Ngày nay ngành chăn nuôi đang trên đà xu hướng phát triển rất mạnh các khâu trong quá trình chăn nuôi đều rất quan trọng một trong những quy trình đó là quy trình phối giống lợn, đây là quy trình kỹ thuật quyết định số lượng con trong đàn, hiệu quả kinh tế lứa lợn nuôi. Ngoài việc thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho đàn lợn nái em còn tham gia một số công việc khác như phối giống cho lợn nái, khai thác tinh… Kết quả được thể hiện ở bảng 4.9:
Bảng 4.9. Kết quả phối tinh cho lợn được theo dõi tại trại Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tuần 49 Tuần 50 Tuần 51 Tuần 52 Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6 Tuần 7 Tuần 8 Tuần 9 Tuần 10 Tuần 11 Tuần 12 Tuần 13 Tuần 14 Tuần 15 Tuần 16 Tuần 17 Tuần 18 Tuần 19 Tuần 20 Số lượng nái phối 135 134 131 131 130 129 128 127 127 128 126 162 166 167 165 165 176 198 194 194 193 193 186 185 % đậu thai theo tuần 87,76 93,18 92,3 82,00 86,84 78,05 97,73 90,38 93,74 89,58 89,36 81,6 93,6 93,33 91,67 100,00 98,15 93,10 97,62 100,00 98,33 95,31 96,43 100,00 % đậu thai theo tháng 88,46 88,57 89,38 95,51 96,55 97,44
Qua bảng 4.9 cho thấy: Việc phối giống cho đàn lợn nái đạt tỷ lệ rất cao qua các tuần, tháng phối. Thông qua kết quả ở trên giúp cá nhân em học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm, để đạt được kết quả cao như trên chúng em đã áp dụng đúng quy trình kỹ thuật mà công ty CP đề ra, cũng như vận dụng hết những kiến thức được học tập tại trường để vận dụng vào thực tế.
Để có tỷ lệ phối giống đạt cao cần phát hiện thời điểm phối giống thích hợp nhất, thao tác phối giống đúng kỹ thuật, đồng thời trong thời gian phối giống chúng em đã phát hiện và loạt thải sớm những cá thể không đủ chất lượng, hơn nữa là do trong quá trình khai thác tinh các anh cán bộ kỹ thuật và công nhân ở trại đã có những thao tác để kích thích lợn đực giống xuất tinh đạt hiệu quả cao. Trại cũng theo dõi và phát hiện sớm những con đực giống có phẩm chất không tốt để loại thải hoặc không khai thác nữa mà sử dụng làm lợn đực thí tình.
Qua đây cho thấy mỗi một khâu trong quá trình chăn nuôi là vô cùng quan trọng, hiểu biết rõ các quy trình, các biện pháp kỹ thuật sẽ giúp người chăn nuôi đạt được năng xuất kinh tế cao, năng xuất đàn lợn được đảm bảo chất lượng. Quy trình phối giống hiệu quả sẽ đem đến chất lượng con giống tốt.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua 6 tháng thực tập tại trại em đã được học hỏi và được chỉ dạy rất nhiều điều về kiến thức cũng như các thao tác kỹ thuật trong chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn, cụ thể là:
+ Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt cho 1250 lợn nái giai đoạn mang thai.
+ Đã thực hiện tốt quy trình phòng bệnh cho lợn nái giai đoạn mang thai. Kết quả tiêm phòng vắc xin cho lợn nái sinh sản đạt tỷ lệ an toàn là 100%.
+ Điều trị lợn bị bệnh viêm đường sinh dục: dùng thuốc amoxicillin điều trị 20 con, khỏi 17 con, đạt 85,00%; dùng thuốc cefquinom điều trị 21 con, khỏi 19 con, đạt 90,47%.
+ Điều trị bệnh viêm móng, viêm khớp cho 32 con, kết quả khỏi 28 con đạt 87,50%.
+ Phối giống cho lợn: Phối được 1250 con trong thời gian 6 tháng thực tập tại trại.
+ Trong 6 tháng thực tập tại cơ sở, kế hoạch phun khử trùng của cơ sở là 180 lần, quét dọn vệ sinh đường đi 74 lần, xịt gầm, xả gầm, dội vôi là 72 lần, vệ sinh tổng chuồng là 68 lần, tắm sát trùng là 180 lần. Các công việc này em đều tham gia đầy đủ đạt 100%.
- Về công tác phòng bệnh:
+ Công tác tiêm phòng vắc xin nái hậu bị tại trại đạt tỷ lệ cao: 100%. -Về công tác vệ sinh, sát trùng:
+ Kế hoạch phun khử trùng của cơ sở là 180 lần, quét dọn vệ sinh đường đi 74 lần, xịt gầm, xả gầm, dội vôi là 72 lần, vệ sinh tổng chuồng là 68 lần, tắm sát trùng là 180 lần. Các công việc này em đều tham gia đầy đủ đạt 100%.
