Giải pháp về chấp hành thu, chi ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại thị trấn an lão, huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 86 - 92)

3.2.3.1. Cơ sở của giải pháp

Khâu chấp hành dự toán là quá trình áp dụng tổng hợp mọi biện pháp nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi ghi trong kế hoạch thành hiện thực; khâu này diễn ra trong thời gian dài, chịu ảnh hưởng của các biến động kinh tế - xã hội xảy ra trong năm kế hoạch và kết thúc quá trình thực hiện mới biết kết quả. Do đó đây là khâu thường có nhiều vi phạm nhất. Công tác chấp hành dự toán ngân sách của thị trấn An Lão hiện còn nhiều hạn chế như:

Công tác quản lý thu ngân sách: Chưa khai thác tối đa nguồn thu từ phí, lệ phí. Thu từ hoạt động mua bán, chuyển nhượng đất đai vẫn còn thất thoát lớn, thu đóng góp của nhân dân sử dụng chưa hiệu quả.

Trong công tác quản lý chi ngân sách thị trấn An Lão hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục, cơ cấu chi chưa hợp lý, chi quản lý hành chính, chi khác còn cao trong khi chi cho sự nghiệp y tế, chi sự nghiệp kinh tế lại tương đối thấp, chi đầu tư phát triển vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Nên cơ cấu chi ngân sách cấp xã phải được bố trí hợp lý hơn. Tăng dần tỷ lệ chi đầu tư phát triển, chi sự nghiệp kinh tế, chi sự nghiệp y tế...

3.2.3.2. Nội dung giải pháp

Đối với công tác quản lý thu ngân sách cấp xã:

Những biện pháp cụ thể nhằm quản lý có hiệu quả nguồn thu ngân sách cấp xã như sau:

Thứ nhất, phấn đấu khai thác triệt để các khoản thu được hưởng 100%: Chính quyền (HĐND-UBND) thị trấn An Lão tập trung rà soát lại toàn bộ nguồn thu tại địa phương chủ động xây dựng đề án phát triển nguồn thu trên địa

79

bàn, trên cơ sở đánh giá những tiềm năng sẵn có trên địa bàn.

Thu từ phí, lệ phí của phường còn thấp do đó phường nên tổ chức quản lý tốt, đẩy mạnh việc đấu thầu, khoán thu tại các chợ, điểm đất nhỏ lẻ xen kẹt, khu vực kinh doanh. Thị trấn An Lão nên đầu tư xây dựng hệ thống nhà gửi xe ở các chợ, nơi công cộng để tận thu các loại thu phí gửi phương tiện.

Thứ hai, cần thống nhất cách thức thu nộp ngân sách cấp xã: Luật NSNN quy định: Thu NSNN bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí.... Việc xác định tỷ lệ để lại chưa thống nhất đối với từng loại phí, hơn nữa tỷ trọng thu không đáng kể, huyện An Lão cần rà soát bỏ bớt một số loại phí, lệ phí, UBND huyện cũng nên có quy định thống nhất một tỷ lệ nộp về ngân sách, hoặc quy định nộp 100% về ngân sách để thuận tiện trong quá trình hạch toán theo dõi. Mọi khoản thu phải nộp hết vào tài khoản thu ngân sách thị trấn ở KBNN.

Thứ ba, các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % cần phấn đấu hoàn thành và tăng thu. Cần phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan Tài chính - Kế hoạch, Thuế, Kho bạc, các tổ chức chính trị. UBND huyện An Lão thống nhất chỉ đạo công tác thu trên địa bàn tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh mô hình kinh doanh, chống trốn lậu thuế, nợ đọng, chống làm ăn phi pháp, ngăn chặn các hoạt động khai thác tài nguyên bừa bãi.

Tăng cường phân cấp nguồn thu đảm bảo cho địa phương có đủ khả năng cân đối các nhiệm vụ chi, phát huy tính sáng tạo, chủ động cấn đối các nhiệm vụ chi, phát huy tính sáng tạo, chủ động của các địa phương trong việc quản lý khai thác nguồn thu, chủ động cân đối các nhiệm vụ chi. Một số khoản thu mà đặc điểm của nó gắn liền với các hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương thì nên phân cấp tới mức cao nhất có thể như thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp từ các hoạt động kinh tế cá thể, tập thể.

