Yêu cầu đối với giảng viên trong đổi mới phương pháp giảng dạy môn Những

Một phần của tài liệu Đổi mới phương pháp giảng dạy môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác – lênin theo hướng phát huy năng lực của sinh viên trường đại học giao thông vận tải (Trang 42 - 46)

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin ở trường Đại học giao thông vận tải.

Giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin ở trường Đại học giao thông vận tải thực sự là một công việc khó khăn, nhiều thách thức bởi tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Những thay đổi đó tác động không nhỏ đến quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin ở trường Đại học giao thông vận tải. Giảng viên là nhân tố quyết định thành công của đổi mới, nhưng để đổi mới phương pháp giảng dạy thành công, giảng viên môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin ở trường Đại học giao thông vận tải phải đáp ứng được những yêu cầu sau:

Thứ nhất, giảng viên phải thực sự là người tâm huyết với nghề nghiệp, có

phông kiến thức sâu rộng. Mỗi giảng viên phải tự nhìn lại mình về kiến thức chuyên ngành, liên ngành và phương pháp giảng dạy, tự rút kinh nghiệm, đồng thời phải tự bổ sung những phần còn yếu, còn thiếu. Tự mình ý thức việc tự học để không ngừng nâng cao hiểu biết, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, ngoài chuyên ngành của mình cần nắm vững kiến thức của các môn liên quan đến sinh viên các chuyên ngành khác nhau trong trường đại học giao thông vận tải. Từ đó, giảng viên mới có thể giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho sinh viên, để các em thấy được mối liên hệ của môn học với chuyên ngành cuả sinh viên. Hơn nữa, giảng viên phải đầu tư chiều sâu cho chuyên ngành của mình, dành tâm sức cho bài giảng. Bài giảng cần phải liên hệ với thực tiễn của thế giới, của đất nước, của địa phương, đặc điểm

ngành sinh viên đang theo học để bài giảng tăng tính thuyết phục. Trước mỗi buổi dạy, tiết dạy, giảng viên phải suy nghĩ nên sử dụng phương pháp giảng dạy nào cho phù hợp, sau đó tự rút kinh nghiệm nhằm không ngừng hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp của mình.

Thứ hai, giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin

ở trường Đại học giao thông vận tải nhất thiết phải liên hệ với thực tiễn, gắn lý luận với thực tiễn. Bài giảng muốn sinh động, giàu sức thuyết phục, giảng viên phải liên hệ với thực tiễn của thế giới, của đất nước, của địa phương, của bản thân mỗi sinh viên. Về sự liên hệ này tuỳ thuộc vào khả năng của mỗi giảng viên, có thể giảng viên tự liên hệ trong bài giảng và chỉ cho sinh viên thấy rõ điều đó được thể hiện trong thực tế cuộc sống. Vì thế giảng viên có thể gợi mở, đàm thoại với đối tượng giảng dạy, dẫn ra những thực tiễn của địa phương, đất nước hay cá nhân và từ đó khái quát làm sáng tỏ về mặt lý luận. Một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả chưa tạo được hứng thú cho sinh viên trong học tập môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin ở trường Đại học giao thông vận tải hiện nay là do phương pháp giảng dạy của giảng viên chưa chú trọng liên hệ với thực tiễn. Kiến thức môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin nói riêng và các môn lý luận chính trị nói chung có mặt trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, từ vấn đề nhỏ nhặt nhất trong sinh hoạt đời thường đến những vấn đề trọng đại của đất nước. Vì thế, trong đổi mới phương pháp giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin ở trường Đại học giao thông vận tải nhất thiết phải chú trọng liên hệ với thực tiễn.

Thứ ba, giảng viên phải nắm vững đối tượng giảng dạy và cơ sở vật chất,

trang thiết bị phục vụ giảng dạy. Khi được bộ môn phân công đến giảng dạy tại một lớp nào đó, giảng viên cần có sự liên hệ để tìm hiểu và nắm được cụ thể đối tượng của lớp học, cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ giảng dạy. Trên cơ sở đó, giảng viên chủ động có kế hoạch cho từng bài giảng, tiết giảng sẽ sử dụng những phương pháp nào, thiết bị gì cho phù hợp.

Đối tượng giảng dạy của môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin là sinh viên ở tất cả các chuyên ngành: công trình, cơ khí, điện điện tử, công nghệ thông tin, kinh tế…Do đó, nắm được đối tượng sinh viên sẽ giúp cho

giảng viên chủ động phối hợp các phương pháp và sử dụng thiết bị dạy học phù hợp để đạt hiệu quả tối ưu. Trên thực tế giảng dạy cho thấy không có một phương pháp dạy học nào tối ưu cho tất cả mọi người, mọi đối tượng, vì dạy học vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật. Khoa học ở chỗ giảng viên phải bảo đảm nội dung, chương trình, mục tiêu đào tạo… nghệ thuật là giảng viên, phải tuỳ theo đối tượng, tình hình cụ thể của lớp học mà có cách thức giảng dạy đáp ứng yêu cầu, đạt chất lượng, hiệu quả cao. Vì thế, đổi mới phương pháp giảng dạy phụ thuộc vào bản thân mỗi giảng viên nhất là trong giai đoạn hiện nay, mỗi giảng viên phải chủ động suy nghĩ tìm tòi, đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng, hiệu quả. Nếu giảng viên không quan tâm chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy, tức là họ đang tự đào thải mình.

