Bảng 4.3.Kết quả thực hiện vệ sinh, sát trùng tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại lợn bảy tuân, huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 36 - 58)

trùng Phun sát trùng 2 Dội vôi + Phun sát trùng Rắc vôi đường đi Phun sát trùng Phun sát trùng toàn bộ khu vực Phun sát trùng toàn bộ khu vực 3 Phun sát trùng Phun sát trùng + Dội vôi Quét hoặc rắc vôi đường đi 4 Phun sát trùng + Phun sát trùng gầm Rắc vôi đường đi Rắc vôi Rắc vôi 5 Phun sát trùng Phun sát trùng + Dội vôi Phun sát trùng 6 Phun sát trùng + Thông gầm Rắc vôi đường đi Phun sát trùng Phun sát trùng 7 Vệ sinh tổng chuồng Vệ sinh tổng chuồng Vệ sinh tổng chuồng Vệ sinh tổng khu 3.4.1.2.Phương pháp thực hiện

3.4.2.1.Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại

Để đánh giá được tình hình chăn nuôi của trại em đã tiến hành thu thập nguồn thông tin từ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân viên của trại. Đồng thời tự tìm hiểu và tìm kiếm số liệu từ sổ sách ghi chép của trại trong 2 năm gần đây, kết hợp với theo dõi trực tiếp trên đàn lợn trong thời gian thực tập.

3.4.2.2.Chẩn đoán và điều trị bệnh gặp trên đàn lợn nái và lợn con tại trại

Để xác định được tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái sinh sản, hàng ngày em và cán bộ kỹ thuật tiến hành theo dõi, quan sát những biểu hiện của đàn lợn nái thông qua các bước sau:

* Kiểm tra tình trạng ăn uống bằng cách trực tiếp quan sát, theo dõi con vật hàng ngày

•Trạng thái cơ thể bình thường: con vật ăn uống bình thường, vận động nhanh nhẹn.

•Trạng thái bệnh lý: ăn uống giảm hoặc bỏ ăn. * Kiểm tra thân nhiệt:

•Quan sát, cảm nhận bằng tay:

+ Trạng thái bình thường: toàn thân lợn nái có màu bình thường, không đỏ, dùng mu bàn tay sờ không nóng.

+ Trạng thái bệnh lý: toàn thân đỏ ửng, dùng mu bàn tay sờ thấy nóng ran. •Đo thân nhiệt qua trực tràng bằng nhiệt kế.

+ Trước khi đo nhiệt độ phải vẩy nhiệt kế cho cột thủy ngân tụt xuống hết thang độ.

+ Dùng bông tẩm cồn lau nhiệt kế trước và sau khi sử dụng.

+ Cho từ từ nhiệt kế vào trực tràng theo hướng hơi xiên xuống dưới để tránh niêm mạc bị tổn thương.

+ Để nhiệt kế ở trực tràng từ 5 - 10 phút, rồi lấy ra xem nhiệt độ trên thang nhiệt kế.

+ Trạng thái bình thường: thân nhiệt bình thường, ổn định ở 38 - 40oC. + Trạng thái bệnh lý: hơi sốt hoặc sốt cao 41 - 42oC.

•Trạng thái bình thường: màu sắc âm hộ bình thường, không sưng, không sung huyết hay thủy thũng.

•Trạng thái bệnh lý: âm hộ sưng, sung huyết, thủy thũng, có dịch viêm chảy ra từ âm hộ, gốc đuôi có dính nhiều dịch viêm.

•Kiểm tra âm đạo:

•Rửa sạch và sát trùng mép âm môn.

•Dùng mỏ vịt có hệ thống đèn soi đã được vô trùng để kiểm tra.

+ Trạng thái bình thường: con vật không đau, màu sắc niêm mạc âm đạo, màu và mùi niêm dịch bình thường.

+ Trạng thái bệnh lý: con vật đau đớn, niêm mạc âm đạo đỏ, tổn thương, niêm dịch đục, có mùi tanh, hôi.

•Kiểm tra nước tiểu:

+ Trạng thái bình thường: nước tiểu trong, mùi khai tự nhiên, không có mùi tanh, hôi thối.

+ Trạng thái bệnh lý: nước tiểu đục, lẫn tổ chức hoại tử, dịch viêm, mùi tanh, hôi thối.

Trên cơ sở biểu hiện lâm sàng khác thường của lợn nái, cán bộ kỹ thuật tiến hành ghi số tai hoặc đánh dấu từng con bằng cách phun sơn màu đỏ, sau đó tiến hành chẩn đoán lâm sàng, ghi rõ tuổi, thân nhiệt, triệu chứng lâm sàng...từ đó có các biện pháp điều trị cho lợn nái bị bệnh.