Thứ tư, cần tăng cường bộ máy quản lý thu ngân sách trên địa bàn phường. Điều này giúp tăng cường quản lý khai thác các nguồn thu trên địa bàn phường đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, công bằng, công khai dân chủ. Phân cấp một số khoản thu cho chính quyền cấp cơ sở quản lý, tổ chức thu. Tuy nhiên, cần có sự hỗ trợ, phối hợp của các cơ quan chức năng cấp trên, nhất là trong việc hỗ trợ nghiệp vụ chuyên môn. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về sử dụng biên lai thu ngân

80

sách, các quy định về thu nộp ngân sách đảm bảo chặt chẽ, công bằng, minh bạch.

Thứ năm, cần công khai và dân chủ trong thu ngân sách. Đối với khoản thu từ huy động đóng góp của nhân dân là cần thiết để động viên mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hộ. Thực hiện các quy trình về công khai, dân chủ trong bàn bạc mục tiêu đóng góp, sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân.

Cơ quan thuế hướng dẫn, tuyên truyền, hỗ trợ các đối tượng nộp thuế, từ đó thu đúng, thu đủ không để kết dư, tồn đọng thuế. Thực hiện tốt thủ tục hành chính trong công tác thu thuế, thực hiện công khai, minh bạch trong công tác thu thuế, tổ chức thu, quản lý thu một cách khoa học, chính xác, đơn giản đảm bảo cho các đối tượng nộp thuế. Áp dụng, tin học hóa trong quá trình thu và quản lý thuế, khắc phục những yếu điểm trước đây.

Phải có các văn bản cụ thể quy định rõ ràng và phù hợp với luật NSNN về nội dung các khoản thu cũng như quy định cơ quan nào có thẩm quyền thu và quy định thu. Có như vậy công tác thu mới có thể thực hiện được việc công khai hóa với nhân dân đồng thời chống tiêu cực xẩy ra đối với cán bộ quản lý thu ngân sách phường.

Thứ sáu, tăng cường công tác quản lý thu, chú trọng những lĩnh vực còn thất thu lớn, chủ yếu là thất thu ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Thực hiện các biện pháp, bồi dưỡng các nguồn thu, tăng cường kiểm tra doanh thu, giá cả hàng hoá bán ra; Chi phí hợp lệ tính thuế, các khoản lương, vận chuyển, tăng cường kiểm tra chống thất thu về hộ, kiểm tra chặt chẽ các khoản thuế đầu vào trên các bảng kê của các đối tượng nộp thuế theo phương pháp khuấu trừ, đặc biệt là các đơn vị có số thuế giá trị gia tăng lớn, phải hoàn thuế.

Thứ bảy, tăng cường kiểm tra và thu phạt do sai phạm, thực hiện cơ chế thích hợp đối với các khoản thu khác.

Đối với công tác quản lý chi ngân sách cấp xã:

Các khoản chi phải được kiểm soát đầy đủ chặt chẽ theo đúng nguyên tắc của Luật NSNN. Đảm bảo nguyên tắc chi tiết kiệm, hiệu quả cơ cấu chi hợp lý.

Đối với chi thường xuyên: Cần sắp xếp, củng cố bộ máy chính quyền phường đảm bảo bộ máy quản lý vừa gọn nhẹ vừa hiệu quả, nhằm tiết kiệm cho chi quản lý

81

hành chính, thực hiện khoán chi để hạn chế đến mức tối đa các khoản chi không cần thiết như: Mua sắm, hội nghị, điện, điện thoại, văn phòng… khoản chi tiết kiệm được chi thu nhập tăng thêm góp phần nâng cao thu nhập cho cán bộ công chức phường.

