TRONG QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG VIỆT NAM.
3.1.Sự vận dụng của Đảng ta về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Hồ Chí Minh là người tìm ra con đường giải phóng dân tộc Việt Nam: Con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội cũng chính là mục tiêu cao cả, bất biến của toàn Đảng, toàn dân ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã đấu tranh giành được độc lập dân tộc, từng bước quá độ dần lên chủ nghĩa xã hội. Trong điều kiện nước ta, độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội, sau khi giành được độc lập dân tộc phải đi lên chủ nghĩa xã hội, vì đó là quy luật tiến hóa trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đáp ứng được khát vọng của toàn dân tộc: Độc lập cho dân tộc, dân chủ cho nhân dân, cơm no, áo ấm cho mọi người dân Việt Nam. Thực tiễn phát triển đất nước cho thấy, độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc.
Hiện nay, chúng ta đang tiến hành đổi mới toàn diện đất nước vì mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh" là tiếp tục con đường cách mạng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Đổi mới, vì thế, là quá trình vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chứ không phải là thay đổi mục tiêu.Trong giai đoạn hiện nay,đất nước ta đang đứng trước cả thời cơ và thách thức mới trên con đường phát triển.Những thời cơ,thách thức đó đang tác động mạnh mẽ đến con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.Những yếu tố bên trong và bên ngoài đan xen nhau,tác động lẫn nhau,thậm chí chuyển hóa cho nhau và có những thách thức làm cho nước ta có nguy cơ chệch hướng xã hội chủ
nghĩa nếu không khắc phục được những lệch lạc trong việc đề ra chủ trương,chính sách và chỉ đạo thực hiện.Thời cơ,thách thức,nguy cơ đi liền với nhau,chuyển hóa lẫn nhau trong một thời kỳ,một giai đoạn,thậm chí trong cùng một thời điểm,đã làm cho bức tranh toàn cảnh một nước Việt Nam đang trên đà phát triển rất phong phú về sắc màu,và do đó cũng có thể gây nên sự nhìn nhận về các sự vật và hiện tượng có khác nhau.Tất cả những cái đó đang đặt Việt Nam đứng trước một thử thách nghiệt ngã trong những năm tới: vừa phải bứt phá lên mạnh mẽ để theo kịp bước tiến chung của nhân loại,để đến năm 2022,nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại,vừa phải giữ vững được con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội - Đây là bài học, kinh nghiệm được Đảng ta tổng kết, rút ra ở nhiều kỳ đại hội gần đây. Ở đây, có một điểm cần lưu ý khi nhấn mạnh vấn đề kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn hiện nay là việc cần phải đấu tranh mạnh mẽ, không khoan nhượng với những luận điểm xuyên tạc của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị về con đường, mục tiêu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn cho dân tộc. Bởi, chính trước và trong thời điểm Đại hội XII, những luận điểm này càng được dồn dập tung ra, tuyên truyền, với nhiều phương thức, thủ đoạn. Các thế lực thù địch vừa trực tiếp phủ nhận, xuyên tạc con đường, mục tiêu này từ gốc rễ tư tưởng, lý luận (khi cho rằng: không có tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội hoặc tư tưởng Hồ Chí Minh đã hết giá trị, Đảng ta dựa vào đó, bấu víu vào đó như một bức bình phong, lừa gạt nhân dân (?!)) đến thực tiễn về sự không phù hợp của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, cả trong lịch sử, hiện thực, tương lai, chỉ có con đường “tuần tự” đi lên chủ nghĩa tư bản, con đường “dân chủ” của Phan Châu Trinh mới là đúng đắn. Họ còn tin tưởng, hi vọng tại Đại hội XII, Đảng ta sẽ “đổi mới lần hai” với ý là sự từ bỏ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Họ lập ra nhiều hội, nhóm, diễn đàn, viết bài, gửi đơn, kiến nghị… để tuyên truyền, cổ vũ cho luận điểm này. Chính vì vậy, việc Đại hội XII của Đảng ta tiếp tục khẳng định bài học hàng đầu là kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là minh chứng rõ ràng, dứt khoát phủ định những luận điệu chống đối, xuyên tạc.
