3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Điều tra các số liệu thứ cấp
- Thu thập, nghiên cứu các văn bản pháp lý của Trung ương, địa phương liên quan đến công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất.
- Thu thập tài liệu, số liệu về thu hồi đất từ cơ sở, các phòng ban có liên quan đến công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất.
- Tìm kiếm tài liệu, số liệu về thực trạng kinh tế, xã hội nông thôn, kinh tế của các ngành sản xuất, đời sống của các hộ dân ở địa bàn nghiên cứu.
2.4.2. Điều tra các số liệu sơ cấp
-Phương pháp phỏng vấn trực tiếp:
+ Phỏng vấn các cán bộ chuyên môn: Để làm rõ những khó khăn, hạn chế, cũng như tìm ra những nguyên nhân tồn tại trong các quy định về trình tự, thủ tục, thời gian, đối tượng,… của công tác chuyện nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất. Đề tài tiến hành điều tra các cán bộ chuyên môn trực tiếp thực hiện các thủ tục về chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất
và các chuyên gia về công tác thừa kế quyền sử dụng đất. Cụ thể là cán bộ trực tiếp thực hiện các thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất của UBND phường, xã trên địa bàn quận Hà Đông, văn phòng đăng ký đất đai, cán bộ phòng Tài nguyên và môi trường quận Hà Đông. (theo mẫu phiếu điều tra – Phụ lục 02)
+ Phỏng vấn người dân: Để đánh giá được khách quan thực trạng công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn quận Hà Đông. Đề tài tiến hành lập và phát phiếu điều tra (mẫu phiếu Phụ lục 01) cho 90 đối tượng nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất. Trong đó:
+ 30 đối tượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất
+ 30 đối tượng nhận tặng cho quyền sử dụng đất.
+ 30 đối tượng nhận thừa kế quyền sử dụng đất.
- Phương pháp quan sát trực tiếp: Phương pháp này giúp tất cả các giác quan của người phỏng vấn đều được sử dụng: mắt nhìn, tai nghe... qua đó các thông tin được ghi lại trong trí nhớ, qua ghi chép, chụp lại một cách cụ thể.
2.4.3. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Đề tài tiến hành thu thập tài liệu, số liệu và phát phiếu điều tra trên địa bàn 3 phường: Nguyễn Trãi, Dương Nội và Vạn Phúc. Đây là 3 đơn vị hành chính có số lượng hồ sơ đạt tỷ lệ giải quyết hồ sơ chuyển nhượng, tặng cho và thừa kế quyền sử dụng đất đạt hiệu quả cao nhất, trung bình và thấp nhất trên địa bàn quận Hà Đông trong giai đoạn nghiên cứu.
2.4.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu: Dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau bằng những phương pháp khác nhau, để làm cơ sở so sánh và tìm ra các xu thế trong khi phân tích. Dữ liệu được tổng hợp từ một đơn vị phân tích nhỏ lên một đơn vị phân tích lớn hơn.
- Phương pháp xử lý dữ liệu: các số liệu được thu thập, tính toán, phân tích theo các bảng, biểu, kết hợp phần thuyết minh. Các số liệu đầu vào thu thập được phân tích, xử lý bằng phần mền Word, Excel.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng sửdụng đất trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội dụng đất trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Quận Hà Đông cách trung tâm Thành phố Hà Nội 13 km về phía Tây, có diện tích tự nhiên 4.963,77 ha. Gồm 17 đơn vị hành chính phường, có ranh giới tiếp giáp như sau:
Phía Bắc giáp quận Nam Từ Liêm và quận Thanh Xuân; PhíaNam giáp huyện Thanh Oai; PhíaĐông giáp huyện Thanh Trì;
Phía Tây giáp huyện Chương Mỹ; huyện Hoài Đức và huyện Quốc Oai.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Hà Đông có địa hình bằng phẳng, chia ra làm 3 khu vực chính:
-Khu vực Bắc và Đông sông Nhuệ.
-Khu vực Bắc sông La Khê.
-Khu Vực Nam sông La Khê.
Địa hình bằng phẳng tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp cũng như sản xuất kinh doanh và vận chuyển hàng hoá.
3.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu của quận mang đặc điểm chúng của vùng đồng bằng sông Hồng, chịu tác động của gió biển, khí hậu nóng ẩm và có mùa lạnh bới tác động của gió mùa Đông Bắc, với nhiệt độ trung bình năm là 23,5 0C, lượng mưa trung bình 1750 mm - 1850 mm.
3.1.1.4. Thủy văn
Sông Nhuệ và sông La Khê là 2 con sông ảnh hưởng trực tiếp đến việc cấp và tiêu thoát nước khu vực quận. Theo tính toán của Viện Quy hoạch Thuỷ
lợi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và kết qủa tính toán mực nước sông Nhuệ gần đây của trường đại học Thuỷ lợi thì tương lai mực nước sông Nhuệ còn cao hơn nhiều so với mực nước hiện nay.
3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất
Điều kiện thổ nhưỡng đất đai của quận Hà Đông chủ yếu là đất phù sa thuộc châu thổ sông Hồng bao gồm đất thịt, thịt nhẹ và đất bãi bồi.
Nằm trong vùng đồng bằng của Hà Nội, quận Hà Đông có các loại đất chính như sau:
Đất phù sa được bồi (Pb) diện tích là 293 ha chiếm khoảng 5,90% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố các vùng ngoài đê của sông Đáy, tập trung chủ yếu tại các xã Biên Giang và Đồng Mai.
Đất phù sa không được bồi (P) diện tích là 3.312,31 ha chiếm 66,73 % diện tích đất nông nghiệp phân bố rộng khắp theo các dải đê chính của sông Nhuệ và sông Đáy tập trung chủ yếu ở các xã Dương Nội, Đồng Mai và phân bố rải rác tại các phường Phúc La, Vạn Phúc, Văn Mỗ và các xã Kiến Hưng, Yên Nghĩa, Phú Lãm.
Đất phù sa gley (Pg) diện tích chiếm 1.358,46 ha chiếm 27,37% diện tích đất nông nghiệp của Thành phố phân bố ở vùng có địa hình thấp ngập nước trong thời gian dài, mực nước ngầm nông. Đất phù sa gley tập trung chủ yếu tại 3 phường: (Phú Lương, Yên Nghĩa, Kiến Hưng) và một phần phân bố tại các phường (Dương Nội, Phú Lãm, các phường Hà Cầu, Vạn Phúc). Do phân bố ở địa hình thấp, bị ngập nước trong thời gian dài, mực nước ngầm nông, nền đất thường bị gley từ trung bình đến mạnh. Hàm lượng mùn cao (2,5%), đạm, kali tổng số cao (0,22% và 1,96%) trong khi lân tổng số thấp (0,073%), lân dễ tiêu nghèo (1,18mg/100g đất), kali dễ tiêu trung bình (10mg/100g đất).
b. Tài nguyên nước
Sông Nhuệ nối với sông Hồng tại Cống Chèm (Hà Nội), đoạn chảy qua quận Hà Đông có chiều dài 7 km, có tác dụng tưới và thoát nước cho địa bàn quận Hà Đông nói riêng và một số quận, của thành phố Hà Nội nói chung.
Sông Đáy: Là một phân lưu chính của sông Hồng, về mùa cạn đoạn từ cửa Hát Môn đến Đập Đáy (Đan Phượng) chỉ còn là một lạch nhỏ vì cửa sông đã bị ngăn cách với sông Hồng bởi đê Vân Cốc và Đập Đáy, chỉ khi phân lũ mới được mở cửa Đập Đáy tiêu nước cho sông Hồng. Sau khi chương trình làm sống lại dòng sông Đáy được thực hiện thì đây là nguồn cung cấp nước tưới và tiêu quan trọng cho sản xuất nông nghiệp của thành phố Hà Nội nói chung và quận Hà Đông nói riêng.
3.1.1.6. Tài nguyên nhân văn
Với bề dày hàng ngàn năm lịch sử, Hà Đông có nhiều danh thắng, di tích lịch sử, công trình văn hoá - nghệ thuật cùng các di tích phi vật thể khác, các lễ hội, làng nghề và văn hoá dân gian. Những đặc trưng văn hoá Việt là nguồn lực và lợi thế cho phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống đem lại những giá trị gia tăng cao trong xuất khẩu các sản phẩm này cũng như phục vụ cho du lịch và các dịch vụ văn hoá khác. Trên địa bàn quận có 78 di tích được xếp hạng. Trong đó có 68 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và 10 di tích được xếp hạng cấp thành phố.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
Tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất trên địa bàn của một số ngành chủ yếu (theo giá cố định năm 2010) ước tăng 15,3% so với năm 2018 (trong đó: Dịch vụ tăng 16,13%; công nghiệp và xây dựng tăng 14,6%; Nông nghiệp, thủy sản giảm 2,75%) thu nhập bình quân đầu người ước đạt 75 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực và bền vững; tỷ trọng
nông nghiệp giảm còn 0,1%, CN - TTCN - XD đạt 54,8%, Thương mại du lịch dịch vụ đạt 45,1%.
* Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, Thương mại - dịch vụ - du lịch:
Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 25.502 tỷ 284 triệu đồng (giá so sánh 2010) tăng 114,02% so với cùng kỳ năm trước và vượt 0,01% so với kế hoạch. Trong năm 2019 số lượng doanh nghiệp đăng ký mới tăng lên, các doanh nghiệp thực tế đang còn hoạt động trên địa bàn quận cũng lớn hơn năm 2018. Do đó giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn vẫn đảm bảo mức tăng trưởng khá
Các thành phần kinh tế ngoài nhà nước được khuyến khích đa dạng, ngành nghề chủ yếu là: cơ kim khí, dệt may, vật liệu xây dựng. Đăng ký chương trình hỗ trợ xây dựng thương hiệu làng nghề Hà Nội năm 2019 cho 3 làng nghề (rèn Đa Sỹ, mộc Thượng Mạo, lụa Vạn Phúc) với 02 nội dung: Xây dựng bộ Quy chế quản lý và sử dụng thương hiệu làng nghề;
* Nông nghiệp
Tổng diện tích gieo trồng năm 2019 ước đạt 1.630,1 ha; gồm: Lúa: 683,2 ha, chiếm 41,9% diện tích; Ngô: 104,5 ha, chiếm 6,4% diện tích; Rau các loại: 811,1 ha, chiếm 49,8 % diện tích.
Diện tích gieo trồng năm 2019 giảm nhiều do một số diện tích thuộc dự án quy hoạch đã được thực hiện nên người dân không sản xuất được. Toàn bộ phần diện tích lúa ở HTX Mậu Lương (phường Kiến Hưng) do ảnh hưởng dự án san lấp hết toàn bộ đường tưới tiêu không điều tiết được nước nên HTX đang kế hoạch chuyển phần diện tích đó sang trồng hoa và cây ăn quả. HTX Văn Nội, Nhân Trạch, Bắc Lãm A, Vạn Xuân, Hồng Phong thuộc phường Phú Lương không triển khai cấy vì diện tích cấy lúa bị ảnh hưởng bởi Dự án đô thị, nguồn nước tưới gặp khó khăn, ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt trong khu dân cư làm ô nhiễm nguồn nước tưới, gây sâu bệnh, một vài năm gần đây vụ Mùa không cho năng suất cao, nhiều diện tích không cho thu hoạch nên người
dân không tổ chức sản xuất. Mặt khác do tình hình ngập, người dân cũng linh hoạt chuyển sang nuôi trồng thủy sản.
3.1.3. Công tác quản lý đất đai
- Công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSD đất ở: Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 01/9/2016 của Thành ủy Hà Nội, Kế hoạch số 63/KH-UBND ngày 05/10/2016 của Quận ủy Hà Đông về đăng ký đất đai, cấp GCNQSD đất trên địa bàn quận, UBND quận cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 91 hồ sơ đủ điều kiện, nâng tổng số giấy chứng nhận đất ở lần đầu đã cấp trên địa bàn toàn quận là 50.108/50.527 (đạt tỷ lệ 99,17%) thửa đất đủ điều kiện, đã kê khai.
- Công tác cấp GCNQSD đất nông nghiệp tại phường Kiến Hưng: Tổng diện tích đất nông nghiệp giao khoán cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn phường Kiến Hưng còn lại sau thu hồi là 105,11ha tương ứng 4.855 thửa. Qua rà soát đến UBND quận đã cấp 23 đợt được 3.869 giấy chứng nhận, tương ứng 3.869 thửa, còn lại 986 thửa (diện tích khoảng 26,9 ha) chưa được cấp GCN. Đối với các trường hợp còn lại, UBND phường Kiến Hưng tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn các hộ dân phối hợp, hoàn thiện hồ sơ kê khai, đăng ký cấp giấy chứng nhận theo quy định.