Chi ngân sách phường phải chi tiêu đúng kế hoạch chỉ tiêu và tuân thủ theo trình tự ưu tiên. Trong trường hợp thu ngân sách gặp khó khăn, không đảm bảo đủ chi thường xuyên theo tiến độ thì việc chi phải tuân thủ theo trình tự sau:

Chi lương, phụ cấp, BHXH, công đoàn cho cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng có định biên, cán bộ không chuyên trách phường, cán bộ hưu trí và phụ cấp HĐND...

Chi trợ cấp cho cán bộ phường, chi sự nghiệp y tế, văn hóa, hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân.

Chi các khoản chi như hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, xây dựng nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm.

Chi các khoản chi thường xuyên khác như chi phục vụ các hoạt động thị trấn, chi quản lý các di tích, chi địa chính, chi đầu tư xây dựng cơ bản...Đây là các khoản chi không cố định trong cân đối ngân sách thị trấn nên phải có sự ưu tiên sau cùng để cân đối cho phù hợp với thu ngân sách. Nếu không hoàn thành thu thì phải giảm khoản chi thường xuyên khác này.

Thực hiện chế độ chi tiêu tài chính riêng cho thị trấn để tránh tình trạng chi tiêu tuỳ tiện, bởi vì phường là một cấp ngân sách đồng thời là một đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng NSNN, do đó phải có các tiêu chuẩn định mức chi tiêu tài chính như chi về y tế, giáo dục, văn hoá thông tin..., như vậy mới có các căn cứ quản lý cấp phát thanh toán và kiểm tra giám sát.

Có kế hoạch chi tiêu cụ thể đối với từng khoản chi nhằm tạo sự chủ động cho chính quyền thị trấn trong việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình.

Đối với khoản chi lương, chi hoạt động xã hội, Đảng, Đoàn thể... gọi là các khoản chi “cứng” đã được dự toán và cần phải được thực hiện đúng theo dự toán đã được vạch ra.

82

tình trạng như hiện nay, số chi cho khoản này quá lớn, gây ảnh hưởng đến cân đối ngân sách, mặt khác nó còn ảnh hưởng đến uy tín của đội ngũ cán bộ thị trấn đối với dân. Do đó cần hạn chế tối đa và khi chi phải xem xét thận trọng khoản chi này.

Các khoản chi cho đầu tư xây dựng cơ bản những công trình nhỏ trên địa bàn thị trấn nằm trong khoản chi thường xuyên khác cần phải được thực hiện theo đúng những quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Còn đối với các công trình lớn do UBND huyện giao cho thị trấn thực hiện đòi hỏi nguồn kinh phí lớn, để giải quyết bớt một phần kinh phí, các phường nên vận động mọi nguồn thu và thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, huy động nhân dân cùng đóng góp để xây dựng, sửa chữa.

Trong quá trình thực hiện chi ngân sách thị trấn cần thực hiện công khai các khoản chi ngân sách, ghi chép đầy đủ vào sổ sách kế toán, định kỳ thông qua HĐND thị trấn để mọi người đều có thể nắm được.

Việc kiểm soát các khoản chi ngân sách cấp xã cần được thực hiện như sau:

Thứ nhất, thống nhất kiểm soát các khoản chi. Mọi khoản chi tiêu của ngân sách cấp xã phải được kiểm soát chặt chẽ hơn nữa qua KBNN nhằm thực hiện cho đúng mục đích, đúng kế hoạch, đúng yêu cầu. Tất cả các khoản chi phải được thực hiện công khai, ghi chép đầy đủ vào sổ sách kế toán.

Tăng cường sự kiểm soát của KBNN đối với chi ngân sách, cương quyết từ chối thanh toán đối với các khoản chi chưa đủ điều kiện chi theo Luật NSNN. Cần thực hiện tốt chủ trương thanh toán hết, đầy đủ nguồn vốn xây dựng cơ bản do phòng tài chính của quận quyết toán chuyển sang phòng cấp phát đầu tư xây dựng cơ bản thuộc kho bạc quản lý.