Để đảm bảo cho độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và thực hiện thắng lợi mục tiêu “ Dân giàu ,nước mạnh, dân chủ,công bằng,văn minh” trong giai đoạn mới,toàn Đảng,toàn dân và toàn quân ta cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung sau:
Một là,đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa đât nước gắn với phát triển kinh tế,tri thức.Hai là,phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Ba là, xây dựng nền văn hóa tiên tiến,đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.Bốn là,bảo đảm
vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia.Năm là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập,tự chủ,hòa bình,hợp tác và phát triển,chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.Sáu là,xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa,thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc,củng cố và mở rộng Mặt trân dân tộc thống nhất.Bảy là,xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của toàn dân,do nhân dân,vì nhân dân.Tám là,xây dựng Đảng trong sạch,vững mạnh.Làm tốt những vấn đề nêu trên sẽ góp phần giữ vững độc lập dân tộc,bảo đảm điều kiện xây dựng đất nước hung cường,phát triển theo đúng con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.
3.2.Sự vận dụng của Đảng ta về tư tưởng đại đoàn kết.
Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới,đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa,Đảng,Nhà nước phải xây dựng và phát huy cao độ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc,kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.Trong thời gian qua,nhìn chung,khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức được mở rộng hơn,là nhân tố quan trọng khi sự nghiệp đổi mới đang có yêu cầu cao về tập hợp sức mạnh của nhân dân thì việc tập hợp nhân dân vào Mặt trận và các Đoàn thể,các tổ chức xã hội còn nhiều hạn chế,nhất là ở khu vực kinh tế tư nhân,khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,ở một số vùng có đông đồng bào theo đạo,đồng bào dân tộc thiểu số....Trong công cuộc đổi mới,Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với tính chất là một tổ chức liên minh chính trị,liên hiệp tự nguyện rộng lớn nhất của nhân dân ta,nơi thể hiện ý chí và nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân,nơi hiệp thương và thống nhất hành động của các thành viên,đã phối hợp với chính quyền giải quyết ngày càng có hiệu quả những vấn đề bức xúc của nhân dân,thực hiện dân chủ,đổi mới xã hội,chăm lo lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân,tham gia ngày càng thiết thực vào việc xây dựng,giám sát,bảo vệ đảng và chính quyền.
Với tư cách là cơ sở chính trị của chính quyền nhân,Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phối hợp ngày càng nhiều hơn với chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội,an ninh,quốc phòng và đối ngoại nhằm cùng nhau nỗ lực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang,Mặt trận Tổ quốc Việt nam chủ trương “ đoàn kết rộng rãi,đoàn kết chân thành mọi thành viên trong xã hội có thể đoàn kết được,không phân việt quá khứ,thành phần giai cấp,dân tộc,tôn giáo,ở trong nước hay ở nước ngoài trên cơ sở mục tiêu chung là giữ vững độc lập thống nhất chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia vì mục tiêu “ dân giàu,nước mạnh,xã hội dân chủ,công bằng,văn minh”,đoàn kết giữa nhân dân với nhân dân các nước trên thế giới,phát
huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để trở thành động lực chủ yếu để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.Trong những năm trước mắt,mặt trận tập trung đẩy mạnh hơn nữa các cuộc vận động,các phong trào thi đua yêu nước,nhất là cuộc vận động “ toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và cuộc vận động “ ngày vì người nghèo” , góp phần cùng Đảng và nhà nước thực hiện mục tiêu đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển.