3.4.3.Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học trên phần mềm Excel.

* Công thức tính toán các chỉ tiêu Tỉ lệ lợn mắc bệnh: Tỉ lệ lợn mắc bệnh (%) == x 100 Tỷ lệ lợn khỏi: Tỉ lệ khỏi bệnh (%) == x 100 Σ số lợn mắc bệnh Σ số lợn theo dõi Σ số lợn khỏi bệnh Σ số con điều trị

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1.Kết quả đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại

Hiện nay trung bình lợn nái của trại sản xuất được 2,4 - 2,5 lứa/năm. Số con sơ sinh là 13 con/đàn, số con cai sữa: 11,5 con/đàn.

Tại trại, lợn con theo mẹ được nuôi đến 21 ngày tuổi, chậm nhất là 26 ngày thì tiến hành cai sữa.

Tình hình chăn nuôi của trại năm 2019 và năm 2020 được trình bày qua bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi của trại từ 2019 - 2021

STT Loại Lợn Số lượng (con)

2019 2020 6/2021 1 Lợn đực giống 04 08 10 2 Lợn hậu bị 150 233 350 3 Lợn nái sinh sản 432 455 489 4 Lợn con 12537 13.665 13.443 Tổng 13.123 14.361 14.292

Số liệu bảng 4.1 cho thấy: Cơ cấu đàn lợn của ông bà Bảy Tuân tính đến tháng 6 năm 2021 gồm có 14.292 con trong đó có 10 lợn đực giống, 489 lợn nái sinh sản, 13.443 lợn con và 350 lợn hậu bị.

Từ năm 2019 đến tháng 6/2021 số đầu lợn có xu hướng tăng ở lợn nái sinh sản, là do những con lợn nái vẫn còn khả năng sinh sản và sinh sản tốt nên vẫn được trại tiếp tục khai thác đến khi lợn sinh sản kém.

Hàng tháng vẫn có sự loại thải những con nái sinh sản kém, không đủ tiêu chuẩn để làm giống. Từng lợn nái được theo dõi tỷ mỉ các số liệu liên quan của từng nái như: số tai, ngày phối giống, ngày đẻ dự kiến... được ghi trên thẻ gắn tại chuồng nuôi. Số lợn đực giống giảm việc loại thải những con đực giống kém chất lượng.

4.2.Kết quả thực hiện quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc đàn lợn

Lợn nái chửa được nuôi chủ yếu ở chuồng bầu. Hàng ngày vào kiểm tra lợn để phát hiện lợn phối không đạt, lợn nái bị sảy thai, lợn mang thai giả, vệ sinh, dọn phân không để cho lợn nằm đè lên phân, lấy thức ăn cho lợn ăn, rửa máng, phun thuốc sát trùng hàng ngày, xịt gầm, cuối giờ chiều phải chở phân ra khu xử lý phân. Lợn nái chửa được ăn loại thức ăn 3030, 3060 với khẩu phần ăn phân theo tuần chửa, thể trạng, lứa đẻ như sau:

Đối với nái chửa từ tuần 1 đến tuần chửa 12 ăn thức ăn 3030 với tiêu chuẩn 2 - 2.5kg/con/ngày tùy theo thể trạng, cho ăn 1 lần trong ngày.Đối với nái chửa từ tuần 13 trở đi ăn thức ăn 3060 với tiêu chuẩn 2,5 - 3,5kg/con/ngày, cho ăn 1 lần trong ngày.

Chăm sóc, nuôi dưỡng là một quy trình không thể thiếu của bất kỳ trại chăn nuôi nào, chính vì vậy trong suốt 6 tháng thực tập tại trại chúng em đã được tham gia thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc cho đàn lợn tại trại. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc đàn lợn được thể hiện qua bảng 4.2.

Bảng 4.2. Kết quả thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn STT Công việc Số lần trại

triển khai

Số lần tham gia

Tỷ lệ tham gia (%)