Thứ hai, cần giám sát chặt chẽ việc sử dụng ngân sách. Quản lý chi ngân sách cấp xã cần giám sát chặt chẽ việc sử dụng ngân sách, đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng và đúng chính sách chế độ của Nhà nước. Sắp xếp bố trí cơ cấu chi ngân sách hợp lý, thích ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong khi nguồn lực có hạn, cần thực hiện thứ tự ưu tiên các nhiệm vụ chi.

Cần hạn chế việc cấp phát ngân sách cấp xã bằng hình thức rút tiền mặt, chỉ cho rút tiền mặt với các khoản chi nhỏ và tăng cường phương thức thanh toán trực

83

tiếp cho các đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho chính quyền thị trấn.

Tất cả các khoản chi NSNN đều phải được kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau quá trình cấp phát thanh toán. Nâng cao hiệu quả các khoản chi để thúc đẩy cấp phát thanh toán, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Để làm được điều này đòi hỏi phòng Tài chính của huyện và thị trấn An Lão phải thực hiện kiểm tra dự toán của đơn vị thu hưởng NSNN trước khi cấp phát hạn mức kinh phí cho đơn vị. Dự toán hàng quý phải đảm bảo phù hợp với dự toán năm về nội dung chi tiết. Đối với các khoản chi đầu tư các công trình xây dựng theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng của Chính Phủ thì mới được cấp phát kinh phí, hoặc có thể tiến tới thực hiện cam kết chi trong việc cấp phát kinh phí này.

Phải thực hiện đúng định mức chế độ tiêu chuẩn đã ban hành. Các khoản chi phải có trong dự toán NSNN được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi. Người ra quyết định chi phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình, nếu sai phải bồi hoàn công quỹ.

Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện và Bộ phận kế toán thị trấn An lão cần thực hiện nghiêm túc và cương quyết đối với những khoản chi không nằm trong dự toán được duyệt, vi phạm định mức tiêu chuẩn của Nhà nước. Các khoản chi xây dựng cơ bản không theo đúng trình tự thủ tục, các khoản mua sắm tài sản cố định lớn chưa được cấp có thẩm quyền cho phép hoặc tài sản có giá trị trên 100 triệu đồng chưa được đấu thầu công khai mua sắm thì cương quyết không quyết toán chi.

Tổ chức kiểm tra, rà soát, kiểm kê lại tài sản của cơ quan đơn vị để quản lý một các chặt chẽ đúng chế độ quản lý tài sản công như mở sổ sách theo dõi theo quy định.

Thứ ba, cần tập trung nguồn lực, có trọng điểm trong việc chi đầu tư phát triển, tránh dàn trải, manh mún, kém hiệu quả. Nâng cao hiệu quả của các khoản chi như: Chi sự nghiệp kinh tế các khoản chi này sẽ đóng góp thúc đẩy sản xuất phát triển đồng thời giảm thiểu các khoản chi tạm ứng ngoài ngân sách, khoản chi này càng lớn thể hiện việc xây dựng dự toán của đơn vị và cơ quan cấp trên không có sự ăn khớp, thống nhất đây chính là nguyên nhân của việc áp đặt, ấn định dự toán thu,

84 chi.

Thứ tư, áp dụng khoa học công nghệ trong quản lý chi ngân sách. Cần bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đồng thời tổ chức tập huấn nâng cấp phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp MISA cho thị trấn để đảm bảo việc báo cáo đúng biểu mẫu, thời gian quy định, tương thích với các phần mềm tổng hợp ở cấp quận và thành phố như phần mềm Tổng hợp QLNS.

3.2.3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp

Thứ nhất, phải nâng cao nhận thức của cán bộ QLNS cũng như người dân trong việc hình thành ý thức xây dựng NSNN trên địa bàn để phục vụ cho các hoạt động phúc lợi cũng như mua sắm hàng hóa công cộng nâng cao mức sống người dân.

Thứ hai, thường xuyên tăng cường phối hợp giữa phòng Tài chính quận và phường trong quản lý chi ngân sách.

Thứ ba, cần tuyên truyền và minh bạch hóa dự toán ngân sách nhằm tạo niềm tin của người dân, từ đó thu nhận sự ủng hộ trong công tác QLNS.

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại thị trấn an lão, huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 86 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)