Từ ngày,Đảng ta có chủ trương đổi mới,tư tưởng hòa hợp dân tộc ,lại được phục hưng và ứng nghiệm với nhiều kết quả khả quan.Quan điểm kinh tế nhiều thành phần,quan điểm kinh tế mở,tư tưởng Việt Nam làm bạn với tất cả các nước trên thế giới,khép lại quá khứ,hướng tới tương lai…đã giúp cho nước ta khai thác được cả nội lực và ngoại lực để vượt khỏi khủng hoảng,liên tiếp thu được những thành quả về mọi mặt.Bây giờ,chúng ta đã có một nước Việt Nam độc lập,thống nhất và đang trên đường tiến tới thực hiện lý tưởng dân giàu,nước mạnh,xã hội dân chủ,công bằng,văn minh.Chúng ta đã từng bước nâng cao uy tín quốc tế.Do đó,chúng ta càng có sức cảm hóa,thuyết phục nhiều hơn.Những kinh nghiệm quốc tế vừa qua càng chỉ rõ them rằng nếu chỉ dung đối đầu và bạo lực để giải quyết những thù hận thì chỉ sinh ra thù hận.Nếu dung cách đối thoại,thuyết phục,cảm hóa để giải quyết thì thù hận có thể triệt tiêu được thù hận và tạo ra sức mạnh dồi dào hơn.Nhìn ra thế giới càng thấy tài nguyên lớn nhất cho mọi quốc gia chính là tài nguyên con người.Nếu quy tụ được sức người,thì những nguồn lực khác cũng được quy tụ. Tiến hành công cuộc đổi mới đất nước - một cuộc cách mạng vô cùng khó khăn, phức tạp nhằm xoá bỏ nghèo nàn, lạc hậu, Đảng đã nhận thức đúng đắn sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong công cuộc cách mạng vĩ đại này. Tiếp tục quán triệt sâu sắc trong tư tưởng và thực hiện nhất quán quan điểm mấu chốt: Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, nhân dân là chủ, nhân dân làm chủ; đại đoàn kết toàn dân tộc phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm mỗi người dân đều sống trong môi trường an toàn, an ninh và được thụ hưởng những thành quả của công cuộc đổi mới. Vì thế, trong nhiều năm qua, Đảng chú trọng không ngừng hoàn thiện đường lối, chủ trương về đại đoàn kết toàn dân tộc và Nhà nước kịp thời thể chế hóa bằng các chính sách, pháp luật. Chưa khi nào, Đảng ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết nhằm
phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc như những năm qua. Trong đó có Nghị quyết số 23-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; Nghị quyết số 20-NQ/TW về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đai hóa đất nước; Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết số 27-NQ/TW về xây dựng đội ngũ trí thức; Nghị quyết số 09-NQ/TW về xây dựng đội ngũ doanh nhân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 25-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. ... Cùng với đó, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật về dân tộc, tôn giáo, thanh niên, phụ nữ, công nhân, nông dân, trí thức, văn nghệ sĩ, người Việt Nam ở nước ngoài... nhằm khơi dậy, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.Đặc biệt văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng đã đề ra“Phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làm điểm tương đồng; tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia - dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, tăng cường quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”
Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới, thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, đất nước ta đang đứng trước nhiều vấn đề mới đặt ra, tác động đến tư tưởng, tình cảm, đời sống của nhân dân, ảnh hưởng không nhỏ tới sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Đó là sự phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội ngày càng gay gắt; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, xâm phạm quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân... còn diễn biến phức tạp, gây bức xúc trong dư
luận cùng với các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục chĩa mũi nhọn tấn công, hòng phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực tế này đang làm xói mòn lòng tin của nhân dân, trở thành thách thức đối với mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Thực tiễn đòi hỏi phải tiếp tục củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh to lớn của toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.Tất cả những chủ trương, chính sách ấy đã dần đi vào cuộc sống, góp phần xây đắp khối đại đoàn kết trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, tạo sự đồng thuận xã hội vì sự phát triển của đất nước. Mọi tầng lớp nhân dân đã nỗ lực chung sức, chung lòng cùng Đảng, Nhà nước vượt qua khó khăn, thử thách, giữ vững sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và tiếp tục nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Qua gần 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhờ kế thừa và tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc mà đỉnh cao là sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước nên nhân dân ta đã đạt được “những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”
Trước hết, tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện nhất quán quan điểm: Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, nhân dân là chủ, nhân dân làm chủ; đại đoàn kết toàn dân tộc phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tiếp tục thể chế hóa phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” thành những chính sách, quy chế, quy định cụ thể ở từng loại hình cơ sở để nhân dân phát huy quyền làm chủ trên thực tế và thực hiện tốt trách