* Hệ thống cơ sở hạ tầng tài chính: Hệ thống thông tin Hệ thống VBPL Hệ thống thanh toán Hệ thống dịch vụ chứng khoán Nguồn nhân lực
* Cơ quan giám sát tài chính:
Thanh tra chính phủ Ủy ban chứng khoán Các cơ quan kiểm toán
Ủy ban giám sát tài chính quốc gia Bảo hiểm tiền gửi
Ngân hàng trung ương
Câu 6: Phân tích cơ sở hạ tầng tài chính ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của hệ thống tài chính?
Cơ sở hạ tầng tài chính là toàn bộ các quy định về pháp lý, kế toán, các hoạt động giao dịch và thanh toán, các quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi của những chủ thể tham gia vào hệ thống tài chính
Cơ sở hạ tầng tài chính hỗ trợ và thúc đẩy sự hoạt động hiệu quả của hệ thống tài chính Cơ sở hạ tầng tài chính bao gồm:
- Hệ thống thông tin: Cung cấp những thông tin chính xác, nhanh chóng giúp cho hệ thống tài chính hoạt động hiệu quả, đạt kết quả cao
- Hệ thống văn bản pháp luật: giúp cho hệ thống tài chính hoạt động trôi chảy, đảm bảo công bằng
- Hệ thống thanh toán: giúp cho hoạt động của hệ thống tài chính diễn ra nhanh chóng, thuậ tiện hơn
- Hệ thống dịch vụ chứng khoán: nếu càng hiện đại thì các nhà đầu tư sẽ đầu tư ngày càng nhiều, chuyên nghiệp hơn, khi đó thanh toán bằng chueyern khoản sẽ phát triển ảnh hưởng đến nền kinh tế. Tính thanh khoản của các gtcg thành tiền sẽ cao hơn
- Nguồn nhân lực: Hệ thống tài chính càng chuyên nghiệp đòi hỏi trình độ nguồn nhân lực càng cao, con người chính là mấu chốt của vận hành
Câu 7: Đánh giá sự phát triển của Hệ thống tài chính Việt Nam
Sau hơn 34 năm đổi mới và phát triển, hệ thống tài chính Việt Nam đã phát triển vượt bậc cả về chất lượng và số lượng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và tái cấu trúc kinh tế. Quy mô thị trường tài chính Việt Nam ( cả 3 khu vực: ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm) tương đương 324% GDP năm 2020
Cùng với đó, hệ thống các định chế tài chính, hàng hóa, lượng doanh nghiệp niêm yết,…của Việt Nam phát triển khá mạnh, nhưng hệ thống tổ chức tín dụng vẫn chi phối (chiếm khoảng 62,6%
tổng tài sản hệ thống tài chính, tiếp đến là vốn hóa thị trường cổ phiếu, trái phiếu và thị trường bảo hiểm)
Hệ thống tài chính Việt Nam về cơ bản cũng đang bắt kịp theo 5 xu hướng chủ đạo: xu hướng chuyển đổi số; thay đổi chính sách tiền tệ - tài khóa; tái cấu trúc; lành mạnh hóa và chuẩn hóa; phát triển tài chính xanh, ngân hàng xanh; và hội nhập tài chính – ngân hàng.
Hệ thống luật chuyên nghành chi phối lĩnh vực tài chính – ngân hàng đang được chuẩn hóa, hoàn thiện theo thông lệ quốc tế; hình thành được mạng lưới an toàn hệ thống tài chính – tiền tệ
Việt Nam đã có nhiều bướ tiến trong phòng ngừa và trấn áp tội phạm trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng; làm chủ 90% hệ sinh tháu các sản phẩm an toàn, an ninh mạng và đầu tư các giải pháp an toàn thông tin.
Cùng với việc hoàn thành hệ thống pháp luật về tài chính xanh đã được quan tâm xây dựng, đặc biệt là Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020 bước đầu đã đạt được những kết quả
Câu 8: Nêu bản chất và chức năng của nguồn lực tài chính ?
Nguồn lực tài chính bao gồm toàn bộ các nguồn quỹ của doanh nghiệp, dùng để chi trả cho các khoản đầu tư, vốn, tài trợ, duy trì các hoạt động hiện tại của công ty.
Nguồn lực tài chính là một bộ phận quan trọng của nguồn lực vật chất – một trong những nguồn lực quan trọng nhất của doanh nghiệp, đứng bên cạnh các nguồn lực khác là nguồn nhân lực và nguồn lực vô hình.
Chức năng của nguồn lực tài chính:
Đầu tiên, nguồn lực tài chính giúp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Thứ hai, nguồn lực tài chính doanh nghiệp là yếu tố kích thích đầu tư. Thứ ba, nguồn lực tài chính mạnh thúc đẩy phát triển doanh nghiệp.
Thứ tư, nguồn lực tài chính giúp nâng cao giáo dục, công nghệ, kinh tế quốc gia.