1 Cho lợn ăn hàng ngày 180 168 93,3

2 Tắm chải cho lợn mẹ 98 68 68,4

3 Tắm chải cho lợn đực 50 45 90,0

Trong thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái của trại, công việc thường xuyên được diễn ra hàng ngày đó là vệ sinh chuồng, cho lợn ăn, tắm chải cho lợn (trong những tháng thời tiết nóng). … Trong thời gian 6 tháng thực tập tại trại em đã tham gia vào công tác cho lợn ăn hàng ngày là 168 lần, tắm chải cho lợn mẹ là 68 lần vào những ngày thời tiết nóng. Trong các lần trại triển khai em

không tham gia hết bởi vì em còn tham gia vào các công việc khác. Thông qua các hoạt động đó, với vai trò là một kỹ sư tương lai em nhận thấy rằng: Người kỹ sư chăn nuôi thú y muốn làm tốt được công việc của mình thì trước tiên phải làm tốt các công việc như dọn vệ sinh, cho lợn ăn, tắm chải cho lợn…. Sở dĩ như vậy vì, thông qua các hoạt động tưởng như rất bình thường đó, nhưng nếu không có các hoạt động như vậy thì người kỹ sư sẽ không hiểu được đặc tính của từng loài vật, không có sự thích nghi, làm quen, tiếp cận với động vật… thì sẽ rất khó khăn trong việc xác định được vật nuôi có những biểu hiện khác thường so với những biểu hiện thường ngày như nào. Vì vậy, đối với sinh viên, trước khi trở thành kỹ sư tương lai thì cần làm tốt các công việc tưởng trừng như nhàm chán này trước, từ đó sẽ giúp ta hiểu và yêu nghề hơn.

4.3.Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh tại trại

4.3.1.Quy trình vệ sinh chuồng nuôi hàng ngày

Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Do nhận thức rõ được điều này, nên trong suốt thời gian thực tập, em đã thực hiện tốt các công việc như:

+ Hàng ngày, trước khi vào chuồng làm việc công nhân cũng như sinh viên chúng tôi tất cả đều phải đi qua phòng sát trùng và tắm sạch sẽ mặc quần áo lao động, đi ủng rồi mới vào chuồng.

+ Việc đầu tiên vào chuồng là lật máng cho lợn ăn + Cào phân tránh tình trạng lợn đè phân

+ Thu phân vào bao và quét dọn sạch sẽ quanh chuồng + Rắc vôi quét dọn đường đi

Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ và được tiêu độc bằng thuốc sát trùng Ommicide 2 lần hàng ngày, pha với tỷ lệ 320ml/1000 lít nước.

Ở các chuồng nái chửa sau khi di chuyển lợn xuống chuồng chờ đẻ, các ô chuồng được vệ sinh sạch sẽ sau đó rắc vôi bột để khử trùng. Các ô chuồng để khô ráo 1 tuần sau đó di chuyển lợn vừa phối xong sang khu vực nái chửa.

4.3.2.Phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng tại trại

Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Do nhận thức rõ được điều này nên trong suốt thời gian thực tập, em đã thực hiện tốt và đạt kết quả như sau:

Bảng 4.3. Kết quả thực hiện vệ sinh, sát trùng tại trại

Công việc Số lượng được giao (Lần) Kết quả đã thực hiện Số lượng (Lần) Tỷ lệ (%)

Vệ sinh chuồng trại hàng ngày 160 160 100,0

Phun sát trùng trong chuồng 160 160 100,0

Quét và rắc vôi đường đi 160 160 100,0

Hàng ngày, trước khi vào chuồng lợn, công nhân và sinh viên phải tuân thủ nghiêm túc việc tắm sát trùng, thay quần áo bảo hộ lao động. Sau đó tiến hành thu gom phân lợn vào bao, vận chuyển phân đến nơi quy định để xử lý.

Công việc vệ sinh, sát trùng của trại được thực hiện thường xuyên hàng ngày. Theo quy định của trại, sau khi quét dọn vệ sinh chuồng và hành lang lối ra vào thì thực hiện việc rắc vôi xung quanh đường đi, phun thuốc sát trùng. Trong 6 tháng thực tập tại cơ sở em được giao trực tiếp tham gia vệ sinh chuồng trại 160

lần, quét và rắc vôi đường đi 160 lần, phun sát trùng trong chuồng 160 lần, đã hoàn thành 100% công việc được giao.

Qua 6 tháng thực tập tại cơ sở, ngoài những kết quả đạt được về mặt kỹ thuật, em nhận thấy bản thân em đã thay đổi tư duy và nhận thức về nghề. Trong tình hình chăn nuôi như hiện nay, việc thực hiện nghiêm túc quy trình chăn nuôi là rất cần thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, việc thực hiện này đạt chất lượng hay không còn phụ thuộc vào thái độ, ý thức của người thực hiện. Nếu trang trại có quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng tốt nhưng coi nhẹ yếu tố phòng bệnh, đặc biệt là phòng bệnh bằng vệ sinh chuồng trại thì hiệu quả chăn nuôi sẽ không cao. Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng, ngoài các yếu tố chăm sóc nuôi dưỡng, chuồng trại thì vệ sinh là yếu tố quan trọng có thể đưa lên hàng đầu nhằm phòng ngừa dịch bệnh một cách hiệu quả. Công tác vệ sinh là cơ sở, là nền tảng của biện pháp phòng bệnh trong chăn nuôi.