Tham gia quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái trong giai đoạn mang thai (cho lợn ăn, tắm chải, dọn vệ sinh..)
Học hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật tiêm phòng trong công tác tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn nái trong giai đoạn mang thai.
Tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị một số bệnh trong giai đoạn mang thai.
+ Tham gia vào quy trình phối giống cho lợn nái.
5.2. Đề nghị
Trong thời gian tới, tại trại lợn Công ty TNHH Minh Châu cần thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái mang thai giảm tỷ lệ mắc các bệnh sinh sản và các bệnh khác nói chung.
Trang trại cần đảm bảo công nhân luôn đầy đủ, có kỹ thuật tốt, trách nhiệm cao với công việc.
Các công tác sát trùng tiến hành chặt chẽ, thường xuyên hơn, nhất là trong thời điểm dịch bệnh bùng phát.
Kiểm tra, theo dõi đàn lợn nái từ khi chọn nái hậu bị, lợn nái mang thai, lợn nái sau cai sữa để đảm bảo sức khỏe của đàn lợn luôn tốt, trẻ hóa cơ cấu đàn lợn nái để có năng suất sinh sản cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I.Tài liệu Tiếng Việt
1.Nguyễn Xuân Bình (2000)[1], Phòng trị bệnh heo nái - heo con - heo thịt, Nxb Nông nghiệp - Hà Nội.
2.Trần Thị Dân (2004), Sinh sản heo nái và sinh lý heo con, Nxb Nông nghiêp Tp HCM.
3. Đoàn Kim Dung, Lê Thị Tài (2002)[3], Phòng và trị bệnh lợn nái để sản xuất lợn thịt siêu nạc xuất khẩu, Nxb Nông nghiêp - Hà Nội.
4. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiêp - Hà Nội
5.Nguyễn Mạnh Hà, Đào Đức Thà, Nguyễn Đức Hùng (2012), Giáo trình công nghệ sinh sản vật nuôi, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
6. Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Mạnh Hà, Trần Huê Viên, Phan Văn Kiểm (2003), Giáo trình Truyền giống nhân tạo vật nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
7. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dũng (2002)[14], Bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
8. Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Hữu Quán, Hoàng Văn Hoan, Trần Đức Hạnh, Nguyễn Huy Đăng, Đỗ Ngọc Thúy (2011), Bệnh sinh sản ở vật nuôi,
Nxb Hà Nội.
9. Lê Văn Năm (1999), Phòng và trị bệnh ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 10. Nguyễn Khắc Tích (2002), Chăn nuôi lợn, Bài giảng cho cao học và
nghiên cứu sinh, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
11. Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Thị Thương, Giang Hoàng Hà (2015), Bệnh thường gặp ở lợn nái sinh sản chăn nuôi theo mô hình gia trại, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
12. Nguyễn Văn Thanh (2014), Sinh sản gia súc 2, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 13. Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn (2006), Giáo trình sinh lý học vật nuôi, Nxb
Nông Nghiệp, Hà Nội.
14. Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Thị Xuân (2016), “Năng suất sinh sản của hai tổ hợp lợn nái giữa lợn nái Landrace phối hợp với đực giống Yorkshire và lợn nái Yorkshilre phối hợp với đực giống Landrace”,Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, số 65, tr. 54 - 61.
15. Nguyễn Thiện, Hoàng Kim Giao (1996), Nâng cao năng suất sinh sản của gia súc cái, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
16. Nguyễn Văn Trí (2008), Hỏi đáp kĩ thuật chăn nuôi lợn nái sinh sản ở hộ gia đình, Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ.
17. Trịnh Văn Tuấn (2015), Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản, bệnh ở cơ quan sinh dục và thử nghiệm phác đồ điều trị trên đàn lợn nái ngoại tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sĩ thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
II. Tài liệu Tiếng Anh
18. Smith B.B., Martineau, G., Bisaillon A. (1995)[19], “Mammary gland and lactaion problems”, In disease of swine, 7 thedition, Iowa state university press, pp. 40- 57.
19. Taylor D.J. (1995), Pig diseases, 6th edition, Glasgow University.
20. U.K.Urban V.P., Schnur V.I., Grechukhin A.N. (1983)[21], “The metritis mastitis agalactia syndome of sows as seen on a large pig farm”,
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Ảnh 1: Trại Minh Châu Ảnh 2: Chuồng lợn bầu
Ảnh 5: Cho lợn ăn Ảnh 6: Phun sát trùng chuồng