầu cảng nhưng bốc hàng lên nhầm tàu và các chi phí liên quan thì sẽ do công ty cung cấp dịch vụ bốc dỡ chịu.
• S2.2 Rủi ro khi người bán chuẩn bị hàng cho từng lô hàng được hiểu là vấn đề tổng số hàng giao hàng từng phần không đúng theo quy định trên hợp đồng/ tỷ lệ hàng không đúng trên quy định của hợp đồng.
Né tránh rủi ro: chuyển yêu cầu giao hàng từng phần thành giao hàng một lần. Ngăn ngừa tổn thất: a) giảm tần suất bằng các cách (i) Đào tạo nhân viên phụ trách công đoạn này bài bản; (ii) ưu tiên sử dụng người có kinh nghiệm trong vấn đề giao