Câu 9: Vai trò của hệ thống tài chính đối với sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Nhà nước vận dụng các chính sách tài chính nhằm mục đích tăng trưởng kinh tế:
- Sử dụng các công cụ tài chính vào việc khai thác các nguồn vốn ở trong nước và từ nước ngoài để đầu tư cho phát triển kinh tế
- Sử dụng các công cụ tài chính nhằm kích hoạt động kinh doanh có hiệu quả cua các thành phần kinh tế
- Điều chỉnh cơ cấu chi ngân sách của chính phủ cho các mục đích kinh tế và xã hội trong điều kiệm kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
- Sử dụng mạnh mẽ các công cụ tài chính trung gian để khơi dậy các nguồn vốn đáp ứng cho yêu cầu đầu tư, kinh doanh trong khu vực kinh tế.
Câu 10: Phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận của hệ thống tài chính
Từ thực tiễn các hoạt động tài chính diễn ra trong đời sống kinh tế xã hội cho thấy rằng: để phân bổ nguồn lực tài chính phải có sự tham gia của các chủ thể khác nhau. Trước hết, việc phân bổ đó có thể thực hiện trong nội tại một chủ thể nhất định hoặc giữa các chủ thể với nhau. Việc phân bổ nguồn lực giữa các chủ thể sẽ dẫn đến việc các dòng tiền vận động từ chủ thể này sang chủ thể khác, từ nói này sang nơi khác. Sự vận động của các dòng tiền đó có thể diễn ra trực tiếp từ chủ thể này sang chủ thể khác, hoặc thông qua các tổ chức tài chính trung gian, hoặc thông qua thị trường tài chính
Các dòng tiền có thể vận động từ chủ thể này sang chủ thể khác như: các doanh nghiệp, các hộ gia đình nộp thuế, phí, lệ phí cho Nhà nước; Nhà nước cấp vốn trợ giúp các doanh nghiệp, các đơn vị,…
Với hoạt động của các tổ chức tài chính trung gian các nguồn tài chính nhàn rỗi, từ các chủ thể thừa vốn sẽ được tập trung lại để đáp ứng nhu cầu của các chủ thể cần vốn. Như vậy, nguồn tài chính sẽ gián tiếp phân bổ qua các định chế trung gian để đạt được những mục tiêu nhất định
Để đảm bảo việc phân bổ các nguồn lực kể trên một cách minh bạch, tiết kiệm và hiệu quả, tránh những hiện tượng gian lận tiêu cực cần phải có hệ thống cơ sở hạ tầng pháp lý và kỹ thuật hoàn chỉnh, đồng bộ. Và cũng không thể thiếu được các tổ chức quản lý, giám sát, vận hành hệ thống tài chính, những tổ chức có chức năng quản lý nhà nước trong phân bổ các nguồn lực tài chính, như: Bộ Tài chính, Ngân hàng Trung ương, Ủy ban chứng khoán nhà nước,…
Như vậy, có thể thấy rằng: Một hệ thống tài chính đầy đủ và đồng bộ không thể thiếu các nhân tố: các chủ thể tham gia vào phân bổ các nguồn lực, các định chế trung gian tài chính, các thị trường tài chính, các tổ chức quản lý và giám sát thị trường, các cơ sở hạ tầng pháp lý và kỹ thuật
Câu 11: Chứng minh tài chính công là khâu chủ đạo, tài chính doanh nghiệp là khâu cơ sở
* Tài chính công là khâu chủ đạo vì:
- Ngân sách Nhà nước luôn gắn chặt với Nhà nước chứa đựng những lợi ích chung và công, hoạt động thu chi của NSNN là thể hiện qua các mặt KT-XH của Nhà nước.
- Cũng như các quỹ tiền tệ khác, NSNN cũng có đặc điểm riêng của một quỹ tiền tệ, nó là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước được chia ra thành nhiều quỹ nhỏ. Mỗi quỹ có tác dụng riêng rồi sau đó mới được chia dùng cho các mục đích
- Hoạt động thu NSNN được thể hiện theo nguyên tắc không trả lại trực tiếp đối với những người có thu nhập cao nhằm mục đích rút ngắn khoảng cách giữa giàu và nghèo nhằm công bằng xã hội
Như vậy ta thấy NSNN là khâu tài chính gắn liền với Nhà nước, nó có mối quan hệ rộng rãi với mọi lĩnh vực hoạt động trong xã hội, với tất cả các khâu khác trong hệ thống tài chính. Quỹ NSNN thu hút nguồn tài chính dưới nhiều hình thức và từ nhiều quỹ khác nhau. Điều đó có nghĩa là NSNN có khả năng huy động vốn tròn phạm vi rất lớn, điều tiết và chi phối các khâu còn lại trong hệ thống tài chính. Vì vậy tài chính công là một khâu chủ đạo trong hệ thống tài chính