4.3.3.Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn tại trại bằng thuốc và vắc xin

Với mục đích tạo ra cho cơ thể vật nuôi sức miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Quy trình phòng bệnh cho đàn lợn của trại được thực hiện tích cực, thường xuyên và bắt buộc. Trong 6 tháng thực tập tại trại, theo sự phân công của trại, em được thực tập tại chuồng lợn mang thai. Dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, em được trực tiếp làm vắc xin cho lợn nái mang thai, ngoài thời gian làm việc tại chuồng lợn mang thai, em được huy động xuống hỗ trợ chuồng lợn đẻ và được làm vắc xin cho lợn con. Kết quả được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn tại trại

Loại

lợn phòng bệnhThời điểm được Bệnh phòng Loại vắc xin/ chế phẩm Liều dùng (ml/con) Đường tiêm/ uống Số thực hiện được (con) Số con an toàn Tỷ lệ (%) Lợn nái Mang thai tuần thứ 10 Dịch tả CS.F 2ml Tiêm bắp 130 130 100 Mang thai tuần thứ 12 Lở mồm long móng FMD 2ml Tiêm bắp 130 130 100 Tổng đàn tháng 11,4 Hội chứng rối loạn sinh sản hô hấp PRRS 2ml Tiêm bắp 90 90 100 Tổng đàn tháng 12,4

Giả dại AD 2ml Tiêm bắp 130 130 100 Đối với

đàn lợn con

3 ngày tuổi Thiếu máu Fe - Dextran

- B12

2 Tiêm bắp 173 173 100

3 ngày tuổi Cầu trùng Igone-S 2 Cho uống 173 173 100 7 ngày tuổi Suyễn Hyogen 2 Tiêm bắp 136 136 100 14 ngày tuổi Còi cọc Circo

Pigvac

2 Tiêm bắp 155 155 100 Kết quả ở bảng 4.4. cho thấy: tổng quát về việc phòng bệnh cho đàn lợn con và lợn nái bằng thuốc và vắc xin của trại. Lợn nái mang thai tuần thứ 10 sẽ được tiêm phòng vắc xin dịch tả, lợn nái mang thai tuần thứ 12 được tiêm vắc xin lở mồm long móng để phòng bệnh lở mồm long móng. Trong 6 tháng thực tập tại chuồng lợn nái mang thai, dưới sự hỗ trợ của 01 cán bộ kỹ thuật em đã thực hiện tiêm phòng cho 130 con lợn đạt tỷ lệ 100%.

Vào các tháng 12, 4 tiêm tổng đàn lợn vắc xin giả dại (Begonia) để phòng dại cho đàn lợn, trong 6 tháng thực tập em được tham gia tiêm và đạt 100%.

Ngoài tiêm phòng cho đàn lợn nái em còn được tham gia vào việc tiêm phòng cho đàn lợn con tại trại.

4.3.4.Kết quả phối giống cho đàn lợn nái và lợn hậu bị

- Phát hiện lợn động dục

+ Khi cho lợn nái đi qua các ô chuồng nhốt lợn đực thì lợn nái có biểu hiện kích thích thần kinh tai vểnh lên và đứng ì lại.

+ Lợn có biểu hiện bồn chồn hay đứng lên nằm xuống, ta quan sát được vào khoảng 5 - 6 giờ sáng và 5 - 6 giờ chiều.

+ Cơ quan sinh dục có biểu hiện: Âm hộ sung huyết, sưng, mẩy đỏ, có dịch tiết chảy ra trong, loãng và ít, sau đó chuyển sang đặc dính.

Sau khi phát hiện lợn nái động dục thì công việc quan trọng quyết định đến hiệu quả thụ thai là thụ tinh nhân tạo cho lợn nái.

- Thụ tinh nhân tạo cho lợn nái

+ Bước 1: Trước khi dẫn tinh cho lợn nái, các triệu chứng động dục và

khoảng thời gian dẫn tinh thích hợp nhất đã được xác định (sau 24 - 29 giờ). + Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ: Dẫn tinh quản, panh, bông thấm nước muối sinh lý.

+ Bước 3: Chuẩn bị tinh dịch đảm bảo về thể tích (80 – 100ml) và số

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại lợn bảy tuân, huyện chương mỹ, thành phố hà nội (Trang 36 - 58)