Trình tự giải quyết khiếu nại Gồm 4 bước:

Một phần của tài liệu 236858 (Trang 30 - 35)

- Một số chính sách, pháp luật đất đai trước đây chưa đồng bộ, còn có sơ

d. Tình hình xử lý vi phạm pháp luật đất đa

3.4.1. Trình tự giải quyết khiếu nại Gồm 4 bước:

Gồm 4 bước:

Bước 1: Chuẩn bị giải quyết khiếu nại

a. Nghiên cứu hồ sơ vụ việc

- Thông báo không giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật. - Thụ lý giải quyết vụ việc theo trình tự, thủ tục quy định.

- Nghiên cứu hồ sơ vụ việc

- Nghiên cứu qua đương sự: Khi nghiên cứu hồ sơ chưa làm rõ các yêu cầu thì có thể kết hợp qua tiếp xúc với đương sự, yêu cầu họ trình bày, cung cấp thêm tài liệu chứng cứ.

- Nghiên cứu địa bàn: Đôi khi việc nghiên cứu khảo sát ban đầu phải xuống địa bàn nơi có vụ việc bi khiếu nại để xác định rõ, nhất là đối với những vụ việc phức tạp.

b. Ra quyết định thụ lý vụ việc

Sau khi ra quyết định thụ lý vụ việc, người thụ lý phải nghiên cứu rà soát hoàn chỉnh hồ sơ. Để đảm bảo thủ tục hành chính, nếu đơn ghi chưa rõ thì yêu cầu người khiếu nại bổ sung đầy đủ hồ sơ, trình bày rõ nội dung khiếu nại. Cán bộ thụ lý phải xác định trọng tâm, trọng điểm, nội dung cần giải quyết để xây dựng kế hoạch xem xét, xác minh.

c. Xây dựng kế hoạch giải quyết vụ việc

Kế hoạch đề cập nội dung cơ bản sau:

- Những nội dung cần nghiên cứu bổ sung. - Những vấn đề cần thanh tra, xác định.

- Các điều kiện phục vụ: tài chính, nhân lực, phương tiện giao thông... - Khả năng các vấn đề phát sinh trong quá trình giải quyết.

- Dự kiến phương pháp, cách thức tiến hành, sử dụng các biện pháp nghiệp vụ nào chính theo thời gian, nội dung cụ thể.

- Tiến độ, thời gian: thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc vụ việc.

- Các văn bản liên quan đến việc kết luận giải quyết, các chứng cứ, tài liệu có liên quan cần sưu tầm. Các thủ tục hành chính, cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ việc thụ lý vụ việc.

- Kế hoạch giải quyết vụ việc phải báo cáo và được Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền giải quyết phê duyệt.

d. Tập hợp và nghiên cứu các văn bản liên quan đến vụ việc

Từ kế hoạch nêu ra, để giải quyết vụ việc nhanh chóng, người thụ lý giải quyết phải sưu tầm, tập hợp các tài liệu có liên quan:

- Văn bản, tài liệu do đơn khiếu nại đề cập làm căn cứ để khôi phục, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

- Văn bản, tài liệu có liên quan đến quyết định, hành vi bị khiếu nại. Đây cũng là tài liệu phục vụ cho việc xem xét đảm bảo tính đúng đắn, hợp pháp của quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính bị khiếu nại.

- Văn bản, tài liệu nghiệp vụ hướng dẫn chỉ đạo giải quyết khiếu nại hành chính của công dân và các lĩnh vực có liên quan.

- Văn bản, tài liệu tham khảo, đặc điểm lãnh thổ, dân cư, tài liệu các vụ đã giải quyết tương tự.

Bước 2: Thụ lý việc thẩm tra, xác minh chứng cứ

Khi tiến hành thẩm tra xác minh cần thực hiện một số biện pháp cụ thể sau: - Làm việc tới người khiếu nại, người có liên quan.

- Tổ chức đối thoại. - Thẩm tra xác minh.

Ngoài ra bước này còn có thể hiện thêm một số nội dung khác như: - Yêu cầu giám định khi cần thiết.

- Xác nhận cơ quan có thẩm quyền các nội dung cần thiết.  Bước 3: Ra quyết định công bố quyết định giải quyết

- Cán bộ thụ lý cần tổng hợp thành hồ sơ giải quyết khiếu nại 3 Hồ sơ bao gồm:

1. Đơn khiếu nại, bản giải trình của người bị khiếu nại

2. Quyết định thụ lý.

3. Các văn bản nhà nước có liên quan

4. Các biên bản gốc làm việc với người khiếu nại, người bị khiếu nại

5. Biên bản xác minh, báo cáo xác minh

6. Các chứng cứ thu thập được

7. Báo cáo kết quả thụ lý

Báo cáo tổng hợp vụ việc được chia thành làm ba phần:

Phần 1: Khái quát vụ việc khiếu nại: Nêu tóm tắt nội dung quyết định thụ lý, người khiếu nại, người bị khiếu nại và nội dung khiếu nại.