Thứ tư, một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay đối với giảng viên lý luận

chính trị là phải sử dụng các phương tiện kỹ thuật trong nghiên cứu và giảng dạy. Các phương tiện đó bao gồm: máy vi tính, radio, ghi âm, video, đèn chiếu, máy chiếu … Các phương tiện này nhằm bổ sung và làm phong phú thêm cho những nội dung của bài giảng; thay đổi cách học và phương pháp học, tạo sự hứng thú, kích thích tìm tòi, đi sâu nghiên cứu của học viên. Làm cho học viên phát huy được tính chủ động, sáng tạo.

Sử dụng các phương tiện kỹ thuật nhằm thay đổi phương pháp dạy chay, học chay; giúp học viên tiếp cận được khoa học - kỹ thuật, gợi mở cho sinh viên gắn lý luận với thực tiễn, gắn học với hành. Đây là một trong những phương pháp mà người giảng viên phải thực hiện trong đổi mới phương pháp giảng dạy môn Những Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Hiện nay, có nhiều giảng đường cũng chưa được trang bị đầy đủ các trang thiết bị dạy học. Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ hiện đại, sự bùng nổ của công nghệ thông tin buộc giảng viên phải sử dụng thành thạo máy vi tính. Đây là một trong những phương tiện hỗ trợ đắc lực, có hiệu quả cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên. Máy vi tính giúp cho giảng viên soạn bài giảng dễ dàng, có thể giới thiệu giáo trình, tài liệu tham khảo, hình ảnh hay thước phim minh hoạ ngay tại lớp cho sinh viên… Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên lạm dụng việc sử dụng máy vi tính trong giảng dạy và xem nó là toàn bộ sự đổi mới phương pháp dạy học.

Thứ năm, đổi mới phương pháp giảng dạy cần gắn liền với nghiên cứu khoa

học. Trong giai đoạn hiện nay, người giảng viên cần chú trọng nghiên cứu khoa học và xem đây là một nhiệm vụ không thể thiếu trong việc đổi mới phương pháp. Một trong những nguyên nhân của những hạn chế trong đổi mới phương pháp dạy học là do giảng viên chưa thực sự nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa học là động lực thúc đẩy say mê nghề nghiệp, giúp cho giảng viên làm chủ được tri thức trên cơ sở độc lập suy nghĩ, sáng tạo, biết vận dụng tri thức vào bài giảng cũng như thực tiễn cuộc sống. Mỗi bài viết, mỗi vấn đề nghiên cứu đòi hỏi giảng viên phải vạch ra đề cương, đọc những tài liệu liên quan…vì thế, giảng viên có quá trình tích luỹ về lượng để biến đổi về chất; tri thức ngày càng được mở rộng và chuyên sâu. Giảng viên sẽ thực sự chủ động trước mọi vấn đề đặt ra và sẽ kết hợp tốt, sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp trong mỗi giờ giảng để nâng cao chất lượng đào tạo.

Thứ sáu, thay đổi vai trò của người giảng viên trong hoạt động giảng dạy

môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin ở trường Đại học giao thông vận tải. Mục tiêu của đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay là hướng tới phát huy những năng lực toàn diện cho sinh viên, giúp sinh viên không chỉ học kiến thức mà còn phát huy những năng lực của mình trong cuộc sống, trong nghề nghiệp tương lai của họ.Để đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy năng lực của sinh viên, giảng viên khi lên lớp phải cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Phải nhận biết và phân hóa được sinh viên dựa trên đặc điểm của từng em - Biết cách phát hiện và nhận ra các năng lực cụ thể của sinh viên, có thể là năng lực nổi trội, có thể là những năng lực tiềm năng.

- Bài giảng và phương pháp giảng của giảng viên phải nuôi dưỡng và phát triển các năng lực đó để nó thực sự trở thành năng lực thực sự có tính bền vững.

- Nhận thức rõ yêu cầu về năng lực của nghề nghiệp, của xã hội đối với sinh viên

- Thiết kế được bài giảng phù hợp, đảm bảo đúng nội dung kiến thức nhưng vẫn dựa trên sự hứng thú, sự nhận thức, khả năng học tập, động cơ học tập của sinh viên.

từng bài học đã thiết kế.

- Tạo ra được môi trường giảng dạy sáng tạo và thân thiện. Người giảng viên phải tôn trọng mọi quan điểm khác nhau, kể cả những quan điểm trái chiều, chấp nhận tư duy phản biện của sinh viên.

- Tạo được động lực và khuyến khích sự sáng tạo của sinh viên, kích thích sự tò mò, khám phá của người học bằng các câu hỏi gợi mở, đưa ra các giả thuyết để khuyến khích tư duy phê phán…

- Hướng dẫn sinh viên cách tự học, tự nghiên cứu theo hướng tiếp cận các triết lý giáo dục của tổ chức quốc tế UNESCO về cách học: học để biết, học để làm, học để tồn tại, học để chung sống và học cách học. Đây cũng chính là nội hàm của sự chuyển hóa khả năng sáng tạo của người học tiếp cận với những năng lực của mỗi sinh viên.

- Luôn khuyến khích, động viên và ghi nhận các thành quả của sinh viên đã đạt được trong môn học, tạo điều kiện và cơ hội đê sinh viên thể hiện các công việc, kết quả cũng như chia sẻ các ý tưởng của mình…

Thực hiện được các yêu cầu này, giảng viên Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin ở trường Đại học giao thông vận tải mới có thể đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy năng lực của sinh viên thành công.

Một phần của tài liệu Đổi mới phương pháp giảng dạy môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác – lênin theo hướng phát huy năng lực của sinh viên trường đại học giao thông vận tải (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)