nghiệp tại Việt Nam
Thời gian trước đây đạo đức kinh doanh là một vấn đề mới ở Việt Nam, tuy nhiên khi đất nước đổi mới tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa thì đạo đức, văn hóa kinh doanh hay trách nhiệm xã hội là những điều đáng được chú ý. Các doanh nghiệp trong nước hay nước ngoài đầu tư vào Việt Nam mặc dù đã từng bước nhận thức được vai trò của đạo đức trong kinh doanh, nhưng vẫn tồn tại nhiều tiêu cực khi thực thi được những điều đó. Những khía cạnh tiêu biểu có thể kể đến trong việc vi phạm đạo đức kinh doanh tại Việt Nam như:
Thực phẩm: Thực phẩm có liên hệ trực tiếp tới sức khỏe của con người nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn bất chấp đạo đức sử dụng các thủ đoạn bất hợp pháp để đạt lợi nhuận, gây ra hậu quả nghiêm trọng cho người tiêu dùng và xã hội. Họ chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt, sản xuất ở dạng “chộp giật” thậm chí làm giả nhãn, mác lừa dối người tiêu dùng. Tại Việt Nam, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang được đưa lên mức báo động. Những hàng quán nhỏ bán bên lề đường như phở, cháo hay các nhà hàng,... chủ quán không ngại lừa dối khách hàng như sử dụng hóa chất nhằm tái sinh nguyên liệu hay những chai rượu bán cho khách không phải sản phẩm chất lượng mà chứa nồng độ cồn cao gây hại đến sức khỏe, thậm chí tử vong. Và đến cả các doanh nghiệp lớn như các công ty thủy hải sản của Việt Nam bị doanh nghiệp nước ngoài trả hàng về do phát hiện hàng hóa có chứa tạp chất vượt mức cho phép hay bị cấm.
Xăng dầu: Những vụ việc buôn bán gian lận xăng dầu không còn xa lạ, doanh nghiệp hay cá nhân thiếu tôn trọng lợi ích của khách hàng. Họ sẵn sàng tác động kỹ thuật lên phương tiện đo lường để làm sai lệch kết quả đo, bán xăng dầu ngoài hệ thống, bán xăng dầu nhập lậu… và người tiêu dùng không thể bảo vệ mình trước những chiêu trò đó. Những sự việc trên đã xảy ra ngay trên khắp
các tỉnh thành Việt Nam, đặc biệt các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh hay Bình Dương - địa phương đầu tiên công bố danh tính các cây xăng gian lận lên báo.
Người lao động: Hoạt động đảm bảo điều kiện an toàn cho người lao động không những là đạo đức còn là trách nhiệm của doanh nghiệp. Khi người lao động gặp tai nạn, rủi ro thì nó cũng tác động xấu tới bản thân họ. Dù vậy, việc cung cấp thiết bị an toàn, chi phí tập huấn phổ biến về an toàn lao động là một con số lớn gây tốn kém cho một số công ty nên họ quyết định cắt giảm hay không trang bị đầy đủ dẫn đến tai nạn, thương vong trong lao động. Ngoài ra một số các doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ đối với người lao động như: bảo hiểm, lương thưởng, ngày phép, an toàn lao động...
Thuế: Tình trạng doanh nghiệp trốn thuế hay gian lận thuế trong thương mại như trả lương bằng tiền mặt để không phải báo cho thanh ra thuế hay gian lận sổ sách, không thực hiện các trách nhiệm xã hội xảy ra thường xuyên và vẫn chưa có những chính sách thỏa đáng để có thể khắc phục.
Môi trường:
Cả nước tập trung nhiều khu công nghiệp đồng nghĩa lượng chất thải gây ô nhiễm cho môi trường nước, nhiều cơ sở không xử lý nước thải, không có hệ thống xử lý mà xả trực tiếp ra sông, kênh, mương,... gây ô nhiễm nghiêm trọng, trong đó Formosa là một ví dụ điển hình hay công ty Vedan xả thải trộm “giết chết” sông Thị Vải, ô nhiễm nhiều khiến xuất hiện thủy triều đỏ tại vùng biển Nam Trung Bộ, ngoài ra còn có ô nhiễm không khí như trong vụ nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 gây phát tán bụi, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh,...
Bên cạnh đó, Việt Nam hiện còn tồn tại nhiều trường hợp các doanh nghiệp vi phạm đạo đức kinh doanh trong các lĩnh vực khác như sở hữu trí tuệ; cấp vốn đầu tư, ví dụ như trong việc trung thực trong báo cáo tài chính, công khai thông tin với các nhà đầu tư… Trái lại cũng có không ít những công ty tuân thủ đạo đức của mình đồng thời thực hiện tốt trách nhiệm đối với xã hội.
Từ những phân tích nêu trên về đạo đức kinh doanh của Formosa tại Việt Nam và dựa trên tình hình thực tế về các doanh nghiệp hiện tại, có thể thấy hiểu biết về đạo đức kinh doanh của cả giới trí thức và giới doanh nghiệp ở Việt Nam đều có những thiếu sót nghiêm trọng đáng báo động, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia trên thị trường quốc tế. Để giải quyết vấn đề này, nhóm em đưa ra một số đề xuất sau: