Tình hình quản lý đất đai huyện Thanh Trì

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ CỦA DỰ ÁN CẢI TẠO, NÂNG CẤP QUỐC LỘ 1A ĐOẠN VĂN ĐIỂN - NGỌC HỒI (KM 185 – KM 189) HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 61 - 65)

3.2.2.1. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồđịa chính:

Địa giới hành chính các cấp trên địa bàn huyện Thanh Trì được lập và quản lý theo Chỉ thị 364/HĐBT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) và Nghịđịnh 132/2003 NĐ/CP ngày 6 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập các quận Long Biên và Hoàng Mai. Đến nay huyện Thanh Trì đã xác định lại địa giới hành chính sau khi chuyển giao 9 xã ven đô (Thanh Trì, Lĩnh Nam, Vĩnh Tuy, Yên Sở, Thịnh Liệt, Định Công, Hoàng Liệt, Đại Kim, Trần Phú và 55 ha của xã Tứ Hiệp) về quận Hoàng Mai; ranh giới của huyện đã được xác định bằng các yếu tố mốc giới và được chuyển vẽ lên bản đồ, được xác định ổn định không có tranh chấp.

3.2.2.2. Công tác đo đạc, lập bản đồđịa chính, bản đồ HTSDĐ và bản đồ QHSDĐ; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất:

Huyện Thanh Trì có 15 xã, 01 thị trấn đã thực hiện đo lại theo Dự án tổng thể hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai với tổng số tờ bản đồ đã được đo vẽ là 1.104 tờ (trong đó: tỷ lệ 1/200 là 126 tờ; tỷ lệ 1/500 là 690 tờ; tỷ lệ 1/1000 là 288 tờ). UBND huyện và Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội huyện Thanh Trì đã được nhận bàn giao bản đồ dưới dạng số, chưa được nhận bản đồ dạng giấy. Thực hiện ý kiến chỉđạo của Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, từ ngày 01/5/2020, Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội đã đưa dữ liệu bản đồ đo đạc theo Dự án tổng thể dạng số lên hệ thống bản đồ dùng chung để chi nhánh thực hiện khai thác, chỉnh lý, cập nhật biến động đất đai hàng ngày. Tính đến ngày 31/12/2020, huyện đã thực hiện tra cứu, cập nhật, chỉnh lý biến động được 5.263

thửa đất; Năm 2019, huyện thực hiện tổng kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã và cấp huyện.

3.2.2.3. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện Thanh Trì được lập theo trình tự, thủ tục của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Quá trình lập, phê duyệt, công bố và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, UBND huyện đã tổ chức thực hiện đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch đúng quy trình; việc công khai được duy trì thường xuyên trong suốt kỳ quy hoạch, kế hoạch trên cổng thông tin điện tử của huyện, tại trụ sở UBND huyện và các xã, thị trấn để nhân dân địa phương giám sát trong quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Đối với các dự án đầu tư có sử dụng đất, huyện đã thực hiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Tập trung rà soát, xử lý dứt điểm những trường hợp đất đã giao cho nhà đầu tư và người dân theo thẩm quyền, các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức đoàn thể nhưng không sử dụng hoặc sử dụng sai mục đích, trái pháp luật. Rà soát các trường hợp đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng sử dụng lãng phí, không đúng mục đích, đầu cơ đất, chậm đưa đất vào sử dụng... để có biện pháp xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Rà soát các chính sách ưu đãi đầu tư của địa phương để điều chỉnh cho phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế tại địa phương nhằm thu hút đầu tư.

3.2.2.4. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất:

Trong giai đoạn 2015-2019, huyện Thanh Trì đã hoàn thành và trình Thành phố giao đất cho các dự án xây dựng các công trình phúc lợi công cộng với số lượng là 101 dự án như: Trường học, nhà văn hóa, đường giao thông, đất sản xuất kinh doanh, đất khu nhà ở thương mại dịch vụ, trụ sở làm việc,… đã đem lại diện mạo mới cho huyện Thanh Trì. Trong đó: giao đất 62 dự án với diện tích 611.559,2m2; cho thuê đất đối với 39 dự án với diện tích 317.818,7m2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ thu hẹp các đối tượng được giao đất và mở rộng đối tượng được thuê đất.

Từ năm 2015 đến nay, căn cứ các quy định của pháp luật và các Quyết định ban hành quy định vềđấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất

hoặc cho thuê đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội. UBND huyện đã tổ chức các phiên đấu giá quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật với diện tích đấu giá là 72.506,2m2 tương ứng tổng số tiền trúng đấu giá và nộp ngân sách nhà nước là 2.499,8 tỷđồng.

3.2.2.5. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

Từ năm 2015 đến hết năm 2019, trên địa bàn huyện triển khai thực hiện là 157 dự án với tổng diện tích đất phải thu hồi là 589,5ha; số hộ liên quan khoảng trên 14.000 hộ. Huyện đã ban hành 8.782 quyết định thu hồi 225,8719ha (trong đó 8680 lượt hộ gia đình, cá nhân và 102 lượt tổ chức) với số tiền bồi thường, hỗ trợ khoảng trên 3.464 tỷ đồng. Các văn bản quy phạm pháp luật quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cưđã được thường xuyên cập nhật, kịp thời, phù hợp với yêu cầu của thực tế theo hướng quan tâm tới lợi ích của người bị thu hồi đất. Trình tự thủ tục tiến hành bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được quy định cụ thể, giúp cho các cơ quan nhà nước thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cưđạt hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện một số chính sách còn bất cập giữ giá bồi thường với thực tế nên còn có khiếu kiện.

Cũng trong giai đoạn từ năm 2015 đến hết năm 2019, trên địa bàn huyện đã và đang triển khai thực hiện xây dựng 12 khu tái định cư với tổng diện tích đất ởđể bố trí tái định cư là 56,019ha; trong đó đã bố trí tái định cư cho 1.154 hộ gia đình bị thu hồi đất. Việc bố trí tái định được thực hiện công bằng, đảm bảo đúng quy định từng bước tạo điều kiện cho người dân bị thu hồi đất ổn định cuộc sống. Huyện Thanh Trì đã tổ chức được 114 lớp đào tạo nghề với gần 4.000 người tham gia theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có 135 người thuộc các hộ bị thu hồi đất có nhu cầu và được hỗ trợ học nghề, chủ yếu là các nghề nông nghiệp. Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghềđạt 86,6%.

3.2.2.5. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Tính đến ngày 31/12/2019, huyện đã thực hiện đăng ký, cấp GCNQSDĐ được 53.135 trường hợp. Đã cấp GCNQSDĐ được 42.293 trường hợp thửa đất đủ điều kiện (đạt 80%) và đăng ký đất đai được 10.842 thửa đất chưa đủ điều kiện cấp

GCNQSDĐ trong khu tập thể.

Đăng ký đất đai cấp GCNQSDĐ cho các tổ chức cơ sở tôn giáo: trên địa bàn huyện Thanh Trì có 59 cơ sở tôn giáo gồm: 52 chùa và 07 nhà thờ, trong đó đã được cấp GCNQSDĐ 45/57 (đạt tỷ lệ 80%), còn 12 cơ sở tôn giáo vướng mắc các xã đang hoàn thiện việc kê khai, bổ sung hồ sơ.

Đăng ký đất đai cấp GCNQSDĐ cho các tổ chức cơ sở tín ngưỡng: trên địa bàn huyện Thanh Trì hiện có 132 cơ sở tín ngưỡng đều được đăng ký kê khai, trong đó: 88/132 cơ sở tín ngưỡng đã được cấp Giấy chứng nhận, đạt tỷ lệ 66.7% và 44 cơ sở tín ngưỡng còn có vướng mắc.

3.2.2.6. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật vềđất đai và xử lý vi phạm pháp luật vềđất đai

Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật vềđất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai đã được thực hiện thường xuyên dưới nhiều hình thức như thanh, kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất... Vì vậy đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đất đai đối với người sử dụng đất, đưa đất đai vào sử dụng đúng mục đích, bền vững, có hiệu quả.

UBND huyện thực hiện giao ban hằng tuần với công chức chuyên môn địa chính, thanh tra xây dựng để trao đổi thông tin, kiểm tra, kịp thời chỉ đạo trong công tác phối hợp xử lý vi phạm giữa cấp huyện và xã. UBND huyện đã ban hành 371 văn bản chỉ đạo xử lý vi phạm trật tự xây dựng, trong đó: 121 Quyết định; 250 Công văn, Thông báo... trong đó đã ban hành Quy chế phối hợp quản lý TTXD giữa Đội Thanh tra xây dựng huyện với các phòng, ngành liên quan và UBND các xã, thị trấn.

Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo được xử lý kịp thời, dứt điểm các trường hợp vi phạm Luật Đất đai như sử dụng đất không đúng mục đích, tranh chấp, lấn chiếm,... góp phần ổn định tình hình chính trị và quản lý đất đai trên địa bàn thành phố.

3.2.2.7. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật vềđất đai:

* Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo:

Những năm gần đây huyện Thanh Trì được quy hoạch trong vùng nội đô mở rộng và đang trong giai đoạn phát triển thành quận nên tình hình khiếu nại, tố cáo

của công dân ở một số xã, thị trấn vẫn có chiều hướng gia tăng, tiềm ẩn các vụ việc khiếu kiện vượt cấp, đông người liên quan đến đất đai. Nhiều trường hợp khiếu nại có liên quan đến việc Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội, đòi lại đất cũ, tranh chấp đất đai, đòi được thực hiện hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng bồi thường đất ở khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp theo chính sách cũ (do dự án thực hiện kéo dài, chế độ chính sách bị thay đổi). Về nội dung tố cáo, chủ yếu là tố cáo cán bộ, công chức làm sai chính sách, tiêu cực, tham nhũng trong quản lý đất đai.

Từ năm 2015 đến năm 2019, UBND huyện đã tiếp nhận và giải quyết theo thẩm quyền với tổng số liệu đơn thư là 3.994 đơn thư; trong đó đơn tố cáo là 467 đơn, đơn khiếu nại là 631 đơn, đơn kiến nghị phản ánh là 2.896 đơn, chiếm khoảng trên 90% tổng số đơn thư tiếp nhận. Trên địa bàn huyện tình hình công dân khiếu kiện đông người, vượt cấp lên Trung ương, Thành phố có ít trường hợp phải đơn thư vượt cấp.

* Xử lý vi phạm vềđất đai

Từ năm 2015 đến năm 2019, Huyện uỷ, UBND huyện thường xuyên quan tâm, chỉ đạo quyết liệt xử lý nghiêm các vi phạm mới phát sinh, kết quả thực hiện đã kiểm tra phát hiện 1.607 trường hợp vi phạm về trật tự xây dựng; chỉđạo, xử lý, tuyên truyền tự giác khắc phục dứt điểm xong 1.430 trường hợp vi phạm vềđất đai; hiện nay còn 177 công trình đang được UBND huyện chỉ đạo giải quyết theo quy định. Các trường hợp vi phạm đất đai khi phát hiện đều được xử lý theo thẩm quyền, chỉ đạo và xây dựng kế hoạch xử lý theo quy định.

Nhìn chung, công tác quản lý đất đai, xây dựng đã được UBND các xã, thị trấn quan tâm, hầu hết các vi phạm đã được phát hiện lập biên bản kịp thời. Tuy nhiên, tại một số cơ sở phát hiện còn chậm, xử lý chưa kịp thời còn để công trình tái vi phạm sau khi xử lý.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ CỦA DỰ ÁN CẢI TẠO, NÂNG CẤP QUỐC LỘ 1A ĐOẠN VĂN ĐIỂN - NGỌC HỒI (KM 185 – KM 189) HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)