Phần 2: Quá trình giải quyết, hoặc quá trình giải quyết cấp có thẩm quyền trước đó: Trình bày nội dung từng vụ việc, kết thúc từng phần, cán bộ thụ lý kết luận và đề xuất giải pháp giải quyết.

Phần 3: Kết luận vụ việc và đề xuất quyết định tổng thể vụ việc: Báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh và tài liệu kèm theo trình lên cấp có thẩm quyền.

b. Dự kiến và hoàn chỉnh phương án giải quyết

- Thủ trưởng đơn vị báo cáo tham mưu người có thẩm quyền ra quyết định, giải quyết tổ chức gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại để làm cơ sở ban hành quyết định giải quyết.

- Mở hội nghi tư vấn (nếu thấy cần thiết).

- Xây dựng phương án, chọn phương pháp tối ưu để giải quyết. c. Ra quyết định và công bố quyết định giải quyết

- Ra quyết định giải quyết. Quyết định giải quyết phải bảo đảm được những yêu cầu về hình thức, nội dung theo quy định:

+ Về hình thức: Phải thể hiện đầy đủ các yếu tố của một quyết định hành chính được ban hành theo thẩm quyền.

+ Về nội dung: Phải thể hiện thái độ dứt khoát của cơ quan thẩm quyền trong giải quyết khiếu nại.

Quyết định giải quyết lần đầu phải có các nội dung sau đây (Điều 38 Luật khiếu nại tố cáo sửa đổi bổ sung 2005):

1. Ngày, tháng, năm ra quyết định;

2. Tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại; 3. Nội dung khiếu nại;

4. Kết quả xác minh nội dung khiếu nại; căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;

5. Kết luận nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ; 6. Giữ nguyên, sửa đổi hoặc huỷ bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại; giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại;

7. Việc bồi thường cho người bị thiệt hại (nếu có);

8. Quyền khiếu nại tiếp, quyền khởi kiện vụ án hành chính tại toà án. Quyết định giải quyết lần hai: quyết định lần hai có nội dung tương tự như giải quyết lần đầu nhưng có nội dung sau ( Điều 45 Luật khiếu nại tố cáo sửa đổi bổ sung 2005)

1. Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại có thể gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại. Trong trường hợp người khiếu nại nhờ luật sư giúp đỡ về pháp luật thì luật sư có quyền tham gia trong quá trình giải quyết khiếu nại.

2. Người giải quyết khiếu nại lần hai phải ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản.

3. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai phải được gửi cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu, người có quyền, lợi ích liên quan, người đã chuyển đơn đến trong thời hạn chậm nhất là 7 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết.

Công bố quyết định giải quyết

Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai phải được công bố công khai. Việc công bố công khai quyết định giải quyết khiếu nại có thể tuỳ theo vụ việc cụ thể mà

triệu tập hay không triệu tập thêm các thành phần. Đôi khi, do tính chất của vụ việc, quyết định có thể công bố qua các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền giáo dục chung.

Bước 4: Thi hành quyết định và hoàn chỉnh hồ sơ

a. Thi hành quyết định giải quyết

- Người ra quyết định có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, áp dụng các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để quyết định giải quyết khiếu nại được thi hành quyết định nghiêm chỉnh.

Thủ trưởng cơ quan hành chính có vụ việc bị khiếu nại kịp thời thực hiện đúng theo quyết định giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Thực trạng cho thấy nhiều quyết định giải quyết khiếu nại không được chấp hành đầy đủ, kịp thời, làm cho các vụ việc khiếu nại vốn đã phức tạp lại càng phức tạp thêm.

- Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, nếu xét thấy việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại, quyết định giải quyết lần đầu sẽ gây hậu quả khó khắc phục thì người ra quyết định lần hai phải ra quyết định hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành thi hành quyết định đó.

Thời gian tạm đình chỉ không vượt quá thời gian còn lại của thời gian giải quyết. Quyết định tạm đình chỉ phải được gởi cho người khiếu nại, người giải quyết lần đầu, người có quyền, người có lợi ích liên quan. Khi xét thấy lý do việc tạm đình chỉ không còn thì phải huỷ bỏ ngay quyết định tạm đình chỉ đó.

b. Hồ sơ lưu trữ

Hồ sơ vụ việc được lập gửi vào lưu trữ để giúp cho việc quản lý, theo dõi công tác giải quyết khiếu nại. Đồng thời nó là căn cứ cho các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết khiếu nại ở cấp trên hoặc vụ việc có liên quan khác.

Hồ sơ giải quyết khiếu nại bao gồm: (Điều 47 của Luật KNTC SĐBS 2005)  Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại;

 Văn bản trả lời của người bị khiếu nại;

 Biên bản thẩm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định, biên bản gặp gỡ, đối thoại;

Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu và được lưu giữ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp người khiếu nại khởi kiện vụ án hành chính tại toà án thì hồ sơ đó phải được chuyển cho Toà án khi có yêu cầu.

Một phần của tài liệu 236858 (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w