- Công tác đất dịch vụ: Trên địa bàn 13/17 phường của quận Hà Đông có 15.683 hộ gốc bị thu hồi với diện tích 1.700 ha đất nông nghiệp để thực hiện các dự án trong thời điểm được áp dụng chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề tạo việc làm bằng hình thức giao đất dịch vụ (đất ở). Qua rà soát nhu cầu đất dịch vụ theo đề án, tổng số 15.683 hộ gốc bị thu hồi đất hiện tách khoảng 28.661 trường hợp được hưởng đất dịch vụ tương ứng 19.865 thửa đất. Kết quả rà soát các trường hợp được xét duyệt, giao đất dịch vụ (đất ở), trong đó:
+ Về công tác xét duyệt và giao đất: Đến nay, UBND quận Hà Đông đã xét duyệt được 26.570 trường hợp tương ứng 18.363 thửa đất (đạt tỷ lệ 92,4% theo nhu cầu); ban hành quyết định giao đất cho 18.704 trường hợp, tương ứng
13.670 thửa đất (đạt 68% số thửa đất phải giao). Trong đó, nhiều phường đã thực hiện được trên 90% như: Phúc La 100%, Vạn Phúc 99,4%, Mộ Lao 99%, Phú La 98,5%, La Khê 97%, Phú Lãm 97%, Hà Cầu 91%, Yên Nghĩa 91%, Biên Giang 90%...
- Công tác quy hoạch, kế hoạch, thống kê đất đai và giao đất, thu hồi đất:
+ Về kế hoạch sử dụng đất: Ngày 04/3/2019, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1017/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2019 trên địa bàn quận Hà Đông. Ngày 06/9/2019, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 4816/QĐ-UBND về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2019 quận Hà Đông. UBND quận đã chỉ đạo các phòng ban chuyên môn và UBND phường căn cứ kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định.
+ Công tác giao đất, thu hồi đất: UBND quận Hà Đông đã tổ chức họp hội đồng bồi thường hỗ trợ tái định cư, ban hành quyết định thu hồi đất và phê duyệt phương án đối với 07 dự án với tổng diện tích đất thu hồi 4,1ha; thẩm tra 03 dự án với diện tích 477.267m2; đã tổ chức cưỡng chế thu hồi đất, bàn giao mặt bằng thực hiện Dự án trung tâm thương mại Aeon Mall và dự án đường đấu nối, dải cây xanh xen kẹp Khu đô thị Dương Nội giai đoạn 2.
- Công tác đấu giá đất:
UBND quận đã tổ chức đấu giá 90 thửa đất với diện tích 5.188,45m2 tại khu Đồng Bo, Đồng Chúc, Cửa Cầu, đồng Men (Khu B) và khu Phú Lương 2, phường Phú Lương vào ngày 27/7/2019 và ban hành Quyết định 3295/QĐ- UBND ngày 09/8/2019 phê duyệt kết quả đấu giá quyền sử dụng đất với số tiền dự kiến thu được là 216 tỷ 869 triệu đồng. Hiện nay Chi cục thuế quận Hà Đông đã ban hành Thông báo nộp tiền đến từng trường hợp trúng đấu giá.
UBND phường Kiến Hưng phối hợp Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích do UBND phường Kiến Hưng quản lý cho hộ gia đình, cá nhân tại địa
phương thuê để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản 09 thửa đất (tại 05 xứ đồng) với tổng diện tích 39.540 m2 với tổng số tiền trúng đấu giá 5 năm là
11 tỷ 670 triệu đồng
- Công tác giải phóng mặt bằng: UBND quận đã chỉ đạo Trung tâm phát triển quỹ đất đã phối hợp chặt chẽ với các phòng, ban, đơn vị của quận, UBND các phường và các chủ đầu tư dự án tập trung triển khai thực hiện bồi thường, hỗ trợ GPMB theo đúng quy định của pháp luật đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, chi trả tiền bồi thường hỗ trợ cho 1.010 hộ, số tiền tương ứng 67,5 tỷ đồng, diện tích 5,67 ha, tập trung vào các Dự án trọng điểm Thành phố và những dự án trên địa bàn quận: (1) Hoàn thiện các tuyến đường xung quanh khu đất dự án ĐTXD Bệnh viện và Trung tâm thương mại tại phường Dương Nội; (2) Các tuyến đường giao thông đấu nối hạ tầng các khu đô thị, dân cư quận Hà Đông (Tuyến 4, Tuyến 6); (3) Tu bổ tôn tạo đền Độc Cước, mộ Quận Chúa, phường Văn Quán, các dự án khác và một số dự án đã cưỡng chế thu hồi đất nay