Van điện từ solenoid

Một phần của tài liệu ĐỒ án môn học điều KHIỂN LOGIC CHUYÊN NGÀNH kỹ THUẬT điều KHIỂN và tự ĐỘNG hóa đề tài “thiết kế hệ thống xử lý nước thải (Trang 26 - 28)

a) Giới thiệu chung

Van điện từ hay còn gọi là van điện từ solenoid, van từ điện, van solenoid, solenoid valve, valve điện từ là một trong những loại van điện phổ biến trên thị trường. Dùng để kiểm soát dòng chảy chất khí hoặc lỏng dựa vào nguyên lý chặn đóng mở do lực tác động của cuộn dây điện từ.

Hình 2.8: Van điện từ solenoid

b) Cấu tạo

Van Solenoid là thiết bị hoạt động điện cơ. Được vận hành và điều chỉnh bởi dòng điện thông qua tác dụng lực của điện từ.

26 Hình 2.9: Cấu tạo của van điện từ solenoid

Van điện từ được cấu tạo từ các bộ phận:

1. Thân van: Làm bằng đồng hoặc inox, nhựa…

2. Môi chất: khí ( khí nén, gas, v,v) hay chất lỏng (nước, dầu) 3. Ống rỗng ( lưu chất chưa qua)

4. Vỏ ngoài cuộn hít (để bảo vệ cuộn điện) 5. Cuộn từ (Cuộn dây từ)

6. Dây điện được nối kết với nguồn điện bên ngoài

7. Trục van làm kín bình thường lò xo ở số 8 sẽ tác động ép kín, làm cho van ở trạng thái đóng)

8. Lò xo

9. Khe hở để lưu chất đi qua

c) Nguyên lý làm việc

Về cơ bản thì nguyên lý hoạt động của van Solenoid hoạt động theo 1 nguyên lý chung như sau:

Có 1 cuộn dây, trong đó có 1 lõi sắt và 1 lò xo nén vào lõi sắt, trong khi đó, lõi sắt lại tỳ lên đầu 1 giăng bằng cao su. Bình thường nếu không có điện thì lò xo ép vào lõi sắt, van sẽ ở trạng thái đóng. Nếu chúng ta cấp điện, tức là cho dòng điện chạy qua, cuộn dây sinh từ trường sẽ tác động làm hút lõi sắt ra. Từ trường này có lực đủ mạnh để thắng được lò xo, lúc này van mở ra.

27

Một phần của tài liệu ĐỒ án môn học điều KHIỂN LOGIC CHUYÊN NGÀNH kỹ THUẬT điều KHIỂN và tự ĐỘNG hóa đề tài “thiết kế hệ thống xử lý nước thải (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)