Vải không dệt từ phương pháp khâu đan

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH VẬT LIỆU MAY (Trang 47 - 48)

IV. VẢI KHÔNG DỆT

2.1. Vải không dệt từ phương pháp khâu đan

Tùy theo công dụng của sản phẩm mà người ta định ra tỉ lệ các thành phần xơ pha trộn cho thích hợp. Công việc pha trộn được tiến hành riêng, sau đó đưa sang gia công trên hệ thống dây chuyền sản xuất chính bao gồm:

Máy liên hợp: gồm một, hai hoặc ba máy chải – trục có nhiệm vụ biến nguyên liệu ở dạng xơ rời rạc thành màng xơ mỏng.

2.2. Vải không dệt từ phương pháp dính kết

Vải không dệt từ phương pháp dính kết chiếm vị thế chủ yếu trong ngành sản xuất vải không dệt, do phương pháp dính kết không dùng sợi làm vật liên kết mà dùng chất dính. Điều này ảnh hưởng tốt đến chất lượng và giá thành của vải, năng suất của vải cũng cao hơn.

Các phương pháp dính kết:

Phương pháp “xeo”: Quá trình hình thành vải phải thông qua giai đoạn khuếch tán xơ trong nước.

Phương pháp ngấm: Sau khi có đệm xơ xong, cho chất dính ngấm vào và làm cho xơ liên kết chặt với nhau tạo thành vải. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay

Phương pháp ép nóng: liên kết đệm xơ bằng các chất dính nhiệt dẻo, chất mủ cao su hoặc chất dính có phản ứng nhiệt.

Phương pháp ép nguội: dùng một hệ thống sợi cho ngấm chất dính và đặt lên đệm xơ, sau đó ép ở nhiệt độ bình thường làm thành vải.

V. VẢI DỆT TỪ XƠ, SỢI TỰ NHIÊN.

Mục tiêu:

- Trình bày được tính chất, cách nhận biết các loại vải dệt từ xơ, sợi tự nhiên

- Ứng dụng các tính chất của vải để lựa chọn và sử dụng vải phù hợp yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm.

1.Vải bông

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH VẬT LIỆU MAY (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w